Đàn Tính Tẩu. |
Đàn Tính Tẩu (hay Đàn Tinh Tẩu) (còn gọi là Đàn Tính hay Đàn
Tẩu) là nhạc cụ khảy dây được dùng phổ biến ở một số dân tộc miền
núi tại Việt Nam như người Thái, người Tày, người Nùng,… Ở vài vùng thuộc Trung
Hoa, Lào, và Thái Lan người ta nhận thấy cũng có nhạc cụ này. Trong tiếng Thái,
Tính có
nghĩa là Đàn, còn Tẩu là Bầu (quả
Bầu), dịch ra tiếng Việt, Tính
Tẩu có
nghĩa là Đàn Bầu. Để khỏi nhầm lẫn với loại Đàn Bầu của người miền xuôi, nhiều người gọi Tính Tẩu là Đàn
Tính nhưng
nếu dịch ra “Đàn Đàn” thì sai. Do đó chỉ cần hiểu Đàn Tính là cách gọi tắt của Đàn Tính Tẩu.
Đối
với dân tộc Thái, Tính Tẩu là nhạc cụ chính, dùng để độc tấu, đệm hát và chơi
giai điệu múa. Các chàng trai người Thái vừa đàn Tính Tẩu vừa múa bằng nhạc cụ
này. Khi đệm hát, Tính Tẩu thường chơi giai điệu của lời ca. Trong nhạc múa
Tính Tẩu có những bài bản riêng.
Tính
Tẩu thuộc bộ dây, âm vực có thể đạt tới 3 quãng tám. Tuy nhiên người diễn chỉ sử
dụng những âm trong vòng 2 quãng tám và một vài âm hơn nữa.
Tính Tẩu có những bộ phận chính như sau:
Bầu vang (bộ phận tăng âm): làm
bằng nửa quả bầu khô (cắt ngang). Kích cỡ bầu vang có thể thay đổi tùy theo quả
bầu lớn nhỏ, song đường kính thường tư 15 đến 25 cm. Để có độ vang, âm sắc chuẩn
người ta thường chọn quả bầu tròn và dày đều để làm bầu vang. Mặt đàn thường
làm bằng gỗ cây ngô đồng xẻ mỏng khoảng 3mm. Trên mặt đàn có khoét 2 lỗ hình
hoa thị để thoát âm (trước kia 2 lỗ hoa thị được khoét ở phía sau bầu đàn). Ngựa
đàn tương đối nhỏ nằm trên mặt đàn.
Cần đàn: bằng gỗ, thường là gỗ dâu hay gỗ thừng
mục, nhẹ và thẳng. Cần đàn dài khoảng 9 nắm tay của người chơi đàn. Theo kinh
nghiệm dân gian, “số đo” cỡ nào thì hợp với cỡ giọng hát của người có số đo ấy.
Phần dưới của cần đàn xuyên qua bầu vang, còn phần trên cùng là đầu đàn uốn
cong hình lưỡi liềm hoặc đầu rồng, đầu phượng … Mặt cần đàn trơn, không có phím
như đàn tam. Hốc luồn dây có 2 hoặc 3 trục dây.
Dây đàn: trước đây làm bằng tơ xe, nay là
nilon. Tính Tẩu có loại 2 dây và loại 3 dây tùy theo từng vùng và từng chức
năng âm nhạc. Loại mắc 2 dây phổ biến ở Thái, Tày, thường được chỉnh cách nhau
1 quãng bốn đúng hay quãng năm tùy theo hàng âm của giai điệu hoặc bài nhạc
múa. Loại có 3 dây thường do người Tày sử dụng. Họ thêm 1 dây trầm giữa 2 dây
kia. Âm thanh của dây trầm thấp hơn dây cao 1 quãng tám đúng. Loại 3 dây được gọi
là Tính Then (Đàn Then) thường dùng trong nghi lễ Then để phân biệt với loại 2
dây là Tinh Tẩu dùng để đệm hát và múa.
Tính
Tẩu có âm sắc êm dịu, thanh thoát. Khi phát ra âm cao nó gần giống với tiếng
Đàn Tam. Lúc phát âm trầm nó cho người nghe cảm giác hơi mờ ảo.
Theo
cách đánh đàn xưa, người diễn không dùng que khảy mà chỉ khảy bằng ngón tay trỏ
của tay phải. Ngón cái và giữa giữ cần đàn ở nơi gần sát bầu đàn. Ngón trỏ khảy
xuống và hất lên luân phiên khi chơi giai điệu nhanh. Còn nếu giai điệu chậm
thì ngón trỏ chỉ khảy xuống.
Kỹ
thuật tay phải gồm có ngón vê, ngón phi và đánh âm nền… Riêng về tay trái gồm
có các thế bấm như ngón rung, ngón vuốt, ngón vê, ngón phi, ngón luyến và âm bội.
Trong
thập niên 1970, một số nghệ nhân đã thể nghiệm cải tiến Đàn Tính Tẩu bằng cách
lắp thêm dây vào cần đàn (khoảng 4, 5 dây). Do yếu tố này họ phải làm cần đàn
và bầu đàn lớn hơn khiến ngón bấm khó chính xác. Một số người lại dùng que khảy
thay đầu ngón tay. Kết quả âm sắc không giống Đàn Tính Tẩu gốc mà lại giống Đàn
Banjo (loại alto). Một số người khác thay gỗ để làm bầu đàn, âm thanh phát ra
đanh và khô không đẹp như bầu đàn quả bầu khô. Nhìn chung, những cách cải tiến
kể trên không gặt hái thành công.
Dưới
đây mình có các bài:
–
Đàn Tính – nhạc cụ độc đáo của người Tày
– Nhạc
cụ cổ truyền của nhóm dân tộc người Tày – Thái
–
Người 60 năm công phu chế tác đàn tính tẩu
–
“Vua” tính tẩu 12 dây
Cùng
với 3 clips tổng thể văn hóa Đàn Tính Tẩu để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng
thức.
Đàn Tính-nhạc cụ độc đáo của người Tày
Cây
đàn Tính (còn gọi là Tính tẩu) là loại nhạc cụ tiêu biểu của đồng bào dân tộc
Tày.
Đàn
Tính là loại đàn dây, gồm ba bộ phận chính: bầu đàn, cần đàn và dây đàn. Để có
được cây đàn Tính hay, quan trọng nhất phải tìm được bầu đàn tốt. Bầu đàn làm bằng
nửa quả bầu khô.
Cần
chọn quả bầu già, tròn đều, vỏ không bị nám hoặc lồi lõm thì đàn mới có âm vang
chuẩn. Cần đàn được làm bằng gỗ, thẳng và nhẹ, một đầu xuyên qua bầu đàn, đầu
còn lại uốn cong hình lưỡi liềm.
Bầu của đàn Tính được
làm bằng nửa quả bầu khô.
Chế
tác đàn Tính đòi hỏi người thợ phải kiên trì, có đôi bàn tay khéo và hiểu biết
về đàn Tính.
Cần
đàn càng dài thì độ vang càng lớn. Đàn Tính thường có 3 dây được làm bằng tơ
se, tượng trưng cho cha, mẹ và đất nước. Ngày nay, hầu hết các hoạt động văn
hóa của người Tày như: cưới xin, mừng thọ, liên hoan văn nghệ và đặc biệt là
hát Then… đều có sự xuất hiện của cây đàn Tính.
Nhạc cụ cổ truyền của nhóm dân tộc người Thái-Tày
Nhạc
cụ của nhóm dân tộc ngôn ngữ Tày- Thái độc đáo và đặc sắc. Tiêu biểu nhất phải
kể đến cây đàn tính của người Tày, Trống tang sành của người Sán Chay, Khèn bè
của các tộc người Thái, Lào, Lự . Ngoài ra, còn có nhị, đàn bầu, thanh la, não
bạt, chuông, trống, khèn sáo,… một số được dùng trong ca hát , một số được dùng
khi làm then, dùng trong tang lễ…
Đàn
tính là nhạc cụ tiêu biểu, gắn liền với đời sống tinh thần của các tộc người
Tày, Nùng, Thái. Đàn tính có từ bao giờ, không ai còn nhớ. Người ta chỉ biết rằng,
thuở ấy từ xa xưa lắm, có anh chàng tên là Xiên – Cân đã ngoài ba mươi tuổi mà
vẫn chưa lấy được vợ. Một hôm đi ra ngoài suối lấy nước khi nhìn xuống mặt nước
anh giật mình vì đã già đi nhiều quá. Buồn lo cho sự hẩm hiu của duyên số, Xiên
– Cân chỉ còn biết đánh bạn với đàn hát. Anh bèn lên trời xin nàng Dâu hạt giống
cây dâu về trồng ở dưới trần. Thấm thoát ngày tháng cây dâu đã lớn, cành lá tốt
tươi và đàn tằm của anh cũng miệt mài thả tơ.
Khi
đã có cây tơ và bầu, Xiên – Cân lên rừng kiếm cây “Khảo hương” làm cần đàn và sừng
đàn. Anh mắc vào cây đàn của mình 12 dây tơ. Mỗi khi buồn phiền anh lại lấy đàn
ra gẩy. Nghe tiếng đàn của anh, muôn loài đều say mê, cũng nhiều con héo hon
đau khổ vì tiếng đàn. Thấy vậy Bụt đã bắt đã bắt Xiên – Cân cắt đi 9 dây, chỉ
còn cho phép để 3 dây. Cây đàn 3 dây bằng tơ này chính là cây đàn tính của người
Tày bây giờ.
Cây
đàn tính trong âm nhạc then giữ vị trí và vai trò quan trọng. Nó vừa là dẫn dắt,
vừa là đệm nhưng đồng thời cúng là một giọng hát thứ hai, bổ sung cho giọng hát
nghệ sĩ diễn xướng. Chính đàn tính với phần việc của nó đã góp phần làm hoàn chỉnh
những cấu trúc làn điệu âm nhạc then.
Đàn
tính thuộc đàn họ dây. Khi đánh đàn, dùng ngón tay trỏ của tay phải để gảy. Nó
được làm bằng quả bầu cắt đi 1/3 và cần đàn. Kinh nghiệm dân gian mà sau này
như một công thức cho tỷ lệ bầu đàn và cần đàn là “slam căm tẩu, cẩu căn càn”
(tức là chiều rộng mặt bầu được đo bằng ba nắm tay, chiều dài cần đàn là chín nắm
tay). Đàn gồm ba dây, dây thấp nhất lại là dây giữa, luôn luôn thấp hơn dây cao
nhất một quãng 8. Có hai kiểu lên dây, quãng 5 (tăng nặm), quãng 4 (tàng bốc).
Tên gọi của các dây như sau: Dây cao gọi là Tiền dây, thấp gọi là Hậu, dây trầm
ở giữa là Trung. Cách lên dây đàn cũng có những quy định như sau: Khi đang đàn ở
“táng nặm” (quãng 5) muốn đổi sang “tàng bốc” (quãng 4) hoặc ngược lại, thì chỉ
có thể điều chỉnh dây hơi lên hoặc xuống chứ không bao giờ được điều chỉnh dây
Tiền.
Trải
qua bao thăng trầm của lịch sử, dù xã hội đã nhiều thay đổi, nhưng đến nay, cây
đàn tính vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tình cảm, trong tâm hồn
người Tày, Nùng. Huyền thoại xưa về cây đàn của Xiên – Cân tuy đã bị Bụt bắt cắt
9 dây, song sức mạnh chinh phục lòng người của nó vẫn còn sống mãi với thời
gian, hoà cùng với các làn điệu then tạo thành bản sắc riêng của cư dân thung
lũng.
Nghệ
nhân Nông Văn Nhay tỉ mỉ làm từ việc lên dây, thử dây và đặc biệt là việc thử
âm của chiếc đàn. (S.N)
Với
đồng bào Thái, tính tẩu là nhạc cụ không thể thiếu trong những đêm xòe, những
ngày hội chay trong các nghi lễ của các ông Mùn. Nghệ nhân dân gian Nông Văn
Nhay, người Thái ở xã Mường So, huyện Phong Thổ, Lai Châu đã có gần 60 năm
nghiên cứu, nghiền ngẫm cây đàn tính tẩu.
Mỗi
năm ông làm ra từ 200 – 300 cây đàn, hầu hết đều được mọi người ở khắp nơi nghe
tiếng đến mua. “Người Tày, Nùng cũng có đàn tính tẩu, nhưng tính tẩu của người
Thái có đặc trưng riêng, cả về cấu tạo lẫn âm thanh. Cây đàn của người Tày, Nùng
chỉ có 3 dây, còn người Thái có 2 dây. Vật liệu làm nên chiếc đàn tính tẩu rất
đơn giản, dễ kiếm nhưng lại có yêu cầu rất cao”- ông Nhay cho hay.
Theo
ông Nhay, đàn tính tẩu có các bộ phận chính là bầu đàn làm bằng nửa quả bầu
khô, cần đàn thường làm bằng gỗ dâu, dây đàn thì làm bằng tơ xe. Làm đàn tính tẩu
khó nhất là tìm quả bầu. Phải chọn được quả bầu không quá to, cũng không quá nhỏ,
phải già, hình dáng bên ngoài phải tròn đẹp, vỏ dày, gõ vào phải kêu đanh, như
thế đàn mới có âm sắc chuẩn.
Cần
đàn (căn tính) làm bằng các loại gỗ dẻo được đẽo công phu, đánh giáp cho bóng.
Dùng cây thông đất, cây mỡ, cây xoan hoặc là cây ba gạc là tốt nhất, nhưng phải
chặt ngày cuối tháng thì mới không có mọt khoét. Gỗ làm mặt đàn thường được làm
bằng gỗ cây vông, có độ dày phù hợp để tạo tiếng vang. Mặt đàn đồng thời là nơi
thoát âm, nên nghệ nhân ngoài việc chọn gỗ tốt thì khi khoan lỗ thoát âm cũng cần
có những kinh nghiệm phù hợp. Đáy bầu được khoét 4 lỗ để giữ âm hưởng sao cho đều
nhau. Mặt đàn (tép tính) được khoét 2 lỗ nhỏ để thoát âm.
Cuối
cùng là công đoạn lắp dây đàn. Có hai con dây làm bằng dây cước, trước thì làm
bằng dây tơ, tơ phải là tơ mịn, tơ cuối, lấy từ tơ tằm ra, thậm chí có cả tơ lụa
lấy sợi càng nhỏ càng tốt sau đó mới se lại.
Tính
tẩu có âm sắc êm dịu, thanh thoát, khi thì cao vút, khi thâm trầm. Khi sử dụng,
người ta có thể dùng một đoạn tre hoặc ngón trỏ của tay phải để gẩy đàn. “Người
làm đàn giỏi không chỉ có đôi tay khéo léo mà còn phải có khả năng cảm thụ âm
nhạc, có kinh nghiệm chơi đàn. Nên để học được cách làm đàn, người học thường
phải mất từ 10 năm trở lên. Cho nên người biết làm đàn cũng không nhiều, nhưng
ai đã biết làm, sẽ làm rất giỏi”- ông Nhay chia sẻ.
Nghệ nhân Dương Thục
với chiếc đàn tính tẩu 12 dây.
“Để kiếm một cây đàn tính tẩu thì không hề khó, nhưng đi khắp Việt
Nam thì không thể tìm đâu ra cây đàn tính tẩu 12 dây như ở vùng núi trùng điệp
này được.” Đó là khẳng định của ông Hoàng Văn Tạ, Giám đốc Bảo
tàng tỉnh Bắc Kạn nói về chiếc đàn tính “độc nhất vô nhị” của nghệ nhân Dương
Thục.
Kỳ nhân phố núi
Theo
lời giới thiệu của ông Hoàng Văn Tạ, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi
men theo con đường dẫn lên hồ Ba Bể và dừng lại ở thị trấn Chợ Rã, nơi được coi
là cái nôi văn hoá cổ xưa nhất của người Tày nước ta. Không khó lắm để tìm đến
nhà nghệ nhân Dương Thục, vì ở đất Chợ Rã này ai cũng biết đến ông như một vị
“vua” của nhạc cụ hát then truyền thống nổi tiếng Tây Bắc.
Ngôi
nhà sàn mà nghệ nhân Dương Thục đang ở khá cổ kính, khác biệt với những ngôi
nhà sàn cách tân hiện thời. Từ trong ngôi nhà ấy, tiếng hát lúc trầm lúc bổng
hoà cùng tiếng đàn tính làm vương vít lòng người. Hôm ấy, nghệ nhân Dương Thục
đang dạy nhạc miễn phí cho hơn chục thanh niên Tày bản địa.
Với
người Tày ở Bắc Kạn, hầu như tất cả già trẻ lớn bé đều biết đến “vua” tính tẩu
Dương Thục. Ông nổi tiếng cũng một phần nhờ cuộc thiên di mười mấy năm trời khắp
các bản làng. Ở đâu có người Tày, ở đấy có bước chân Dương Thục. Sau những cuộc
rượu, tiếng đàn tính lại “thay lời muốn nói”. Nhờ vậy, với bà con người Tày bản
địa, nghệ nhân Dương Thục như ruột thịt máu mủ.
Nghệ
nhân Dương Thục còn là “nhà phát minh” vĩ đại của người Tày ở Bắc Kạn. Sau những
lần đi truyền bá tiếng đàn tính, lời hát then, ông còn giúp bà con chế tạo bánh
xe nước cách tân, hoặc làm ra những chiếc máy tẽ ngô. Ở thị trấn Chợ Rã, người
dân còn coi ông như một thủ lĩnh tinh thần. Từ việc cúng bái ma chay, hiếu hỉ họ
đều mời ông chủ trì như một thầy “cầm đầu ma”.
Đàn tính lạ nhất Việt Nam
Nghệ
nhân Dương Thục khẳng định: “Từ trước tới nay, cả nghìn đời rồi không ai có thể
chế ra được chiếc đàn tính 12 dây như của tôi mà âm thanh kết hợp trong lời hát
then không hề thay đổi”. Quả thật, cây đàn tính tẩu 12 dây của Dương Thục có thể
thay cho 3 cây đàn tính khác mà bài hát then vẫn rất có hồn.
Hát
then với người Tày không khác mấy so với hát dân ca quan họ Bắc Ninh. Từ lời
hát đến điệu nhạc phải thể hiện được tâm hồn con người và trở thành đặc sản
tinh thần không thể thiếu của Tây Bắc. Thế nhưng, với những người trẻ thì hát
then không được tiếp nhận nên Dương Thục đã nghĩ ngay tới việc phải chế ra cây
đàn lạ đa năng để thu hút sự tò mò từ chính những người trẻ.
Hơn
10 năm làm nhạc công cho Đoàn nghệ thuật Bắc Thái, lại có thâm niên mấy chục
năm nghiên cứu nhạc cụ dân tộc nên chỉ sau một thời gian không dài chiếc đàn
tính 12 dây được ra đời. Tuy nhiên, sau nhiều lần thử nghiệm thấy tiếng đàn
không thật chuẩn nên ông buộc phải nghiên cứu lại.
Trong
một lần đi sưu tầm lời bài hát then cổ ở bản Tày Pác Ngòi, Dương Thục đã may mắn
nghe được truyền thuyết về cây đàn tính 12 dây cổ xưa. Lời then kể rằng, thủa
xưa có anh chàng tên là Xiên Câm, tuổi đã ba mươi mà vẫn chưa lập gia đình. Sống
một mình mãi chàng buồn mới lên Ngọc Hoàng xin làm cây đàn tính để khuây khỏa,
người trời cho giống bầu làm bầu đàn, cho cây gỗ mộc hương làm thân và dây tơ
làm dây tính, chàng Xiên Câm đã làm ra cây đàn tính 12 dây từ những vật liệu
đó.
Khi
tiếng tính cất lên, người dân quên ngủ, quên cả vụ mùa, bỏ bê công việc. Biết
chuyện Ngọc Hoàng mới sai Pụt Luông xuống cắt đi 9 dây đàn để người dân thoát
khỏi sự mê mẩn mà quay về với ruộng nương, đồng áng. Lời then kể về 12 dây đàn
rất hay: Dây một lên đường bách hạc/Dây hai nam bắc ngũ âm/Dây ba như tiếng ong
kéo mật/Dây bốn ngân thánh thót ngũ canh/Dây năm ra tiếng then tàng nặm/Dây sáu
cảnh ngũ sắc hoa xuân/Dây bảy vọng thanh tân mai túc/Dây tám ngân cửu khúc cười
vui/Dây chín ngân mọi người buồn bã/Dây mười ngân rời rã chân tay/Dây mười một
như lời tiên nói/Dây mười hai như nhòi ới thương.
Dựa vào những lời trong bài hát về đàn tính tẩu 12 dây, Dương Thục đã chế ra một đàn tính tẩu kỳ diệu, mỗi dây đều có những âm thanh khác nhau phù hợp với từng tâm trạng, hoàn cảnh đúng như trong truyền thuyết.
Dựa vào những lời trong bài hát về đàn tính tẩu 12 dây, Dương Thục đã chế ra một đàn tính tẩu kỳ diệu, mỗi dây đều có những âm thanh khác nhau phù hợp với từng tâm trạng, hoàn cảnh đúng như trong truyền thuyết.
Bảo vật Tây Bắc
Nghệ
nhân Dương Thục cho hay: “Làm ra được cây đàn tính 12 dây thì vô cùng khó, đặc
biệt là việc tìm bầu đàn và dùi lỗ luồn dây. Với đàn tính 2, 3 dây thì việc chọn
bầu rất đơn giản nhưng thêm 9 dây nữa thì thật nan giải. Chỉ cần nghe tin ở đâu
có quả bầu to là tôi bỏ ăn bỏ ngủ đi tìm. May mắn, cuối cùng cũng tìm được bầu
đàn như ý muốn”.
Sau
một thời gian mầy mò chế tạo chiếc đàn tính cũng hoàn thành. Ngày ông đem đàn
xuống thị xã đánh thử, cả hội trường lặng im phăng phắc lắng tai nghe những âm
thanh vừa thánh thót lại trầm ấm, có lúc luyến láy đến lạ lùng. Buổi ca hát dù
đã ngừng nhưng cả đoàn người chẳng ai bảo ai cứ theo chân Dương Thục muốn được
cầm vào cây đàn tính, muốn được nghe mãi thứ âm thanh dìu dặt kia.
Ngay
cả Bảo tàng tỉnh Bắc Kạn, nghe tin nghệ nhân Dương Thục chế tạo được đàn tính tẩu
12 dây cũng ngỏ ý mua giá cao để trưng bày cho bà con chiêm ngưỡng. Cả tỉnh Bắc
Kạn, ai đã từng được nghe tiếng đàn ấy cũng đều mê mẩn coi đó là báu vật thiêng
liêng Tây Bắc. Những đêm ở bản xa, chỉ cần nghe tin nghệ nhân Dương Thục về biểu
diễn với cây đàn truyền thuyết thì đêm ấy, cả bản không ai ngủ. Họ đốt lửa, đốt
đuốc sáng bừng cả bản làng và dìu dắt nhau đi xem đàn tính tẩu.
Sau
gần 20 năm ròng nung nấu phục hồi đàn thần thoại tính tẩu 12 dây, đến nay nghệ
nhân Dương Thục đã làm ra được 3 chiếc. Một chiếc được nhạc sĩ Đức Liên đem về
Hà Nội. Một chiếc trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Bắc Kạn. Chiếc còn lại luôn được
ông mang theo bên mình. Với cây đàn tính tẩu 12 dây, ông đã ba lần được biểu diễn
tại các liên hoan toàn quốc, mới đây nhất là thành công vang dội tại Lễ Giỗ Tổ
đền Hùng.
"Cây
đàn tính tẩu 12 dây được thiết kế cực kỳ phức tạp, nó có thể đánh được tất cả
các làn điệu dân ca của Bắc – Trung – Nam với những âm thanh khác nhau, không
dây nào giống dây nào. Giờ đây, đàn tính tẩu 12 dây đã thành hiện thực, không
còn là sự tích nữa"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét