Tóm
tắt
Soọng
Cô là làn điệu dân ca độc đáo của người Sán Dìu ở Việt Nam. Nó là phương tiện
để truyền tải những tâm tư, tình cảm và ước muốn của người Sán Dìu trong cuộc sống
thường ngày được thể hiện qua lời hát, là môi trường gìn giữ văn hóa tộc người.
Hiện nay, làn điệu Soọng cô của người Sán Dìu đang bị mai một nhanh chóng
và bị lấn át bởi những hình thức giải trí hiện đại.
1.Khái
quát về người Sán Dìu và hát Soọng cô
1.1.
Người Sán Dìu ở Việt Nam
Dân
tộc Sán Dìu ở Việt Nam có khoảng 126.000 người (1), phân bố ở vùng trung du
phía Bắc thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Bắc Cạn, Thái Nguyên và
Tuyên Quang. Theo các nguồn tài liệu đã công bố, người Sán Dìu ở Việt Nam phần
lớn đều có nguồn gốc từ Quảng Đông (Trung Quốc). Họ di cư sang sinh sống tại Việt
Nam cách đây khoảng 300 năm. Địa điểm đầu tiên người Sán Dìu đặt chân tới
là tỉnh Quảng Ninh (Móng Cái), sau đó họ di chuyển theo nhiều con
đường khác nhau đến các tỉnh như: Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc,
Tuyên Quang.
Người
Sán Dìu ở Việt Nam tự nhận mình là Sán Déo Nhín có
nghĩa là Người ở núi (Sơn Dao Nhân). Ngoài ra ở mỗi
vùng người Sán Dìu cư trú thì những dân tộc khác lại đặt cho họ
cái tên riêng, hoặc ngay chính bản thân họ cũng thừa nhận tên đó như:
Sán Déo, Trại, Trại Đất, Mán Quần Cộc, Mán Váy xẻ...
1.2.
Nguồn gốc và khái niệm hát Soọng Cô
Người
Sán Dìu ở xã Ninh Lai (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) truyền tụng một câu
chuyện về nguồn gốc tục hát Soọng cô. Chuyện kể lại rằng: Từ rất xưa có một
cô gái tên là Lý Tam Mói thông minh, xinh đẹp, hát đối đáp rất giỏi. Thanh
niên trong làng chưa có một ai hát đối lại được cô. Một ngày kia, có ba chàng
trai trên ba chiếc thuyền mang theo các bài hát đối không rõ từ xứ nào muốn tìm
gặp cô gái để thử tài. Gần đến nơi, họ nhìn thấy một cô gái đang gánh nước bên
bờ sông. Ba chàng bèn hỏi thăm tới nhà cô Lý Tam Mói. Cô gái liền nói với ba
chàng trai, mình chính là em gái của Lý Tam Mói, rồi ra một câu hát đối, nếu ba
chàng đối lại được thì cô sẽ chỉ đường. Nhưng ba chàng trai tìm tất cả các sách
trên thuyền mà không đối lại được, thất vọng quay thuyền trở về. Từ đó, cô gái
bỗng sinh buồn rầu, luyến tiếc vì đã không mời ba chàng trai vào thăm bản. Ngày
ngày, cô ra bến sông trông về nơi xa và nhẩm hát những bài hát mang âm điệu da
diết, khắc khoải, mong chờ. Những bài hát của cô được dân làng lưu truyền qua
nhiều thế hệ.
Theo
tiếng Sán Dìu thì Soọng có nghĩa là hát, còn Cô nghĩa là ca. Lời
ca và giai điệu của Soọng cô không hề khô cứng mà mềm dẻo đầy sức lan
tỏa, diễn đạt tâm tư tình cảm của người hát, làm mê đắm lòng người.
Soọng
Cô là một thể loại hát ví đối đáp gắn liền với sinh hoạt văn hóa dân
gian của người Sán Dìu. Nó là những tâm tư tình cảm của những đôi
trai gái đang trong giai đoạn tìm hiểu nhau, nhờ tiếng hát để trải
tấm lòng mình, là phương tiện để bộc lộ những tâm ý mà không dám
ngỏ lời trực tiếp một cách tinh tế. Không chỉ có vậy, Sọong Cô còn
là những lời hát ru đưa con trẻ chìm trong giấc ngủ, là những lời hát
để hỏi thăm về gia đình, bạn bè… của những người lâu ngày mới có
dịp gặp mặt. Những câu hát Soọng Cô không bị giới hạn bởi không gian,
thời gian, hoàn cảnh cũng như môi trường diễn xướng, người ta có thể
hát một đêm, nhiều đêm, hát trong nhà, bên bờ suối, khi đi làm nương,
hay trong lúc đi chơi làng, trong khi ru con và trong các lễ hội của
người Sán Dìu. Bên cạnh vai trò là một loại hình giải trí của một dân tộc
yêu văn nghệ, nó thanh lọc tâm hồn, giúp cho con người từ bỏ cái ác,
hướng tới cái thiện, cái hoàn mỹ.
Tùy
trong từng hoàn cảnh mà Soọng Cô được diễn xướng theo cách hát Coóng
hoặc hát Ênh. Hát Coóng là cách hát mà ở đó người hát không sử
dụng những âm phụ luyến láy mà đi thẳng vào lời hát, thường được
hát trong lao động. Còn hát Ếnh là cách hát mà trong đó sử dụng
những từ luyến láy chậm chạp trong những lúc ru con, hoặc là những
lời buông lơi lả lướt của những đôi trai gái đang yêu.
2.
Môi trường và nhân vật diễn xướng của lối hát Soọng Cô
Môi
trường diễn xướng của hát Soọng Cô khá tự do. Có lẽ vì thế mà nó có sức
sống kỳ diệu trong sinh hoạt văn nghệ của người Sán Dìu. Người hát có thể:
1.
Hát giao duyên bên bờ suối: Là những bài hát được thể hiện trong lúc
thanh niên nam nữ của hai/nhiều làng đứng ở bờ suối - nơi được coi là
ranh giới phân định giữa các làng vào những đêm sáng trăng, đối đáp
với nhau, qua đó thể hiện tình cảm của mình qua những lời hát.
2.
Hát Soọng Cô trong lao động sản xuất: Thường là những bài hát được
cất lên trong những lúc lao động, thể hiện những tâm hồn đầy lãng
mạn. Chính môi trường lao động là cái nôi sinh ra và nuôi dưỡng câu
hát Soọng cô ngân nga bên những sườn đồi.
3.
Hát đối đáp trong nhà: Đó là bài hát của các chàng trai hoặc của
các cô gái đến nhà một người nào đó (có thể là nhà của nam hoặc nữ)
thách đố hát đối đáp, và nếu như chấp nhận thì cuộc hát bắt đầu và
có thể kéo dài đến hết đêm.
4.
Hát trong đám cưới: Những câu hát Soọng Cô đã làm cho đôi lứa tìm
thấy một nửa hạnh phúc của cuộc đời mình. Và nó tiếp tục vang lên
trong quy trình của một lễ cưới: hát nghênh tiếp (Soọng Cô Lán Xả) và
hát mở nắp chai rượu (Soọng Cô Hoi Va Chíu)
5.
Hát chúc xuân: Là lời hát của những người thân, bạn bè, hàng xóm
chúc tụng nhau nhân ngày tết đến, xuân về.
6. Hát
ru con: Đó là những bài hát ru mượt mà, sâu lắng, thể hiện tình cảm và ước vọng
của ông bà, cha mẹ đối với đứa con bé bỏng của mình
3.
Nội dung của các bài hát Soọng Cô
Nội
dung của Soọng Cô rất phong phú, thể hiện sự đa dạng và độc đáo trong văn nghệ
dân gian của người Sán Dìu. Tùy từng hoàn cảnh cụ thể mà Soọng Cô đã truyền tải
những thông điệp văn hóa đến cho mọi người.
3.1.Hát
giao duyên
*
Lời chào hỏi và xin phép
Những
đêm hát giao duyên của các chàng trai cô gái Sán Dìu thường diễn ra ở
trong nhà, bên bờ suối, hoặc khu đất trống trước làng.
Nếu
hát trong nhà, đầu tiên khách phải xin phép gia chủ để được hát giao
duyên. Thông thường thì bên chủ động đi hát có sự chuẩn bị về thời
gian, sau đó họ cùng nhau đi đến nhà có người mình định ngỏ lời yêu
đương để hát. Mặc dù đã biết trước nhưng khi bạn hát tới nhà thì chủ
nhà cũng phải giả vờ như không biết cho đến khi khách có lời đánh
tiếng thì chủ mới mời khách vào nhà. Khi khách bước vào nhà kèm
theo đó là những câu hát xin phép gia chủ để được hát giao duyên với
người con gái (hoặc con trai) trong nhà (2):
Xin
phép chủ nhà,
Xin
phép chàng trai ( cô gái),
Xin
phép gia đình yên tâm ngủ,
Để
con trai con gái giao duyên với nhau.
Khi
chủ nhà lên tiếng đồng ý có nghĩa là khi ấy các đôi trai gái được
thỏa sức trổ tài ca hát của mình mà yên tâm là không sợ ai ngăn cấm.
Từ lúc đó bắt đầu cho một đêm hát giao duyên.
*
Hát đố
Khi
biết bạn hát đến nhà, chủ nhà ban đầu thường tỏ ra thờ ơ và đặt ra
thách thức đối với bạn hát của mình, đưa họ vào những tình huống
phải suy nghĩ thật kỹ mới có thể giải đáp được câu đố trong lời hát
đó. Hát hay chưa đủ mà còn phải thể hiện sự thông minh để các bạn
hát nể phục.
Trước
khi chủ nhà đưa ra những lời hát đố, thường là những lời giao kèo,
nếu như không giải được câu đố thì buổi hát dừng lại ở đây, mời bạn
về để hôm khác có sự chuẩn bị tốt hơn thì sẽ hát. Đến nhà mà bị
chủ nhà giao kèo như vậy là những thử thách đầu tiên mà các chàng
trai, cô gái phải vượt qua, nếu không sẽ bị bạn hát xem thường. Chủ
nhà thường đưa ra bài hát đố: Mút mọt cô
Con
gì không xương, sống ở trong hang ?
Con
gì không xương, sống ở vũng nước ?
Con
gì không xương, sống ở trong nong ?
Con
gì không xương, bay khắp phương trời ?
Sau
khi đưa ra bài hát, chủ nhà cho phép khách suy nghĩ tìm câu trả lời,
sau đó bên khách cử ra một đại diện lên hát đối lại và giao kèo rằng
bên chủ nhà cũng phải trả lời câu đố mà bên khách đưa ra:
Con
giun không xương, sống ở trong hang.
Con
đỉa không xương, sống ở vũng nước.
Con
tằm không xương (con), người nuôi trong nong.
Con
chuồn chuồn không xương, bay khắp phương trời.
Những
lời đối đáp hết sức mạch lạc đã làm cho các bạn hát phải nể phục
trong lòng. Họ tỏ ra là người không chỉ giỏi trong việc đối đáp mà còn
rất thông minh khi đố lại gia chủ:
Nơi
nào bằng phẳng, không mọc cỏ?
Sừng
con gì mọc dài, không ra chãng?
Sừng
con gì có chãng mà lại không ra quả?
Cây
gì ra quả mà không ra hoa?
……
Cuộc
hát đối đáp tiếp tục diễn ra với những lời thách đố của hai bên.
Không giống như trong hát Quan Họ, các liền anh, liền chị, mặc dù hát
với nhau nhưng không bao giờ được lấy nhau, trong hát Soọng Cô, các
chàng trai, cô gái, có thể mặc sức thông qua lời hát để ngỏ lời, chọn
bạn tình, chọn bạn đời. Những tuần trà lần lượt rót ra mời bạn. Những
câu hát vẫn nhẹ nhàng trầm lắng, làm cho con người quên đi cảm giác
về thời gian.
Khi
tiếng gà gáy báo hiệu một ngày mới sắp bắt đầu, những tâm hồn đang
đắm chìm trong những điệu hát Soọng Cô như chợt tỉnh giấc, nhiều đôi
cảm thấy luyến tiếc rằng thời gian ngắn quá chưa đủ để nói hết tâm
sự trong lòng. Những câu hát giã từ cất lên, hẹn một đêm gần nhất để
tiếp tục hát lên những làn điệu Soọng Cô:
Gà
gáy chưa khắp trời sắp sáng,
Gà
gáy sáng rồi sắp chia tay,
Bố
mẹ, ông bà thì còn được,
Anh,
em mình chia tay đứt hết ruột gan.
Chủ
nhà cũng đáp lại với ý nghĩa: mới chỉ chia tay buổi hát hôm nay
thôi, đâu có phải chia tay không gặp lại nữa nên an ủi mà rằng:
Rừng
sâu cây to cành mọc ngang.
Chim
phượng bay đến không dám sang,
Chim
phượng bay đến không dám đậu,
Lưu
tâm chờ đợi đón anh sang.
Qua
lời hát chia tay ta đã thấy ai đó đã chọn được người yêu: Lưu tâm chờ đợi
đón anh sang mà họ không nói thẳng ra rằng Em đã ưng anh rồi. Đây
là cách gián tiếp thể hiện một tiêu chuẩn khi chọn người yêu của thanh niên Sán
Dìu: thông minh, tinh tế, sâu sắc nhưng cũng rất nồng nàn.
*
Hát giao duyên
Khi
đã ưng nhau, các chàng trai, cô gái Sán Dìu có thể tiếp tục cùng đoàn hoặc tách
riêng ra để hát giao duyên. Hát giao duyên không chỉ là phương tiện thể hiện
tài năng của các đôi nam nữ mà còn là nơi gửi gắm và thể hiện ước mơ, quan niệm
về người bạn tình cũng như tình cảm của những người đang tìm hiểu nhau. Do vậy,
nội dung của hát giao duyên rất phong phú và đa dạng, thể hiện sự tinh túy và
sâu lắng trong đời sống tình cảm của người Sán Dìu
Hát
giao duyên thể hiện nỗi nhớ nhung của chàng trai, cô gái khi đang
yêu: Tóong lóong Cô (nhớ anh, nhớ nàng)
Nhớ
anh lắm lắm anh ơi
Nhớ
đêm không ngủ nhớ ngày không ăn
Nhớ
anh cơm chẳng buồn ăn
Hai
bên tay áo ướt đầm như mưa.
Đồng
thời hát giao duyên còn là những tiếng nói của đôi trẻ khi yêu nhau
nhưng bị các thế lực ngăn cấm:
Cách
sông cách núi cũng không ngại
Trăm
sông nghìn đèo rất là khó
Nghe
tiếng hát nhưng không sang được
Cách
sông cách núi hái hoa rất khó.
Nhưng
không vì những khó khăn trở ngại mà họ nản lòng. Câu hát Soọng cô lại vang lên
thể hiện ước mơ và sự tin tưởng vào hạnh phúc đôi lứa.
Dưới
nước trôi đến một cây rau
Nước
trên chảy xuống một cây hành
Anh
là lợn vàng em là tiên
Lợn
vàng nàng tiên kết thành đôi.
Bên
cạnh những lời tâm tình, than thở, những ước nguyện của đôi trai gái, hát Soọng
cô còn thể hiện sự chủ động trong tình yêu của những chàng
trai, cô gái Sán Dìu. Từ tình yêu, họ mơ ước tiến đến một cuộc hôn nhân hạnh
phúc
Nam:
Anh
đến ngồi trên thác nước cao
Nước
chảy tuôn trào đi khắp nơi
Rằng
em nay mười tám đôi mươi
Có
lòng mời anh đi sang chơi.
Nữ:
Đầu
nguồn nước chảy đi muôn phương
Ruộng
thiếu nước thì khơi nước vào
Em
đây tuổi mới độ hoa đào
Mong
anh tính em về làm dâu.
3.2.
Hát trong đám cưới
Khi
đã thành đôi lứa thì Soọng Cô lại được vang lên trong lễ cưới. Theo
quan niệm của người Sán Dìu thì đám cưới có thể thiếu lợn, rượu
nhưng không thể thiếu làn điệu Soọng Cô vì đó là những nghi thức bắt
buộc trong lễ cưới của người Sán Dìu.
*
Hát nghênh tiếp (Soọng Cô Lán Xả)
Theo
phong tục khi nhà trai đến rước dâu thì bên nhà gái mang những chiếc
ghế để ở cửa ra vào cùng một ấm trà pha sẵn và một vài miếng trầu đã
têm. Ngụ ý của việc này là nhà trai phải hát đúng những câu hát
của nhà gái đưa ra thì mới được mời vào nhà, nó như một sự thử
thách cuối cùng đối với chú rể và họ hàng nhà trai.
Nhà
gái hát:
Trong
nhà có bàn ghế,
Cũng
có lá trầu cùng với cau
Hôm
nay trong nhà có đám cưới
Chị
em ra đón tiếp nhà trai.
Nhà
trai đáp lại :
Có
bàn có ghế ngáng lối đi
Trai
mang lợn bé lối không thông
Cũng
có trầu cau bổ làm bốn
Chị
em bỏ ghế đón nhà trai
Nhà
gái lại hỏi:
Cất
lên tiếng hát hỏi nhà trai
Hôm
nay đem đến lễ lạt gì?
Có
lễ gì để cúng tổ tiên?
Mừng
duyên trai gái và hai họ.
Nhà
trai cứ thế đáp lại lần lượt những câu hỏi của nhà gái đưa ra, họ
mời nhau uống nước, ăn trầu và khi nhà gái cảm thấy thỏa mãn yêu
cầu thì bỏ ghế để mời nhà trai vào nhà.
*
Hát Khai Hoa Tửu (Soọng Cô Hoi Va Chíu)
Sau
khi được mời vào trong nhà, đại diện bên nhà trai là ông trưởng quan
lang (người thay mặt bố mẹ đẻ chú rể đi đón dâu) xin phép họ hàng
nhà gái làm lễ cúng tổ tiên và đón cô dâu về nhà. Lúc này, tại nhà
gái diễn ra lễ Khai Hoa Tửu (Hoi Va Chíu) và những làn điệu Soọng cô vang
lên là những lời hát mừng và tạ ơn công lao của tổ tiên.
Nhà
gái hát:
Hát
lên tiếng hát hỏi nhà trai
Tại
sao có quả trứng thần tiên
Trứng
thần tiên xâu hai sợi chỉ
Cũng
nhớ ơn tổ tiên hai họ.
Nhà
trai đáp rằng:
Cùng
tiếng hát Khai Hoa Tửu
Trứng
thần tiên kết mối lương duyên
Hai
sợi chỉ xuyên qua đôi trứng
Trình
bền đẹp tổ tiên xe duyên
Sau
khi xong lễ Khai Hoa Tửu, nhà trai xin phép nhà gái được đón dâu.
Người con gái trước khi về nhà chồng thường được mẹ căn dặn những
đạo làm dâu. Khi cô gái cúi đầu làm lễ dưới bàn thờ tổ tiên lần
cuối trước khi bước ra khỏi nhà.
Thanh
Vân (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét