Dân tộc chăm H’roi
Tộc
người Chăm vốn sinh tụ ở duyên hải miền Trung và đã từng kiến tạo một nền văn
hóa Chăm pa rực rỡ.
Tại
Bình Định và Phú Yên, người Chăm có
tên gọi là Chăm-Hroi, Hroi, Aroi, chịu ảnh hưởng văn hóa của người Eâđê và người
Bana. Sự giao thoa văn hóa này, đậm hoặc nhạt tùy theo người Chăm sống cận cư
hoặc xen cư với tộc người nào.Từ Vân Canh (Bình Định) đến Xuân Lãnh, Phú Mỡ,
Xuân Quang I và II (Phú Yên), người Chăm sống cận cư với người Bana nên hai tộc
người có sự đan xen văn hóa khá chặt chẽ.
Ngôi nhà của người anh em dân tộc Hrai
Người Chăm nói ngôn ngữ Malayô -Pôlinêxia,
tại Phú Yên có số dân 16.294 người. Địa bàn cư trú trải dài từ giáp địa giới tỉnh
Bình Định ở phía bắc đến phía nam giáp tỉnh Khánh Hòa. Trên địa bàn đó, người
Chăm có đặc điểm cư trú khá đặc biệt, họ thường cư trú trên những nơi núi cao
hoặc thung lũng có núi non bao bọc. Ở đó, có suối để lấy nước uống, có đầm sình
để làm ruộng nước.
H’rai là 1 làng Chăm Hroi , thuộc xã Xuân
Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Cái tên H’rải được phiên âm từ từ gốc là
Yeah rải ( con suối Ye’ rai ) sau được chế độ thực dân đặt tên là Hà Rai cho dễ
ghi chép và quản lý.
Cùng với sự tiến hóa của lịch sử, nếp sống
có nhiều thay đổi tuy nhiên, nơi đây vẫn được xem là 1 làng Chăm Hroi lưu giữ
được nhiều nét văn hóa độc đáo mang đậm chất sử thi và tâm linh sâu thẳm. Chính
điều đó, nơi đây cũng chính là nơi các nhà khoa học, nghiên cứu sử học, dân tộc
học tìm đến.
Là một người con H’roi, vốn sẵn tính cách
đam mê tìm hiểu sử thi , văn hóa các dân tộc nhưng phải trải qua 1 quá trình
dài tôi mới thấm được văn hóa tâm linh sâu thẳm của dân tộc mình. Trong từng đoạn
sử thi, trong từng câu hát, trong từng bài văn kể, văn cúng đều có những tinh
hoa sâu thẳm và thực sự tinh túy nếu như nghe qua ta sẽ không thể hiểu hết được
những tri thức đó.
Người Chăm H’roi
Hoàng
Thúy Vinh (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét