Cuộc sống đồng bào dân tộc ít người ở Lâm Đồng
Việt Nam là một quốc gia có hơn 50 dân tộc, sự đa dạng sắc
tộc này còn phản ánh qua những khác biệt khó có thể phủ nhận trong cuộc sống.
Khó khăn nhiều mặt
Qua tìm hiểu từ các
quan chức hữu trách và nhiều vùng trong cả nước, tình trạng đói nghèo của các cộng
đồng dân tộc thiểu số tại Việt Nam là một thực tế.
Hoàn cảnh sống một cộng
đồng dân cư ngoài các ảnh hưởng từ tự nhiên thì luôn chịu tác động lớn từ chính
sách của nhà nước. Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử,
chính sách của nhà nước Việt Nam đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số là như
sau:
"Chính sách của
chúng tôi thì vẫn là tốt đẹp cả thôi. Vâng, chúng tôi không có gì thay đổi cả,
các ngài biết cả rồi. Chính sách của chúng tôi là bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết,
tương trợ và giúp nhau cùng phát triển. Thế thôi."
Vậy chính sách này được
phản ánh trong cuộc sống như thế nào. Để có thể hình dung kết quả của chính
sách đã thể hiện qua đời sống thực tế, chúng tôi tìm hiểu từ một người dân bản
địa, đó là ông Kra Jan Ho, đã trả lời cùng Đài Á Châu Tự do như sau:
"Tôi đang ở Việt
Nam đây, dân tộc K’Ho thuộc tỉnh Lâm Đồng. Tôn giáo là nó cũng làm khó khăn,
bên mình là theo Công giáo. Nhưng mà vừa rồi, xây nhà thờ nó cũng lập biên bản.
Nó bảo là không thông qua nhà nước, có thông qua rồi mà họ vẫn nói như thế. Tại
vì họ đo kích thước, làm xây thừa một cái nhà gọi là nhà để sinh hoạt cho các
cháu học giáo lý. Vừa rồi nó lập biên bản, nó ghép tội đủ thứ luôn, cho nên rất
là khó khăn."
Câu chuyện về cuộc sống
của người dân tộc K’Ho này không chỉ có như vậy, mà còn được bộc lộ qua những
khía cạnh khác:
"Con cái tôi đi học
mà họ không cho làm việc nhà nước gì hết. Họ ghép vào gia đình mình là gia đình
không phải thuộc cái diện của chế độ này. Mình vẫn cho con đi học nhưng mà học
đến lớp 9, lớp 10 là họ không cho duyệt vào tham gia công tác.
Cái đất đai vừa rồi là
cũng bị ảnh hưởng, tại vì hiện tại bây giờ một số diện tích đất của nhà vẫn thu
hồi để làm dự án thủy điện. Rồi họ thu hồi để họ đưa cho công ty họ trồng rừng,
nhưng mà thực ra họ thu hồi đó để mục đích là không cho mình phát triển làm
ăn."
Ngoài người Kinh,
không thể phủ nhận Việt Nam cũng là quê hương của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu
số và bản địa khác, do đó họ cần phải được đối xử bình đẳng như với mọi công
dân khác trong xã hội, mà điều kiện để sinh sống là một phần trong các chính
sách dân sinh nhà nước cần quan tâm. Chúng tôi phỏng vấn thêm một người dân ở
vùng đồng bằng sông Cửu Long, thì được biết:
"Dân tộc Khmer tập
trung khoảng 3 tỉnh, Sóc Trăng là địa bàn cơ sở tôi đóng đó; thứ 2 là Trà Vinh,
thứ 3 là Kiên Giang, cái đó là khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tất nhiên, một
số tỉnh khác cũng có nhưng mà rải rác và mật độ dân cư không nhiều lắm.
Con cái tôi đi học mà
họ không cho làm việc nhà nước gì hết. Họ ghép vào gia đình mình là gia đình
không phải thuộc cái diện của chế độ này.
Ô. Kra Jan Ho, dân tộc K’Ho
Đặc điểm của người Khmer thì
sống bằng nghề nông nghiệp, chắc chắn rồi. Nhưng do cái đặc thù điều kiện của
người Kmer, nói chung tổng thể là hơi kém hơn là người Hoa hay là người Việt."
Liệu tình trạng cuộc sống của
người Khmer vùng Nam bộ và K’Ho trên cao nguyên có phải là những trường hợp cá
biệt ở Việt Nam hay không, nếu so sánh với nhận xét của một người đang làm việc
tại miền Bắc Việt Nam thì thính giả Đài Á Châu Tự do có thể nghe được như sau:
"Em đang thực hiện cái
dự án ở trên tỉnh Điện Biên, hỗ trợ người H’Mông ở trên này. Đối với người
H’Mông ở trên này thì họ chủ yếu vẫn là sản xuất tự cung tự cấp thôi. Kinh tế họ
cũng khó khăn lắm, về đặc biệt vào những cái mùa giáp hạt tức là những cái mùa
đói của họ đấy, thì thông thường rơi vào tầm những tháng 12 đến tháng 4. Tức là
tháng 12 của năm nay kéo đến tháng 4 của sang năm, trên này đằng mùa gọi là mùa
khô thì không trồng được cái gì cả, họ rất là đói.
Thành thử nhìn những cái bữa
ăn các thứ của họ, rất là tội nghiệp. Chẳng hạn chủ yếu là ăn những cái món như
mèn mén, tức là món ngô xay lên đồ lên rồi luộc."
Có lẽ cộng đồng các dân tộc
thiểu số là những người ít được hưởng lợi nhất từ tăng trưởng kinh tế của đất
nước. Để kiểm chứng thêm một lần nữa về sự chú ý của dư luận quốc tế với hiện
trạng đối xử bất bình đẳng trong vấn đề chủng tộc tại Việt Nam, Nhân Khánh đã
tìm đến ông Hoàng Xuân Lương, Thứ trưởng Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, với câu
hỏi về hoàn cảnh thực tế và chính sách chung của Việt Nam đối với các dân tộc
thiểu số thì nhận được câu trả lời:
"Đời sống đồng bào dân
tộc thiểu số của mình thì còn khó khăn lắm. Là vì họ ở trong nhưng vùng địa
hình quá bị chia cắt, thường xuyên bị thiên tai, lũ ống, lũ quét. Đời sống từ gốc
từ xưa đến giờ là đã khó khăn rồi, bây giờ vẫn còn thiếu ăn. Một năm vẫn còn
thiếu ăn đến 2, 3 tháng. Rồi nhà cửa vẫn còn chưa đủ, nhà ở vẫn dột nát. Thiếu
đất sản xuất, rồi có những vùng không có nước sinh hoạt.
Chính sách thì đảng nhà nước
ta vẫn có chính sách hỗ trợ cho đồng bào, kể cả về lương thực, rồi chính sách
đi học đi hành, rồi làm hạ tầng cơ sở. Nói chung là chính sách thì có, nhưng vì
bà con sống quá phân tán. Từng bản làng một, quá phân tán trên những rẻo núi
cao xa như thế. Cho nên quả thật cũng… Xin lỗi bác là mặc dầu mình quan tâm
nhưng cũng chưa thể nào quan tâm hết được. Cho nên vì thế bây giờ cái tỷ lệ
nghèo của vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn trên 50%."
Vai trò của nhà nước
Đồng bào dân tộc Cơ Tu ở xã Thượng Nhật (huyện miền núi
Nam Đông, Thừa Thiên- Huế) thu hoạch chuối. Photo courtesy of ipsard.gov.vn
Đứng từ góc độ quản lý nhà nước, bên cạnh các lý do khách
quan, cần phải thẳng thắn nhìn nhận những nguyên nhân chủ quan, trong đó có cả
hiệu năng quản lý của chính phủ. Sự chênh lệch quá lớn về kinh tế, văn hóa và
giáo dục giữa các dân tộc tại Việt Nam cần được nhìn nhận một cách trung thực
hơn. Chẳng hạn vấn nạn: sự chênh lệch giữa tỷ lệ nghèo của vùng đồng bào dân tộc
thiểu số với tỷ lệ nghèo bình quân của Việt Nam cần có cách giải thích thỏa
đáng hơn. Riêng về vấn đề giáo dục song ngữ, ông Hoàng Xuân Lương cũng cho biết:
"Hiện nay chủ trương của ta là cho các trường tiểu học
học song ngữ, các trường tiểu học hiện nay là có 8 thứ tiếng. Ta có 53 dân tộc
thiểu số, nhưng hiện nay chỉ có 8 dân tộc là đưa vào học song ngữ."
Việc tăng cường giáo dục song ngữ là một hình thức tạo
thêm cơ hội hội nhập cho các cộng đồng dân tộc thiểu số về mặt hành chính; số
phận hơn 40 dân tộc còn lại khó mà có được một tương lai sáng sủa, một khi con
cháu họ bị vấp ngay trong những bước chân đầu tiên vào đời bởi hàng rào ngôn ngữ
trong giáo dục.
Hậu quả của kỳ thị chủng tộc ngoài việc gây ra bao đau khổ
cho cộng đồng, còn có khả năng làm tiêu vong cả một sắc tộc. Do đó báo cáo của
Tổ chức các Quốc gia và Dân tộc không có đại diện (UNPO) sẽ nộp cho Ủy ban Liên
Hiệp Quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc tại kỳ họp thứ 80 diễn ra
tại Thụy Sĩ trong tháng 2 này, chẳng phải là không có căn cứ. Chẳng hạn tại
trang 8 và 9 trong bản báo cáo liên quan đến Việt Nam có đề cập quan ngại về vấn
đề người xin tỵ nạn, thính giả Đài Á Châu Tự do có thể nghe một nhân chứng phát
biểu rằng:
"Tôi là Liang Hot Eduar, dân tộc Lạch, mục sư truyền
đạo thuộc giáo phái truyền thống. Trong thực tế nếu một người nào mà Cao ủy
không chấp nhận tỵ nạn, trả về Việt Nam, cộng sản sẽ trả thù bằng mọi hình thức
thủ đoạn. Như là bắt tù rồi chẳng hạn như chích thuốc, họ làm cho điên khùng.
Có khi họ cũng tiêu diệt ngay luôn."
Hiện nay chủ trương của ta là cho các trường tiểu học học
song ngữ, các trường tiểu học hiện nay là có 8 thứ tiếng. Ta có 53 dân tộc thiểu
số, nhưng hiện nay chỉ có 8 dân tộc là đưa vào học song ngữ.
Ô. Hoàng Xuân Lương
Liệu có sự tôn trọng một xã hội đa văn hóa theo nghĩa
công nhận sự tồn tại nhiều dân tộc, nhiều nhóm người, nhiều tôn giáo trong một
thể chế có luồng tư tưởng chính trị luôn đề cao vai trò thống soái của mình
không. Vấn nạn này cũng được Mục sư Tin Lành Liang Hot Eduar cho biết qua những
gì bản thân từng trải nghiệm:
"Trong thời gian tôi ở Việt Nam, tôi đi truyền đạo
luôn bị chúng đàn áp bắt bớ tôi nhiều lần. Cho tôi giấy triệu tập, bọn chúng mời
tôi lên xã huyện đánh đập tôi nhiều lần. Họ cố tình làm những cái chuyện đánh đập
không phải riêng một mình tôi mà rất nhiều anh em. Một số anh em cũng chạy vào
trốn ở trong rừng. Giữa cái chết và cái sống, tôi đành tìm đường chạy sang Thái
Lan để lánh nạn."
Trong thực tế, sự kỳ thị thường không dễ mô tả. Do đó,
không thể xác định được mức độ kỳ thị chủng tộc nếu thiếu những công cụ đo lường
thích hợp. Ở bối cảnh hiện tại, Việt Nam đang thiếu những công trình nghiên cứu
sâu trong lãnh vực đời sống người dân tộc bản địa và thiểu số. Quyền bình đẳng
giữa các dân tộc trong một quốc gia cần được nhìn nhận nghiêm túc, đồng thời một
chính sách rõ ràng về đa văn hóa cũng là một yêu cầu cấp bách hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét