Nhóm ngôn ngữ: Môn - Khmer
Dân số: 1.000.000 người.
Cư trú: Sống tập trung tại các tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long,
Trà Vinh, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang.
Đặc điểm kinh tế
Người Khmer đã biết thâm canh lúa nước từ
lâu đời. Đồng bào biết chọn giống lúa, biết làm thủy lợi và lợi dụng thủy triều
để thau chua, xổ phèn cải tạo đất,
có địa phương trồng nhiều dưa hấu. Đồng bào
cũng phát triển kinh tế toàn diện như chăn nuôi trâu bò để cày kéo, nuôi lợn,
gà, vịt đàn, thả cá và phát triển các nghề thủ công như dệt, gốm, làm đường từ
cây thốt nốt.
Văn hóa
Từ lâu và hiện nay, chùa Khmer là tụ điểm
sinh hoạt văn hóa - xã hội của đồng bào. Trong mỗi chùa có nhiều sư (gọi là các
ông lục) và do sư cả đứng đầu. Thanh niên người Khmer trước khi trưởng thành
thường đến chùa tu học để trau dồi đức hạnh và kiến thức. Hiện nay ở Nam Bộ có
trên 400 chùa Khmer. Nhà chùa thường dạy kinh nghiệm sản xuất, dạy chữ Khmer.
Đồng bào Khmer có tiếng nói và chữ viết
riêng, nhưng cùng chung một nền văn hóa, một lịch sử bảo vệ và xây dựng tổ quốc
Việt Nam. Đồng bào Khmer sống xen kẽ với đồng bào Kinh, Hoa trong các phum,
sóc, ấp.
Đồng bào Khmer Nam Bộ có nhiều phong tục tập
quán và có nền văn hóa nghệ thuật rất độc đáo. Những chùa lớn thường có đội trống,
kèn, đàn, có đội ghe ngo... Hàng năm người Khmer có nhiều ngày hội, ngày tết
dân tộc.
Đồng bào Khmer có các ngày lễ lớn là Chôn
Chơ nam thơ mây (năm mới), lễ Phật đản, lễ Đôn ta (xá tội vong nhân), Oóc bom
boóc (cúng trăng).
Nhà cửa
Người Khơ me vốn ở nhà sàn, nhưng nay nhà
sàn chỉ còn lại rất ít ở dọc biên giới Việt - Campuchia và một số nhỏ trong các
chùa phật giáo Khơ me là nơi hội họp sư sãi và tín đồ... Cách bố trí trên mặt bằng
sinh hoạt của nhà Khơ me khá đơn giản
Nay số đông người Khơ me ở nhà đất. Bộ
khung nhà đất được làm khá chắc chắn. Nhiều nơi làm theo kiểu vì kèo của nhà Việt
cùng địa phương. Trong nhà được bài trí như sau: Nhà chia làm hai phần theo chiều
ngang, một phần làm nơi ở, một phần dành cho bếp núc.
Phần dành để ở lại chia thành hai phần
theo chiều dọc: phần phía trước, ở giữa kê bàn ghế tiếp khách, bên cạnh thường
có tủ kính đựng những chiếc gối thêu vừa để trang trí vừa tiện dùng có khách.
Sau bộ bàn ghế tiếp khách là bàn thờ Phật. Nữa sau, bên phải là buồng của vợ chồng
chủ nhà. Về bên trái là phòng con gái.
Trang phục
Trang phục cổ truyền có cá tính ở lối mặc
váy và phong cách trang phục gắn với tín giáo đạo Phật.
Trang phục nam
Thường nhật nam giới trung niên và người
già thường mặc bộ bà ba đen, quấn khăn rằn trên đầu. Trong dịp lễ, tết họ mặc
áo bà ba trắng, quần đen (hoặc áo đen, quàng khăn quàng trắng chéo ngang hông vắt
lên vai trái. Trong đám cưới chú rể thường mặt bộ "xà rông" (hôl) và
áo ngắn bỏ ngoài màu đỏ. Đây là loại áo xẻ ngực, cổ đứng cài cúc, quàng khăn trắng
vắt qua vai trái và đeo thêm 'con dao cưới' (kầm pách) với ý nghĩa bảo vệ cô
dâu. Thanh niên hiện nay khi ở nhà thường không mặc áo và quấn chiếc 'xà rông'
kẻ sọc.
Trang phục nữ
Cách đây ba, bốn mươi năm phụ nữ Khơ Me
Nam Bộ thường mặc 'xăm pốt' (váy). Đó là loại váy bằng tơ tằm, hình ống (kín).
Chiếc váy điển hình là loại xăm pốt chân khen, một loại váy hở, quấn quanh thân
nhưng khác nhiều tộc người khác cũng có loại váy này là cách mang váy vào thân.
Đó là cách mang luồn giữa hai chân từ sau ra trước, rồi kéo lên dắt cạnh hông tạo
thành như chiếc quần ngắn và rộng.
Nếu cách tạo hình váy và một số mô tip hoa
văn trên váy có thể có sự tiếp xúc với các tộc người khác thì cách mặc váy này
có thể xem là đặc trưng độc đáo của Khơ Me Nam Bộ. Họ thường mặc váy trong những
ngày lễ lớn, mỗi ngày mặc một màu khác nhau trong suốt tuần lễ đó. Đó là loại
xăm pốt pha muông.
Ngày nay các loại trên ít thấy, có khả
chăng chỉ trên sân khấu cổ truyền mà thôi. Người Khơ Me có kỹ thuật nhuộm vải
đen tuyền bóng lâu phai từ quả mặc lưa để may trang phục. Thường nhật hiện nay
người Khơ Me ảnh hưởng văn hóa Kinh qua trang phục.
Trong lễ, Tết lại mặc loại áo dài giống
người Chăm. Ngoài ra phụ nữ Khơ Me còn phổ biến loại khăn Krama dệt ô vuông màu
xanh, đỏ trên nền trắng. Ngày cưới các cô dâu thường mặc chiếcxăm pốt hôl màu
tím sẫm hay hồng cánh sen, áo dài tăm pông màu đỏ thẩm, quàng khăn chéo qua người,
đội mũ pkel plac hay loại mũ tháp nhọn nhiều tầng bằng kim loại hay giấy bồi.
Lễ - Hội Chol ChNam ThMây của người Khơme
Dân tộc: Khơme Nam Bộ
Đối tượng suy tôn: Lễ Tết của người Khơme
Nam Bộ
Địa điểm: Ơở chùa và ở gia đình
Thời gian: Từ mồng 1 - 3 đầu tháng Chét của
người Khơme (theo Phật lịch)
Đặc điểm: Lễ tắm tượng Phật bằng nước
thơm, sau đó tắm các vị sư cao niên ở chùa nhằm "rửa sạch cái cũ và những
bụi bặm trần thế" để đón cái mới.
Đạo Phật Tiểu thừa là tôn giáo chính của
người Khơme Nam Bộ, đã thâm nhập khá lâu vào trong sinh hoạt đời sống của quần
chúng, nên những lễ hội của họ, dù bắt nguồn từ đâu, vẫn mang màu sắc tôn giáo
và không thoát khỏi cổng chùa. Trong quá trình phát triển lịch sử, các lễ hội
còn chịu sự pha tạp của những yếu tố tôn giáo khác như đạo Bà La môn, song ở
đây cũng tồn tại khá rõ nguồn gốc lễ nghi nông nghiệp của cư dân trồng lúa nước.
Điều đó cũng dễ nhận biết qua các lễ hội tiêu biểu, dù đó là lễ Chôl Chnam
Thmây (lễ vào năm mới), lễ Đônta (lễ cúng ông bà), hay lễ Ok Om Bok (lễ cúng
trăng) lại diễn ra vào thời điểm giữa mùa mưa và mùa nắng, lễ Chôl Chnam Thmây
còn có ý nghĩa đón mừng năm mới, lễ Chôl Chnam Thmây còn có ý nghĩa chấm dứt thời
kỳ nắng hạn, bước sáng thời kỳ có nước trời dồi dào để chuẩn bị cho vụ làm mùa
mới.
Theo lệ thường hằng năm, hễ gần đến lễ
Chôl Chnam Thmây, bà con Khơme lo chuẩn bị rất chu đáo, mà trước hết tập trung ở
việc ăn, mặc, ở. Để chuẩn bị cho việc ăn uống, đãi khách, dâng cho nhà chùa,
gia đình nào cũng lo chà gạo để sẵn, làm bánh, chuẩn bị thịt heo, gà, vịt... Nước
sinh hoạt cũng được gánh đổ đầy ghè, đầy chum. Mọi người sửa sang bàn thờ Phật,
trang hoàng nhà cửa, quét dọn sân nhà, kết cổng chào...
Trong đêm giao thừa, trên bàn thờ có bày sẵn
5 nhánh hoa, 5 đèn cầy, 5 cây nhang, 5 hạt cốm và nhiều loại trái cây. Cha mẹ,
ông bà tập hợp con cháu lại, ngồi xếp chân về một phía trước bàn thờ tổ tiên, đốt
nhang đèn, vái ba cái để tiễn đưa Têvêđa cũ và rước Têvêđa mới, mong được ban
phúc lành. Họ tin rằng Têvêđa là ông tiên được trời sai xuống chăm sóc dân
chúng trong thời gian một năm, hết nhiệm kỳ sẽ có vị khác xuống thay thế.
Sáng ngày thứ nhất (Sangkran) lễ rước
"Maha Sangkran mới". Lễ này có thể tổ chức sớm hay muộn trong ngày,
miễn là chọn đúng giờ tốt, theo quan niệm của người Khơme. Mọi người được tắm gội,
mặc quần áo đẹp, mang nhang đèn, lễ vật đến chùa. Dưới sự điều hành của ông
Acha, mọi người xếp hàng đi vòng quanh chính điện 3 lần để làm lễ chào mừng năm
mới.
Ngày
thứ hai (Wonbót), mỗi gia đình làm lễ dâng cơm buổi sớm và buổi trưa cho các vị sư sãi. Theo đạo Phật Tiểu thừa,
thì các ngày lễ tín đồ đi chùa lạy Phật có bổn phận mang cơm và thức ăn dâng cho sư sãi. Buổi chiều,
người ta làm lễ "Đắp núi
cát" (Puôn phnôm khsach) ngay tại khuôn viên chùa, để mong gặp được điều
lành. Tập tục này cũng bắt nguồn từ một sự tích của một thợ săn bắn gắn với ma
thuật cầu mùa của người xưa. Ngày thứ ba (Lơn Sắk), sau khi đã dâng cơm sáng
cho các vị sư ở chùa, người ta làm lễ tắm tượng Phật bằng nước có ướp hương
thơm, rồi sau đó tắm cho các vị sư cao niên ở chùa, nhằm rửa sạch hết cái cũ,
những bụi bặm của trần thế trong năm cũ, để bước sang năm mới với một thân thể
sạch sẽ hoàn toàn mới.
Tiếp theo đó là lễ cầu siêu (Băng Skôl).
Các vị sư được mời đến tháp lưu giữ hài cốt của những người quá cố để cầu kinh,
mong linh hồn họ được siêu thoát. Đến trưa, mọi người về nhà để làm lễ tắm tượng
Phật thờ trong từng gia đình, rồi chúc mừng cha mẹ, ông bà, dâng bánh trái để tạ
ơn.
Trong ba ngày hội Chôl Chnam Thmây, bà con
Khơme còn đi thăm hỏi, mừng tuổi năm mới cho nhau, chúc nhau sức khỏe, cuộc sống
yên vui, phát đạt. Tối đến, người ta đốt pháo thăng thiên, thả diều, đánh quay
lửa... Các cụ già kể chuyện thần thoại, cổ tích cho con cháu. Gái, trai tham
gia các cuộc hát đối đáp aday, hát dùkê, múa rômvông...
Lý Hải Ninh (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét