Người Khmer vùng đồng bằng song Cửu Long
cho đến nay vẫn còn bảo lưu nhiều hình thức tín ngưỡng dân gian của dân tộc
mình. Bởi lẽ, Phật pháp mới chỉ giúp họ đạo lý sống làm người, còn trong cuộc sống
lao động sản xuất thường ngày, dù muốn hay không họ vẫn phải va chạm với những
may rủi, được thua… thì Phật dường như xa vời…
nhất là trong nghề trồng lúa nước,
phụ thuộc vào thiên nhiên, nhưng với trình độ nhận thức và kỹ thuật canh tác
thô sơ thì việc được hay mất mùa vẫn còn rất bí aanr, cho nên việc sung bái, thần
linh hóa các thế lực thiên nhiên thần bí không chỉ vì long thanh tín mà còn vì
nhu cầu nhân sinh,...
Phần đông đồng bào là cư dân nông nghiệp
trồng lúa nước, nên trong quan niệm của người Khmer vùng đồng bằng song Cửu
Long thì trời, đất, Mặt trời, Mặt trăng … là lực lượng siêu nhiên có thể ban
phước lành hoặc giáng họa cho mọi người. Họ tin rằng trong cuộc sống, sản xuất
của cá nhân, gia đình, dòng họ muốn được bình yên phải được lực lượng siêu
nhiên đầy quyền năng che chở, bảo hộ, đó là Arak ( thần bảo hộ dòng họ), Neakta
( thần bảo hộ), Teevada ( các thiên thần chăm sóc thế gian). Vì vạy, hàng năm,
người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long thường tổ chức cấc lễ định kỳ và không
định kỳ nhằm mục đích cầu an, xin mưa thuận, gió hòa để được mùa màng tươi tốt,
cuộc sống no đủ. Do điều kiện tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long có nét riêng
biệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 âm lịch, và đây cũng là thời điểm
của vụ mùa chính, nên hầu hết các lễ nghi nông nghiệp đều tập trung vào mùa
này, nhất là ở giao điểm của mùa khô và mùa mưa. Đây là một đặc điểm tự nhiên
quy định đặc trưng trong sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của người Khmer vùng
đông bằng sông Cửu Long.
Hình thức tín ngưỡng dân gian của người
Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển rất phong phú. Các hình thức tín
ngưỡng dân gian tường được sự ngưỡng mộ của nhân dân nên trong những ngày lễ
ngườ Khmer tham gia rất đông với nhiều hoạt động vui chơi, giải trí như ca,
múa…. Hình thức nghi lễ cũng khác nhau, tùy thuộc vào tính chất và nội dung của
từng buổi lễ cụ thể. Các hình thức tín ngưỡng đều mang nặng dấu ấn tôn giáo, thể
hiện qua sự hiện diện của các nhà sư trong các nghi lễ, hay tên gọi của các thần
bảo họ Neakta, Arak. Một điểm dễ thấy là người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu
Long sớm lựa chọn các động vật bò sát như cá sấu, rắn nước làm tô tem chủ yếu của
mình. Tín ngưỡng vật tổ này vẫn để lại dấu tích trong một số truyện kể, lễ
nghi, mô típ trang trí trong ngôi chùa, hay ở các công cụ lao động của đồng
bào.
Người Khmer còn tin rằng, mỗi nghề nghiệp
làm ăn trong cuộc sống như thầy cúng, thầy thuốc, thợ mộc, thợ may… đều do một
người có tài năng sáng lập được gọi là sư tổ, là Kru. Nghề nào cũng có Kru nên
khi làm ăn có kết quả tốt thì phải cúng lễ vật, khấn vái để tạ ơn.
Về tôn giáo, người Khmer vùng đồng bằng
sông Cửu Long cũng có những đặc điểm riêng, bên cạnh Phật giáo Tiểu thừa giữ vị
trí chi phối đời sống tinh thần, tâm linh, đồng bào Khmer còn ít nhiều ảnh hưởng
của Đạo Bàlamôn. Sở dĩ như vậy là vì:
Trước khi Đạo Phật Tiểu thừ du nhập và trở
thành đạo chính thống, người Khmer đã có một thời kỳ khá dài theo Đạo Bàlamôn.
Ngày từ thế kỷ I sau công nguyên, Bàlamôn giáo đã theo người Hindu vào lãnh thổ
của Vương quốc Phù Nam. Mang bản sắc văn hóa Ấn Độ nên một số người Hindu được
mời vào triều đình để chăm lo việc tang lễ, tế nghi. Từ đấy, cùng với sự xác lập
của Đạo Bàlamôn, lễ nghi của tôn giáo này đã được đưa vào xã hội Khmer trong suốt
năm, sáu thế kỷ. Đến thế kỷ IX, Phật giáo ngành Đại thừa được truyền vào và rất
thịnh hành trong giao đoạn 1182-1218. Đến cuối thế kỷ XIII. Phật giáo Tiểu thừa
từ Thái Lan truyền sang dàn dần phổ cập trong nhân dân, đẩy lùi Đạo Bàlamôn và
chiếm địa vị độc tôn trong xã hội Khmer cho đến nay.
Do đó, khi Đạo Bàlamôn mất đi, không thể
không để lại những di sản còn ảnh hưởng trng phong tục, tập quán của người
Khmer. Hiện nay, trong đời sống thường ngày, người Khmer vãn truyền nhau nhiều
câu chuyện cổ tích nói về các thần Bàlamôn 1 .
Trong sách dạy làm người của dân tộc Khmer
có câu: “ Người không được tu trong chùa là người có nhiều tội lỗi trong đời sống.”
Cho nên người con trai Khmer được xem là đủ tư cách phẩm chất trong xã hội đều
phải trải qua thời gian tu học ở chùa 2 . Có thể nói, mỗi người Khmer vùng đồng
bằng sông Cửu Long từ khi chào đời đã được nxem là một tín đồ Phật giáo, lớn
lên được dạy dỗ theo tinh thần đạo lý của nhà Phật. Theo quan niệm của người
Khmer vùng đông bằng sông Cửu Long, đi tu không phải để trở thành Phật mà để
thu thành người có nhân cách, là cơ hội tốt để học chữ nghĩa, đạo lý, đức hạnh,
tu để làm người tốt. Đồng thời, theo nếp nghĩ truyền thống, đi tu là mọt cách tịch
phước cho gia đình, cha mẹ và bản thân. Người Khmer ý thức rằng trong cuộc đời
ít nhất phải có một lần đi tu, đó là nghĩa vụ và vinh dự của người đàn ông
Khmer, tùy theo “ phước” của từng người mà thanh niên Khmer có thể di tu bất cứ
lúc nào và thời gian bao lâu.
Xuất phát từ tư tưởng truyền thống là hướng
về Đức Phật, nên trong cuộc sống hàng ngày dù sư sãi ở chùa, hay dân chúng tại
gia đều phải rèn luyện theo đạo pháp: thọ giới – bố thí – tụng niệm ( ví dụ: Tỳ
Khưu ( từ 21 tuổi trở lên) thọ bốn điều, 227 giới; Sadi ( từ 20 tuổi trở xuống)
thọ 10 điều, 20 giới và phật tử thọ năm giới). Theo quy định, các vị sư sãi thường
ngày phải tụng kinh niệm phật ít nhất là sáu ngày, vào các ngày 5, 8, 25, 20,
23, 30 âm lịch. Những điều quy định đó được đồng bào thực hiện nghiêm túc, trở
thành nếp sống cộng đồng.
Người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long rất
nhân ái, ôn hòa, thương người. Một nét đẹp của người dân nơi đây là lấy việc
làm điều thiện, tránh điều ác làm lẽ sống thường ngày của mình. Đồng bào cho rằng
“ bố thí, làm phước, cứu giúp đồng loại”, tức là mình đã làm việc thiện và càng
làm được nhiều việc thiện thì “ núi phước” của họ càng lên cao mãi. Vì vậy,
hàng ngày, người dân trong các phum, sóc vùng đồng bằng sông Cửu Long dâng cơm
cho các vị sư sãi với một mong muốn được các vị sư chiếu cố dùng cơm, đó là điều
phước lớn cho mình. Triết lý và hành vi ấy là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự
phát triển của các giá trị văn hóa Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long. Giá trị
văn hóa giàu tính nhân văn này tạo động lực quan trọng cho người Khmer luôn hướng
về điều tốt, đấu tranh cho cái đẹp, tiến bộ, cho hạnh phúc của con người; phê
phán, loại bỏ điều xấu thúc, đẩy xã hội phát triển.
Ngôi chùa Phật giáo Tiểu thừa mang một
tình cảm hết sức sâu sắc với đồng bào dân tộc Khmer vùng đồng bằng sông Cửu
Long, không những đây là nơi diễn ra các lễ nghi tôn giáo, mà còn là nơi biểu
hiện sự gắn bó tình cảm, sự cố kết cộng đồng ngay từ buổi đầu khai hoang, lập địa.
Đồng thời, ngôi chùa Phật giáo Tiểu thừa cũng chính là trung tâm sinh hoạt văn
hóa – xã hội của cư dân đồng bào dân tộc Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long.Những
ngôi chùa Phật giáo Tiểu thừa còn là những thư viện lưu trữ các tịch thư cổ,
nơi phổ biến giáo lý kinh điển Phật giáo, nơi dạy chữ Pali cho các vị sư sãi, dạy
chữ cho con em đồng bào dân tộc. Điều đáng chú ý, ngoài chức năng tôn giáo.
Ngôi chùa Phật giáo Tiểu thừa còn có chức năng giáo dục, là môi trường giáo dục
trẻ em Khmer từ thời niên thiếu. Chức năng này bắt nguồn từ xa xưa trong giáo
lý của Đức Phật cho rằng chính sựu ngu dốt ( vô minh) là nguồn gốc của mọi dục
vọng… Từ đó, Đức Phật đề cao giáo dục và các vị sư sãi luôn được kính trọng do
vai trò của mình trong giáo dục đối với xã hội, đặc biệt là lớp trẻ. Từ thời
phong kiến cho đến thời Mỹ, ngụy, ở nhiều địa phương đồng bằng sông Cửu Long,
trường chùa là nơi duy nhất cung cấp trang bị kiến thức cho trẻ em người Khmer.
Ngoài việc học đọc, học viết. trẻ em Khmer còn học đạo lý làm người thông qua
các Phật thoại nói về tiền kiếp và nhân đức, đạo đức của Đức Phật.
Tất cả kiến thức và đạo lý cuộc đời đều được
trang bị cho trẻ em Khmer chủ yếu từ các ngôi trường chùa Phật giáo Tiểu thừa, đó là nét khá đặc sắc của người
Khmer khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ngôi chùa Phật giáo Tiểu thừa và chức
năng xã hội của nó thể hiện trong thực tiễn cuộc sống là một giá trị văn hóa,
biểu hiện sắc thái văn hóa của người Khmer tại đây. Chính từ những định chế tu
trì cởi mở, cùng với các chức năng xã hội mà quan hệ giữa ngôi chùa với người
Khmer đồng bằng sông Cửu Long trở nên gắn bó chặt chẽ hơn. Người Khmer vùng đồng
bằng sông Cửu Long có thể sẵn sàng góp công sức và của cải để xây dựng chùa,
trong khi cuộc sống của mình có thể vãn đang nghèo khó. Do vậy, nếu người Khmer
vùng đồng bằng sông Cửu Long xa rời Phật giáo Tiểu thừa, thì cũng chính là họ tự
xa rời những giá trị và sắc thái văn hóa của dân tộc mình.
Qua nhiều thế kỷ, Đạo Phật Tiểu thừa vẫn tồn
tại vững chắc, phát triển và ảnh hưởng sâu rộng trong cuộc sống của người Khmer
đồng bằng sông Cửu Long, trở thành đạo giáo bình dân, góp phần quan trọng cố kết
cộng đồng dân tộc Khmer với các dân tộc khác trong vùng
Huỳnh
Thanh Quang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét