Lễ trưởng thành của người Chăm – Ninh Thuận
Vào các tháng mùa khô trong năm, về Ninh Thuận chúng ta
như được về với một miền lễ hội. Ở đây có những lễ hội với tầm ảnh hưởng và sức
lan tỏa rộng lớn, có những lễ hội trong phạm vi cộng đồng làng, cũng có những lễ
nghi chỉ diễn ra trong gia đình hay dòng họ và có những lễ nghi dành cho từng
thành viên.
Lễ trưởng thành của thiếu nữ là một nghi lễ quan trọng, đặc
sắc và ấn tượng nằm trong hệ thống nghi lễ vòng đời người của người Chăm Bà Ni
– Ninh Thuận.
Các bước thực hiện nghi lễ trưởng thành của người Chăm –
Ninh Thuận.
Dựng 02 nhà lễ để làm lễ trưởng thành.
Trang trí 02 nhà lễ.
Làm bành truyền thống Chăm để cúng trong lễ trưởng thành
Đến ngày làm lễ mọi người dậy sớm để lo nấu các món cúng
trong buổi lễ và chuẩn bị chu đáo về mọi mặt vật chất và tinh thành cho cuộc lễ.
Các thiếu nữ trong lễ trưởng thành được đưa vào trong nhà
để trang điểm, mặc trang phục truyền thống, đeo trang sức và búi tóc lên cao
trên đỉnh đầu.
Các thiếu nữ trong lễ trưởng thành được đưa vào trong nhà
để trang điểm
Khi các thiếu nữ đã hoàn chỉnh phục trang sẵn sàng cho buổi
lễ, là lúc ba vị chức sắc có mặt trong nhà lễ chính và ngồi vào vị trí để được
thầy cả sư phân việc. Lúc này bà bóng cũng có mặt trong nhà lễ chính để cùng phối
hợp làm lễ.
Thầy cả sư gọi các thiếu nữ bước vào nhà lễ chính để làm
thủ tục cắt tóc đằng trước và đằng sau. Sau đó làm lễ đặt tên cho ba thiêu nữ.
Trong quá trình này có sự chứng kiến của một bé trai (bé
trai được gọi là nưk pô thìh). Chứng kiến rằng ba thiếu nữ này đã được cắt tóc
nhập đạo Bà Ni và được Pô aloak chứng giám.
Thầy cả sư gọi các thiếu nữ bước vào
nhà lễ chính để làm thủ tục cắt tóc đằng trước và đằng sau
Các thiếu nữ trong lễ trưởng thành được đưa vào trong nhà
để trang điểm, mặc trang phục truyền thống, đeo trang sức và búi tóc lên cao
trên đỉnh đầu.
Các thiếu nữ lần lượt lạy: đầu tiên là lạy chứng sắc, cha
mẹ, tổ tiên, người thân để mọi người công nhận kể từ lúc này, họ đã là người
trưởng thành, tức là được công nhận là người lớn, các cô gái sẽ được người thân
lì xì bằng hiện vật như: tiền, vàng có thể là trâu, bò, dê, cừu…và chúc những
câu chúc tốt lành cho các thiếu nữ. Những món quà lì xi của những thiếu nữ sẽ
được để trong mỗi cái thau và sẽ được thầy cả sư làm phép, sau đó đưa cho các
thiếu nữ giữ. Và đây cũng được coi là những của cải ban đầu, xem như là của hồi
môn, cha mẹ và người thân không được lấy dùng mà để cho con cái sau này.
.
Các thiếu nữ lần lượt lạy: đầu tiên là
lạy chứng sắc
Tiếp đến thầy sư cả phân công một vị chức sắc đưa bé trai
tức là (nưk pô thìh) đi ra ngoài, đến một chổ khuất để làm lễ cắt bao quy đâu.
Sau lễ lạy của các thiếu nữ và ngượi thân mừng duyên cho
các thiếu nữ xong, các thiếu nữ quay lại nhà lễ trang điểm lúc đầu để các vị chức
sắc tiến hành cúng.
Lễ vật chuẩn bị sẳn sàng: Các món cúng được bày trên 7
cái mâm, trong đó: 3 cái cho ba thầy chức
sắc, 3 cái cho 3 thiếu nữ và một cho bà bóng.
Cúng món ngột trước và móm mặn sau
Món ngọt gồm: bánh, cái cây, chè, xôi…
Món mặn gồm: Cơm, canh, thị cá..
Các món cúng được bày trên 7 cái mâm,
trong đó: 3 cái cho ba thầy chức sắc, 3 cái cho 3 thiếu nữ và một
cho bà bóng.
Thầy cúng đọc kinh và cúng lần lượt các mâm ngọt đến mâm
mặn, sau đó các thiếu nữ cũng được dùng các món như các vị chức sắc và bà bóng.
Để chứng tỏ rằng kể từ bây giờ các thiếu nữ có một vị trí quan trọng trong đạo
giáo, đã là người trưởng thành và được đạo Bà Ni công nhận.
Sau khi cúng xong các mâm ngọt, mặn. Lúc này buổi lễ đã
hoàn thành, gia đình tiến hành đãi người thân, bạn bè ăn uống để mừng cho con
cái họ trưởng thành.
Trần Ngọc thực hiện
(Bài viết được thực hiện tại buổi Lễ trưởng thành của người
Chăm – Ninh Thuận tại làng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét