Dân tộc Chăm phân bổ theo những nhóm địa phương khác nhau.
Chủ yếu họ sống tập trung ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Một số nơi khác
như An Giang, Tây Ninh, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh cũng có một phần dân cư
là người Chăm.Trang phục dân tộc Chămcó lối tạo dáng và trang trí riêng khó lẫn
lộn với các tộc người trong nhóm ngôn ngữ hoặc khu vực.
Trang phục nam của dân tộc Chămvùng Thuận Hải, đàn ông lớn
tuổi thường để tóc dài, quấn khăn. Đó là loại khăn màu trắng có dệt thêu hoa
văn ở các mép và hai đầu khăn cũng như các tua vải. Khăn đội theo lối chữ nhân,
hai đầu thả ra hai mang tai. Nhóm Chăm Hroi đội khăn trắng quấn gọn trên đầu.
Nam mặc áo cánh xẻ ngực màu sáng hoặc tối. Đó là loại áo cổ tròn cài cúc. Có
người mặc áo ngắn, xẻ ngực, cộc tay. Các đường viền ở cổ sườn, hai thân trước
và gấu được trang trí và đính các miếng kim loại hình tròn, có nhóm mặc lễ phục
là loại áo dài xẻ nách trắng hoặc đỏ. Trang phục cổ truyền là chiếc váy và quần.
Về cơ bản, phụ nữ các nhóm Chăm thường đội khăn. Cách hoặc
là phủ trên mái tóc hoặc quấn gọn trên đầu, hoặc quấn theo lối chữ nhân, hoặc với
loại khăn to quàng từ đầu rồi phủ kín vai. Khăn đội đầu chủ yếu là màu trắng,
có loại được trang trí hoa văn theo lối viền các mép khăn (khăn to), nhóm Chăm
Hroi thì đội khăn màu chàm. Lễ phục thường có chiếc khăn vắt vai ngoài chiếc áo
dài màu trắng. Đó là chiếc khăn dài tới 23m vắt qua vai chéo xuống hông, được dệt
thêu hoa văn cẩn thận với các màu đỏ, trắng, vàng của các mô tip trong bố cục của
dải băng. Nhóm Khánh Hòa và một số nơi, chị em mặc quần bên trong áo dài. Nhóm
Chăm Hroi mặc váy quấn (hở) có miếng đáp sau váy. Nhóm Quảng Ngãi mặc áo cánh xẻ
ngực, cổ đeo vòng và các chuỗi hạt cườm. Trang phục Chăm, vì có nhóm cơ bản là
theo đạo Hồi nên cả nam và nữ lễ phục thiên về màu trắng. Có thể thấy đặc điểm
trang phục là lối tạo hình áo (khá điển hình) là lối khoét cổ và can thân và
nách từ một miếng vải khổ hẹp (hoặc can với áo dài) thẳng ở giữa làm trung tâm
áo cho cả áo ngắn và áo dài. Mặt khác có thể thấy ở đây duy nhất là tộc còn thấy
nam giới mặc váy ở nước ta với lối mang trang phục và phong cách thẩm mỹ
riêng.Ngày nay, cộng đồng Chăm lớn nhất thế giới là vào khoảng giữa nửa triệu đến
một triệu tại Campuchia, sau đó là cộng đồng tại Việt Nam với gần 80.000 người.
Dân tộc Chăm có khoảng trên 100.000 dân, sống tập trung
đông nhất ở 3 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và An Giang. Ngoài ra họ còn cư trú một
phần ở các tỉnh từ Nam Trung Bộ đến Ðông và Tây Nam Bộ. Hiện nay người Chăm còn
sống rải rác ở nhiều nước khác như Campuchia, Thái Lan, Malaysia…
Những nét đặc sắc của văn hoá Chăm thể hiện từ tiếng nói,
chữ viết, từ nghệ thuật và kỹ thuật tạo dáng của các ngôi tháp bằng đất, các
pho tượng bằng đá, đến các sản phẩm vải thêu, dệt hoa văn, dệt thổ cẩm hoặc đồ
gốm và các vật dụng phục vụ cho cuộc sống hàng ngày.
Người Chăm có tiếng nói và chữ viết riêng của mình. Chăm
Tây cùng với sự duy trì phát triển Hồi giáo trong việc học tập giới luật và tìm
hiểu kinh thánh Koran nên đã dùng chữ Ả Rập và chữ Mã Lai. Cho đến bây giờ Chăm
Tây sử dụng loại chữ Mã Lai khá thành thạo trong việc ghi chép và thư từ… Chăm
Ðông thì sử dụng chữ Thrah và xem đó là loại chữ truyền thống.
Người Chăm luôn tự hào về những ngôi tháp Chăm-pa cổ kính
xây dựng bằng đất nung độc đáo. Hình ảnh vũ nữ Chăm-pa cổ xưa đã được chạm khắc
vào các đền tháp, trong đó bức phù điêu Vũ nữ Trà Kiệu là một trong những tuyệt
tác. Là một bộ phận của nền văn hoá dân tộc, kiến trúc dân gian của người Chăm
cũng có một lịch sử và truyền thống lâu đời. Bàn tay và khối óc sáng tạo của
dân tộc Chăm làm sáng tỏ tính phong phú, đa dạng, giúp chúng ta thấy được sự
giao lưu văn hoá, quá trình phát triển của tộc người.
Người ta còn thấy nhiều nét trạm trổ và các bức tượng bằng
đá thể hiện nếp sinh hoạt ca múa và chơi nhạc dân gian rất sinh động. Người
Chăm luôn mang trong máu của mình một tâm hồn văn nghệ dân tộc đặc biệt. Nghệ
thuật truyền thống luôn được người Chăm nuôi dưỡng, trân trọng và liên tục truyền
cho nhau từ bao đời nay.
Múa Chăm phong phú và độc đáo. Hầu như mỗi làng Chăm có một
đội múa riêng. Những điệu múa cổ xưa nhất thường được trình diễn trong các lễ hội.
Các nghệ nhân Chăm đã sáng tác thêm những điệu múa đặc sắc như múa chàm rông,
múa đoa pụ (đội bình nước trên đầu). Múa quạt là điệu múa phổ thông của người
Chăm. Khi múa, các vũ nữ dùng quạt làm đạo cụ để biểu diễn những loại múa khác
nhau. Múa bóng mang tính tôn giáo và cũng rất phổ biến của người Chăm. Trong những
nét đặc trưng của múa Chăm là múa ổn định theo nhạc. Dàn nhạc đệm cho múa
thương gồm hai trống ba-ra-nưng và một kèn sa-ra-nai. Nhìn chung, vũ điệu
Chăm-pa nhằm phô diễn vẻ đẹp của con người.
Minh Nguyệt (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét