Theo
Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Ê Đê ở Việt Nam có dân số 331.194
người, cư trú tại 59 trên tổng số 63
tỉnh, thành phố. Người Ê Đê cư trú tập trung tại tỉnh: Đắc Lắc (298.534 người,
chiếm 17,2% dân số toàn tỉnh và 90,1% tổng số người Ê Đê tại Việt Nam), Phú Yên
(20.905 người), Đắc Nông (5.271 người), Khánh Hòa (3.396 người).
Người Ê Đê làm rẫy là chính, riêng nhóm
Bíh làm ruộng nước theo lối cổ sơ, dùng trâu dẫm đất thay việc cày, cuốc đất.
Ngoài trồng trọt còn chăn nuôi, săn bắn, hái lượm, đánh cá, đan lát, dệt vải.
Trên nương rẫy, ngoài cây chính là lúa còn có ngô, khoai, bầu, thuốc lá, bí,
hành, ớt, bông.
Đặc điểm làm rẫy của người Ê Đê là chế độ
luân khoảnh, tức là bên cạnh những khu đất đang canh tác còn có những khu đất để
hoang để phục hồi sự màu mỡ. Ngày nay người Êđê gắn mình với sản xuất nông sản
cây công nghiệp: cà phê, cao su, hồ tiêu, ca cao,.. Ngoài nghề trồng trọt người
Ê Đê chăn nuôi trâu, bò, voi, và còn tự làm ra được đồ đan lát, bát đồng, đồ gỗ,
đồ trang sức, đồ gốm.
Trong gia đình người Ê Đê, chủ nhà là phụ
nữ, theo chế độ mẫu hệ, con cái mang họ mẹ, con trai không được hưởng thừa kế.
Đàn ông cư trú trong nhà vợ. Nếu vợ chết và bên nhà vợ không còn ai thay thế
theo tục nối dây thì người chồng phải về với chị em gái mình. Khi chết, được
đưa về chôn cất bên người thân của gia đình mẹ đẻ.Chỉ con gái được thừa kế tài
sản, người con gái út được thừa kế nhà tự để thờ cúng ông bà và phải nuôi dưỡng
cha mẹ già.
Nhà người Ê Đê thuộc loại hình nhà dài sàn
thấp, thường dài từ 15 đến hơn 100m tùy theo gia đình nhiều người hay ít người.
Nhà Ê Đê có những đặc trưng riêng không giống nhà của các cư dân khác ở Tây
Nguyên. Là nhà của gia đình lớn theo chế độ mẫu hệ. Bộ khung kết cấu đơn giản.
Cái được coi là đặt trưng của nhà Ê Đê là: hình thức của cầu thang, cột sàn và
cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt. Đặc biệt là ở hai phần. Nửa đằng cửa chính
gọi là Gah là nơi tiếp khách, sinh hoạt chung của cả nhà dài, bếp chủ, ghế
khách, ghế chủ, ghế dài (Kpan – tới 20 m), chiếng ché,… nửa còn lại gọi là Ôk
là bếp đặt chỗ nấu ăn chung và là chỗ ở của các đôi vợ chồng, chia đôi theo chiều
dọc, phần về bên trái được coi là “trên” chia thành nhiều gian nhỏ. Phần về bên
phải là hành lang để đi lại, về phía cuối là nơi đặt bếp.
Mỗi đầu nhà có một sân sàn. Sân sàn ở phía
cửa chính được gọi là sân khách. Muốn vào nhà phải qua sân sàn. Nhà càng khá giả
thì sân khách càng rộng, khang trang.
Trang phục của người Ê Đê có đầy đủ các
thành phần, chủng loại và phong cách thẩm mỹ khá tiêu biểu cho các dân tộc khu
vực Tây Nguyên. Y phục cổ truyền của người Êđê là màu đen, có điểm những hoa
văn sặc sỡ. Đàn bà mặc áo, quấn váy (Ieng). Đàn ông đóng khố (Kpin), mặc áo, để
tóc ngắn quấn khăn màu đen nhiều vòng trên đầu. Y phục truyền thống gồm áo và
khố. Phụ nữ Ê Đê để tóc dài buộc ra sau gáy. Họ mang áo váy trong trang phục
thường nhật.
Yang Prong hay Yang Êa H'leo trong bia kí
Champa là Ya Hliêv, là tháp Chăm duy nhất ở Tây Nguyên. Ngôi tháp được xây dựng
dưới Triều Đại Jaya Simhavarman III tức Chế Mân (R'čăm Mâl hay Êčăm mâl), ngôi
tháp được xây dựng để dâng cúng Thần Vĩ Đại của người Orang Đê cổ, trong thời kỳ
kháng chiến chống Mông- Nguyên cuối thế kỷ XIII.
Yang Prong hay Yang Êa H’leo trong bia kí
Champa là Ya Hliêv, là tháp Chăm duy nhất ở Tây Nguyên. Ngôi tháp được xây dựng
dưới Triều Đại Jaya Simhavarman III tức Chế Mân (R’čăm Mâl hay Êčăm mâl), ngôi
tháp được xây dựng để dâng cúng Thần Vĩ Đại của người Orang Đê cổ, trong thời kỳ
kháng chiến chống Mông- Nguyên cuối thế kỷ XIII.
Xưa họ để tóc theo kiểu búi tó và đội nón
duôn bai. Họ mang đồ trang sức bằng bạc, đồng, hạt cườm. Vòng tay thường đeo
thành bộ kép nghe tiếng va chạm của chúng vào nhau họ có thể nhận ra người
quen, thân. Trước kia, tục cà răng qui định mọi người đều cắt cụt 6 chiếc răng
cửa hàm trên, nhưng lớp trẻ ngày nay không cà răng nữa.
Người Ê Đê có kho tàng văn học truyền miệng
khá phong phú: thần thoại, cổ tích, ca dao, tục ngữ, đặc biệt là các trường ca,
sử thi Khan. Nổi tiếng với Khan Đam San, Khan Đam Kteh M’lan…
Sử Thi Ê Đê còn có các bài:
– Dăm San
– Khing Ju
– Mdrong Dăm
– Ama H’Wứ
– Anh em Dăm Trao, Dăm Rao
– Anh em Klu, Kla
– Chàng Dăm Tiông
– Hbia Mlin
– Sum Blum
– Xing Nhã
Người Ê Đê yêu ca hát, thích tấu nhạc và thường rất
có năng khiếu về lĩnh vực này. Nhạc cụ của họ gồm có: Cồng chiêng, Trống, Sáo,
Đàn, Khèn, Gôc, Kni, Đinh Năm, Đinh Tuốc là các loại nhạc cụ phổ biến của người
Ê Đê và được nhiều người yêu thích.
CÙNG MÚA VUI (Dân ca Ê Đê)
Cùng múa vui đêm nay tưng bừng
Cùng múa vui liên hoan tưng bừng
Bước đều chân, tay đưa theo nhịp nhàng
Tiếng chiêng trống đánh vang buông làng
Ca toong loong tung, ca toong loong tung.
Dưới đây mình có các bài:
– Dân tộc Ê Đê
– Đôi điều về Cồng Chiêng Ê Đê
– Các nhạc cụ của người Ê Đê
– Các nghi lễ, lễ hội vòng đời người
– Nhà dài truyền thống của người Êđê, Đắk
Lắk
– Trang phục dân tộc Nam Êđê
– Trang phục Nữ dân tộc Êđê
Dân tộc Ê Đê (trích)
Dân ca Ê đê có hai làn điệu chủ yếu là
mmuinh và kưt kdjâ, cách gieo vần tương tựu trong khan, ca dao, tục ngữ. Giống
như ở các dân tộc anh em, dân ca ê đê dặt câu đối xứng, đúng phương pháp tượng
hình và so sánh để làm đẹp câu ca, có sức hút . Hát dân gian Ê đê gồm những bài
ca nghi lễ trong chu kỳ một năm và một đời người. Những bài ca nói lên lòng yêu
quê hương xứ sở, khát vọng tự do và sau này, có những bài ca mang nội dung cách
mạng chứa đựng tình yêu đất nước.
Nghệ thuật múa
Múa chim Grứ:
Múa Chim Grứ (chim đại bàng) là một trong
những điệu múa phổ biến trong các lễ hội lớn hay trong nghi lễ cúng Yàng, cầu
khấn các thần linh mà người Êđê coi là thần hộ mệnh cho con người. Đặc biệt
trong lễ bỏ mả (lui msát), thông qua động tác múa thể hiện lời chào từ biệt của
người còn sống đối với người đã đi về cõi ông bà tổ tiên.
Người ÊĐê quan niệm rằng chim Grứ là biểu
hiện cho sức mạnh dồi dào, chỉ có chim Grứ mới có thể bay cao nhất trong các
loài chim. Nên động tác múa chim Grứ hoàn toàn mô phỏng theo cánh chim đang bay
lượn. Ngoài ra, Chim Grứ còn thể hiện quan niệm tâm linh của người Êđê rằng :
những người đã qua đời chỉ là chết về thể xác, còn linh hồn của họ vẫn quanh quẩn
đâu đó. Có lúc thì vô hình, có khi lại hiện hữu, thông qua hình dạng những con
vật như con đại bàng,con bướm hay con nhện mà sau bảy lần biến hình, sẽ lại được
đầu thai trở lại làm người.….Tuy nhiên, hình ảnh con chim đại bàng được người
ÊĐê tin là linh thiêng nhất, nên chim Grứ thể hiện mối quan hệ giao thoa giữa
người sống với linh hồn những người đã chết.
Các cô gái Ê đê uyển chuyển, dịu dàng, phỏng
theo điệu múa của chim Grứ mời gọi thần linh về chứng kiến, phù hộ cho những
người tham gia buổi lễ…
Chim Grứ được coi như là phương tiện đưa
linh hồn người chết về thế giới của tổ tiên; đồng thời cũng là hình ảnh thể hiện
linh hồn của ông bà tổ tiên đến thăm con cháu trong những ngày có lễ hội và bảo
vệ những người đang sống. Vì thế, khi múa người ta đưa tay lên, làm thế nào để
người xem tưởng tượng ra như cái đầu , hoặc đôi cánh của chim đại bàng đang bay
lượn trên bầu trời.Cũng như mời gọi các vị thần linh, các linh hồn của người đã
khuất, về tham gia lễ hội cùng với buôn làng, với gia đình.
Múa chim Grứ có hai hình thức thể hiện cơ
bản: Một là chỉ dùng tay biểu diễn, sử dụng sự uyển chuyển của cổ tay, đưa đẩy,
chuyển động cả cánh tay tùy tình huống, ý nghĩa của việc lễ hội. Tùy theo lễ hội
mà người biểu diễn múa đưa tay lên bao nhiêu lần. Chẳng hạn, trong lễ cúng cột
nêu (mđi Gơng Drai), nếu cúng ba cột nêu, thì những người múa làm động tác xoè
tay sát dọc theo hai bên thân hình đưa lên đưa xuống ba lần, giống như con đại
bàng ba lần vỗ cánh trước khi bay. Nếu cũng 5 ché, phải đưa lên xuống 5 lần.
Hai là tay giơ cao quá đầu,chân nhón lên bước nhẹ nhàng lướt qua trước ghế
Kpan(lễ cúng rước kpan) và sau ché rượu (trong lễ cúng chúc phúc).
Động tác múa là sự kết hợp giữa đôi tay và
đôi chân để luôn tạo ra sự mềm mại, uyển chuyển. Các nghệ nhân có thể biểu diễn
điệu múa sao cho phù hợp với tính chất của lễ hội.Những nghệ nhân múa say sưa
lúc thì tay đưa lên cao, lúc thì giang ngang,xòe ra uyển chuyển. Ba ngón tay giữa
gập xuống, hai ngón út và ngón cái vẫn giữ nguyên vị trí, cổ tay chuyển động
theo sự di chuyển của bàn chân và thân hình, tưởng tượng lúc như đôi cánh của
con chim Grứ(đại bàng) đang vỗ dập dìu lao vút lên trên bầu trời xanh thăm thẳm
của cao nguyên; lúc như chiếc đầu chim đang xoay sang trái, sang phải đưa cặp mắt
sáng quắc quét qua toàn bộ khung cảnh xung quanh.
Tháp Pô Reme tại Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận
thờ Vua Pô Remê và hoàng Hậu Drah Jan người Ê Đê.
Điệu múa chim Grứ còn được sử dụng trong lễ
cúng rước Kpan. Khi ghế kpan được đưa lên nhà sàn hòa trong âm thanh vang rộn của
trống, của chiêng ngân vang, các nghệ nhân múa chim Grứ bắt đầu biểu diễn với
tiết tấu nhanh, chậm theo nhịp chiêng, có lúc như thác đổ giục dã, vui nhộn, có
lúc uyển chuyển nhẹ nhàng bay bổng. Người Êđê tin rằng đó là lúc các nghệ nhân
thay lời gia chủ hoặc buôn làng, chuyển lời khẩn cầu được phù hộ hoặc mời gọi đến
các vị thần và linh hồn tổ tiên. Đến khi tiếng trống tạm dừng, tiếng chiêng dần
dần giảm nhẹ âm lượng và ngừng hẳn thì các cô gái cũng đã múa xong.
Điệu múa chim Grứ của người Êđê luôn hòa
quyện với âm thanh dồn dập rộn ràng của dàn ching knah, làm cho lễ hội thêm sôi
nổi và lễ cúng càng thêm trang trọng.
Người múa trước đây thường là những người
đàn bà lớn tuổi,trang trọng. Sau này đội hình múa dần dần được trẻ hóa, là những
cô gái xinh đẹp, thân hình thon thả, đầy sức sống. Và, đặc biệt điệu múa Grứ chỉ
được múa với đội hình số lẻ 3, 5, 7, hoặc 9 người.
Múa Khiêl:
Điệu múa Khiêl của người Ê-đê, một hình thức
múa võ có lịch sử lâu đời và tồn tại đến ngày nay. Người múa mặc trang phục khá
đặc trưng, đầu quấn khăn đỏ, thả hai đuôi khăn về phía trước trán, mặc áo hở ngực,
đóng khố kơtel, tay trái cầm Khiêl, tay phải cầm gươm, nhảy múa với động tác mạnh
mẽ đầy uy lực, nhưng phải phối hợp với âm nhạc lúc trầm, bổng, lên cao. Múa
khiêl thường múa thành từng cặp, từng nhóm. Vì vậy, người múa phải có sự phối hợp
hài hoà và chính xác để tránh những va chạm tai nạn. Điệu múa này thường được sử
dụng trong các nghi lễ như đâm trâu, bỏ mả.
Đàn K'ni của dân tộc Ê Đê và dân tộc Gia Rai.
Nhạc cụ:
Hát dân gian thường gắn liền với việc sử dụng
nhạc cụ cổ truyền.
Thân đàn là một khúc nứa, tre hoặc gỗ tròn
nhỏ, không có bầu cộng hưởng. Trên thân có gắn phím bấm. Dây đàn được mắc dọc
theo thân đàn. Cung kéo chỉ là một đoạn tre nhỏ hoặc một thanh tre khi diễn tấu
người ta cọ phần cật vào dây. Âm lượng nhỏ và với đặc tính như trên, k’ni chủ yếu
là nhạc khí để bộc lộ tâm sự, tình cảm của các chàng trai với các cô gái vào những
lúc thanh vắng tĩnh mịch. Đôi khi người Ê-đê cũng dùng k’ni để đệm cho hát khóc
trong lễ tang
Ống sáo trúc: người Ê đê gọi là Đing, bao
gồm:
A. Đing Năm: (5 theo tiếng Ê đê là 6) gồm
6 ống nứa dài ngắn khác nhau được xếp thành hai bè. Tất cả đều được cắm một đầu
vào trái bầu khô. Trên lưng mỗi ống được khoét một lỗ ở những vị trí khác nhau
để tạo thành nhạc. Tên và cao độ của mỗi ống dựa theo tên và cao độ của các
chiêng Knah.
Hình thức diễn tấu: người biểu diễn ngồi
hoặc đứng hoặc vừa đi vừa thổi. Khi thổi để Đinh Năm ngang ngực, đầu các ống
hơi hướng lên trên, miệng ngậm vào đầu núm bầu, tay phải đỡ dưới hàng ống trên,
ngón cái đặt vào lỗ của ống thứ nhất ở bên cạnh, ngón trỏ và ngón giữa đặt vào
2 lỗ của ống thứ 2 và 3, 2 ngón còn lại có chức năng nâng và giữ. Tay phải đỡ
hàng ống dưới, các ngón như tay trái.
Thưởng thức tiếng khèn Đing Tak Tar (Đinh
Tắt Tà), câu hát truyền thống của bà con dân tộc Ê Đê.
B. Đing Tak Tar: Nhạc cụ này gồm một ống nứa
có ba lỗ, được cắm một đầu vào trái bầu khô.
Khi biểu diễn, người biểu diễn ngồi hoặc đứng,
đặt Đinh Tak Tar ngang ngực, phần ống nằm ngang người. Ngón trỏ và ngón giữa
tay phải kẹp vào phần ống nứa phía sau, ngón cái bịt đầu ống.Tay trái nắm phần ống
dài phía trước, ngón cái bịt lỗ bên cạnh phải, ngón trỏ, ngón giữa đặt lên 2 lỗ
nằm phía trên.
Ngoài ra còn có các loại đinh như: Đing buốt
chốc, Đing ring, Đing téc.
C. Đinh Buôt Kliă: là cây sáo dọc, làm bằng
ống nứa, có 4 lỗ bấm và mỗi lỗ là 1 nốt.
Hình thức diễn tấu: người biểu diễn ngồi
hoặc đứng, cây sáo để dọc, phần đuôi hơi hướng ra ngoài, miệng ngậm vào đầu thổi.
tay phải ở trên, tay trái ở dưới, ngón cái đặt phía sau, ngón trỏ và ngón áp út
đặt lên các lỗ bấm. Ngón giữa có nhiệm vụ giữ ống.
Tù Và dân tộc Ê Đê.
Ki Pah: Là chiếc tù bằng sừng trâu (ki là
sừng, pá là vỗ). Một đầu sừng rỗng, đầu nhọn cưa đi để thành 1 khe hẹp, ở giữa
gần phần đầu nhỏ có nhô lên 1 cuôp (lưỡi gà) hình chữ nhật gắn kín bằng sáp ong
làm núm ngậm vào để thổi. Khi thổi người ta dùng lòng bàn tay vỗ vào miệng tù
và để tạo nên âm thanh vang xa.
Hình thức diễn tấu: đặt nằm ngang, tay
trái nắm thân chiếc tù bằng 4 ngón tay, ngón cái bịt đầu ống nhỏ để thay đổi
cao độ, âm thanh. Miệng ngậm vào cuoop, dùng hơi thổi.
Nhạc cụ bằng dây, như:
Brố: Gồm một nửa quả bầu khô có đường kính
từ 14 – 20 cm, phần núm được gắn với một cần đàn dài từ 1,2m – 1,4m (bằng gỗ).
Có hai tay bằng tre để mắc dây và lên dây. Trên cần đàn có năm phím bấm lam bằng
bông gòn trộn với sáp ông đen, mỗi phím cách nhau từ 5 – 6 cm.
Cồng chiêng Ê Đê
Cồng chiêng:
Phổ biến và được đồng bào yêu thích là bộ
nhạc khí bằng đồng, cồng (Knah) và chiêng (ching). Bộ cồng cỡ nhỏ không núm gồm
6 chiếc, từ nhỏ đến lớn bỏ lọt vào nhau đánh bằng dùi gỗ. Mỗi cái đều có tên
riêng và chức năng riêng theo thứ tự từ lớn đến nhỏ là:
1) Knah
2) Lhiang (còn gọi là ana lhiang)
3) Mdu Khơk (còn gọi là Knak Khơk)
4) Hluê Khơk (còn gọi là mong)
5) Hluê lhiang
6) Hluê khơk diêt (còn gọi là k’khiêk)
Chiêng thì có núm, lớn hơn knah và gồm 3
chiếc to nhỏ khác nhau, đứng đầu là ana, thứ đến là mdu, sau nữa là mong. Người
cử nhạc dùng dùi gỗ có bọc vải đánh vào mặt núm. Bên cạnh đó, còn có char là
cái lớn nhất không có núm, dùng để cầm nhịp. Dàn nhạc Ê đê còn có trống cái,
hgơr đi kèm, đồng thời đóng vai trò mở đầu và kết thúc một bản hoà tấu.
Hình thức diễn tấu: thường diễn tấu trong
nhà dài, ngồi trên ghế Kơ pan (K’pan) quay mặt về hướng Đông, cồng và chiêng để
hơi chếch trên đùi. Tay phải cầm rùi, đánh vào mặt của chiêng và cồng, tay trái
xòe ra, áp vào mặt ngoài (mặt phẳng). Khi diễn tấu, tay trái mở ra hoặc áp vào
hoặc gõ các ngón tay trên mặt phẳng phía sau. Riêng Mđụ đặt nằm xuống ghế, dưới
kê vải hoặc 1 lớp bao bố để ngăn bớt độ vang.
Ngoài ra, người Ê đê còn có một loại
chiêng là chiêng ống (ching Kôk): gồm 7 ống lồ ô to bằng cổ tay, 1 đầu bịt bằng
các mắt ống, 1 đầu rỗng. sáu ống được cắt vát khoảng 1 nửa ống ở đầu rỗng, 1 ống
để nguyên. Khi diễn tấu, cầm lỏng tay theo chiều thẳng đứng (phần đầu ống bịt ở
phía trên) bằng các ngón của tay trái ở đầu nguyên, không bị vát, cách đầu ống
khoảng 5-7 cm. Tay phải cầm rùi tre hoặc gỗ, 1 đầu rùi được bịt vải, hoặc cao
su.
Chinh Kram (chiêng tre) – người tập đánh
chiêng thường bắt đầu từ bộ chiêng này. Người Ê Đê thường ngồi khi đánh chiêng.
Trong nhà sàn, ghế dài (kpan) dựng sát vách là chỗ ngồi của đội chiêng. (ảnh
Báo Đắc Lắc.)
Chiêng tre
Bộ Cing kram (chiêng tre) thường có từ 5 –
9 chiếc, đôi khi cũng tăng lên gần 20 chiếc. Cũng giống như dàn chiêng bằng đồng,
mỗi dàn chiêng tre là một hợp xướng âm thanh, tương ứng với dàn Chiêng đồng.
Hình thức diễn tấu: mỗi nghệ nhân đặt
ngang thanh tre trên đùi, dùng rùi gõ vào mặt hơi cong lên (mặt cật) của thanh
tre. Nếu có cộng hưởng sẽ kẹp giữa 2 bắp chân của nghệ nhân, phía dưới thanh
tre. Khi diễn tấu, nghệ nhân cầm lỏng thanh tre bằng ngón cái hoặc ngón trỏ.
Chọn rồi, cây tre được đưa về phơi khô chừng
hai tháng, không để nứt nẻ, sau đó tùy vào đường kính của ống tre mà cắt theo
kích cỡ dài, ngắn khác nhau, để tạo âm thanh trầm, bổng, du dương… (thông thường,
dài từ 30 – 45 cm, đường kính từ 8 – 10 cm). Khó nhất là quá trình thẩm âm của
chiêng tre.
Mỗi cặp chiêng (ống tre và thanh tre) phải
có một loại âm thanh, giai điệu tương ứng với một lá chiêng đồng. Chính vì thế,
bộ chiêng tre cũng được cấu tạo các kích cỡ, âm thanh khác nhau, có hệ thống
như bộ chiêng đồng với biên chế tương ứng. Và các nghệ nhân để sử dụng và diễn
tấu được cồng chiêng bằng đồng, trước đó đều phải sử dụng thuần thục chiêng
tre.
Trải qua năm tháng, do thời tiết thay đổi,
âm thanh của từng chiếc chiêng tre cũng bị thay đổi theo, bị lạc “giọng”. Người
chỉnh chiêng tre phải vừa có đôi tai thẩm âm kỳ tài, vừa có bàn tay khéo léo, bởi
đồ nghề để chỉnh chiêng tre không phải búa, đe… như chỉnh chiêng đồng, mà chủ yếu
là dùng cưa tay, dao lát cắt, gọt bớt miệng ống tre… làm cho âm thanh của nó
cao hơn hoặc thấp hơn, tiếng chiêng tròn, vang hơn, đúng với chức năng của nó
trong dàn chiêng.
Cồng chiêng Ê Đê.
Nhạc Chiêng
Tiếng chiêng Ê Đê có âm thanh chắc, khỏe,
dồn dập, ngân và vang xa như khát vọng của chàng Đam San từ thuở nào dám chống
lại luật tục mẫu hệ ngàn đời của cộng đồng là ước mơ bắt cả Nữ thần Mặt Trời về
làm vợ…
Chiêng Ê Đê mang đậm tính tiết tấu mặc dù
những yếu tố còn lại như giai điệu, hòa thanh… vẫn không bị lấn át. Trong 9 chiếc
chiêng của cả dàn, trừ chiếc Sar lớn nhất giữ nhiệm vụ bè trầm thì 2 chiếc có
núm là M’đú và Ana ching đảm nhiệm phần tiết tấu, 6 chiếc còn lại là 6 chiếc
chiêng bằngK’lác là K’na ti, H’lang, Khơc, H’luê khơc, H’luê liang và M’đú khớc
diết thực hiện phần giai điệu. Người Ê Đê chỉ dùng dùi đánh vào phía trong các
chiêng bằng và vào phía ngoài đối với những chiêng có núm.
Với người Ê Đê, việc tấu chiêng thường là ở
trong nhà. Tại đó những nghệ nhân ngồi tấu chiêng trên chiếc K’pan (ghế dài –
được đẽo gọt từ một thân gỗ, không chắp nối) truyền thống. Các bài chiêng cụ thể
đã có quy định chặt chẽ nhưng tính ngẫu hứng, tính dân chủ và sự sáng tạo lại
là đặc điểm nổi bật trong sinh hoạt đối với cồng chiêng.
Chiêng Ê Đê có khá nhiều chủng loại như:
K’do, Ngansa, M’nhum, Luir, Kur, Loa với các nhóm (nhánh) K’pă, M’thur vàAdham,
riêng nhóm Ê Đê Bih có chiêng Vắcvei (đặc biệt hơn các nhánh khác từ trang phục
cũng như dàn chiêng), cả dàn gồm 6 chiếc nhưng đều là chiêng núm, nếu xếp lồng
vào nhau thì các vòng tròn từ cái lớn nhất đến cái nhỏ nhất đường kính của
chúng cách đều một đốt ngón tay cái (theo thứ tự)… Các dàn chiêng Ê Đê nhìn
chung đã có âm hưởng giống nhau nhưng âm khí lại khác nhau, tuy vậy khoảng cách
về cao độ giữa mỗi chiếc trong cả dàn vẫn phải là những hằng số.
Học hỏi.
Đôi điều về Cồng Chiêng Ê Đê
I.Giới thiệu sơ lược:
Đăklăk, vùng đất bazan hùng vĩ, nơi tập
trung sinh sống của người Ê đê hay Ra đê… biến âm tên gọi của cụm từ Yang Aê
Diê có nghĩa là (Con cái của trời). Người Ê đê là cộng đồng thống nhất về ý thức
tộc người, theo chế độ mẫu hệ. Vì vậy, trong gia đình chủ nhà là phụ nữ, họ chủ
động trong hôn nhân. Đàn ông khi được cưới về sẽ cư trú luôn bên nhà vợ, con
cái mang họ mẹ…
Ngoài trồng trọt nông sản như lúa, ngô,
khoai… họ còn chăn nuôi trâu, lợn, gà… Ngày nay do sự thay đổi và phát triển của
xã hội họ chuyển sang trồng cây công nghiệp là chính. Người Ê đê có một nền văn
hóa độc đáo và phong phú, đáng kể là các sử thi (Khan), nghệ thuật điêu khắc và
độc đáo nhất là âm nhạc dân gian mà cụ thể hơn là âm nhạc Cồng chiêng Ê đê, một
trong những thành tố góp phần để tổ chức UNESCO công nhận không gian văn hóa Cồng
Chiêng Tây Nguyên là di sản phi vật thể của nhân loại.
II.Khái niệm, tên gọi Cồng Chiêng Ê đê:
1. Khái niệm:
Cồng Chiêng là tên người Kinh gọi để chỉ
loại nhạc cụ được đúc hay gò bằng đồng, Cồng có núm ở giữa, Chiêng không có núm
ở giữa.
Tên gọi: Cả Cồng và Chiêng người Ê đê gọi
chung là Cing (Ching).
1.2. Ching Ê đê: Được gọi là nhạc cụ thuộc
bộ gõ định âm vì khi diễn tấu phát ra cao độ, tiết tấu, trường độ và âm sắc. Đó
là những thuộc tính của âm thanh có tính nhạc.
1.3 Cũng như các dân tộc Tây Nguyên khác:
Cồng Chiêng được xem là nhạc cụ linh thiêng nên thời kỳ đầu, chinh Ê đê sử dụng
để kết nối giữa con người và thần linh, về sau mới được sử dụng trong các lễ hội
dân gian.
1.4 Ching Ê đê: còn có tên gọi khác là
Ching Knăh.
2. Lịch sử, nguồn gốc Ching Ê đê:
Các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho rằng
Ching Ê đê có nguồn gốc từ Cồng Chiêng đá (Gong lu) có nhiều ở Đăklăk và
Đăknông. Tiếp đến họ sử dụng tre nứa để làm Ching vì vật liệu này có sẵn và dễ
tìm hơn đá phát ra âm thanh. Người Ê đê gọi nó là Ching Kram (Chiêng tre). Đến
thời đại đồ đồng, Cồng Chiêng đồng mới ra đời.
Có nhiều luồng ý kiến trái ngược nhau về lịch
sử nguồn gốc Ching Ê đê: “Ching xuất hiện từ bao giờ, Ching xuất hiện như thế
nào? Đó là vấn đề đặt ra cho các nhà nghiên cứu âm nhạc, dân tộc học khi nghiên
cứu dân tộc Ê đê”. (Ngô Đức Thịnh – Văn hóa dân gian Ê đê – giảng viên khoa Âm
nhạc Di sản – Học viện Âm nhạc Huế)
Một số nghệ nhân thì nói rằng: “ngày trước,
cha ông họ từ Nam Đảo đến Tây Nguyên bằng đường biển, mang theo bộ Chiêng truyền
thống của mình nhưng không thể chế tác được Chiêng nữa, họ phải mua ở những
vùng miền khác nhưChing Lao (Chiêng Lào) Ching Kur (Chiêng Campuchia) Ching
Juăn (Chiêng kinh)… về thẩm âm lại cho phù hợp với hàng âm cao độ của dân tộc
mình để sử dụng.
NSND Y Moan đang thẩm âm chiêng.
3. Phân nhóm – Cao độ – Tiết tấu Chiêng Ê
đê:
3.1. Phân nhóm: qua chuyến đi khảo sát điền
dã tại Tỉnh Đăklăk chúng tôi đã gặp một số nghệ nhân để lấy số liệu, đo đạc và
tìm hiểu về cồng chiêng Êđê và đã ghi lại được cao độ tiết tấu bộ chiêng Ê đê
sau:
3.1.1. Nhóm (Ching núm)
– Ching Char (Sar)
– Ching Ana
– Ching Mdu
– Ching Moong
3.1.2. Nhóm H’liang (Ching bằng)
– Ching Knah di
– Ching H’ liang
– Ching H’luê H’liang
3.1.3. Nhóm Khơk (Ching bằng)
– Ching Khơk
– Ching H’Luê Khơk
– Ching H’Luê Khơk Điêt
: Con trai lớn
: Con trai thứ hai
: Con trai út
: Con gái lớn
: Con gái thứ hai
: Con gái thứ ba
: Ông
: Mẹ
: Bố
: Cậu
3.2. Cao độ: Ching Ê đê có khá nhiều loại.
Vì vậy, không phải dàn Ching Ê đê nào cũng có kích cỡ và cao độ giống nhau,
nhưng thường gặp các bộ Chiêng có cao độ gần chuẩn như sau:
3.3. Tiết tấu:
Dù giai điệu và hòa âm nghe rất rõ ràng
nhưng tiết tấu vẫn nổi trội lên hàng đầu khi nghe diễn tấu Ching Ê đê. Ching
Char làm bè trầm, còn Ching Ana, Ching moong, và Ching Mdu giữ tiết tấu cho các
Ching còn lại đi giai điệu.
4. Cách diễn tấu – một số bài bản Ching Ê
đê:
4.1. Cách diễn tấu:
Điểm khác biệt ở cách diễn tấu Cồng Chiêng
của người Giarai, Banar, M’nông… so với diễn tấu Ching Ê đê là: nghệ nhân xếp
thành vòng tròn, luôn di chuyển, người hơi khom lưng về phía trước, thường kết
hợp với múa xoan… Còn người Ê đê diễn tấu Cồng Chiêng ngay trong nhà dài, trên
ghế K’pan (một loại ghế dài nằm ở phía Tây trong nhà dài). Chỉ vài trường hợp
Ching Ê đê được đánh ngoài trời là khi cúng bỏ mả, cúng bến nước, tang lễ… Các
Ching núm được đánh bằng dùi gỗ có bọc vải mềm, Ching Bằng đánh bằng dùi gỗ
không bọc gì, các Chiêng Bằng đều được đánh vào mặt trong của Chiêng, đó cũng
là điểm khác biệt trong cách diễn tấu Cồng Chiêng của người Ê đê với các tộc
người Tây Nguyên khác.
4.2. Một số bài bản Ching:
4.2.1. Các bài thường:
– Drông Tuê (Đón khách)
– Cing ngăn
– Mời rượu
– Đua tài đánh chiêng
4.2.2. Các bài theo điệu dân ca:
– Ai ray
– Ciricira
4.2.3. Các bài cúng lễ:
– Nga Yang (Cúng Giàng)
– Droong Yang (Gọi Giàng)
– Báo nhà có người chết
– Nga Yang Atâo (Cúng báo ông bà) và một số
bài đã thất truyền
Dưới đây là bài Ching Ê Đê
Đôi vợ chồng nghệ nhân du ca truyền thống dân tộc
Ê Đê - Già H’Junh & Già Y Gông.
III. Kết luận và đề xuất
Kết luận:
Với phạm vi thời gian và khuôn khổ chật hẹp
của một bài giới thiệu, trình độ về Cồng Chiêng Ê đê có hạn nên những vấn đề
nói trên vẫn còn đang là chưa thật đầy đủ, nhưng để hỗ trợ cho những người mới
làm quen với Ching Ê đê, chúng tôi nghĩ cũng rất cần thiết.
1. Một vài đề xuất:
– Hội thảo xong, chúng ta sẽ làm gì với bộ
môn Cồng Chiêng?
Đây là câu hỏi không dành riêng cho ai, có
rất nhiều ý kiến trái ngược nhau trong buổi hội thảo “vấn đề đào tạo âm nhạc di
sản khu vực Miền Trung và Tây Nguyên” nhưng chung quy lại vẫn chưa có kết luận
cụ thể.
– Học viện Âm nhạc Huế và khoa Âm nhạc Di
Sản làm gì khi Việt Nam được công nhận thêm 2 loại hình âm nhạc di sản phi vật
thể của nhân loại?
– Là những giảng viên thuộc khoa Âm nhạc
Di Sản, chúng tôi rất mong mỏi câu trả lời thẳng thắn và có trách nhiệm hơn từ
cấp lãnh đạo Học viện Âm nhạc Huế.
Cồng chiêng - nhạc cụ thiêng của đồng bào các dân
tộc ở Tây Nguyên.
Các nhạc cụ của người Ê Đê
Người Ê Đê (còn gọi là Rađê) có khoảng gần
35 vạn người, cư trú tập trung ở tỉnh Đắk Lắk, phía nam tỉnh Gia Lai, miền tây
của hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên. Người Ê Đê có kho tàng văn hóa dân gian rất
phong phú. Trong đó nghệ thuật âm nhạc phát triển rất đặc sắc và độc đáo, giàu
bản sắc cùng với sự đa dạng phong phú trong các hình thức biễu diễn. Nhạc cụ của
người Ê Đê gồm có: cồng chiêng, trống, sáo, khèn, Gôc, Kni, đàn, Đinh Năm, Đinh
Ktuk được nhiều người yêu thích.
Cồng chiêng là nhạc cụ của các dân tộc Ê
Đê, Ba Na, Gia Rai, Stieng thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình tròn như
chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có hoặc không
có núm. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để đánh cồng,
chiêng. Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao.
Âm thanh của cồng, chiêng vang như tiếng sấm rền. Đối với các dân tộc ở Việt
Nam, cồng, chiêng được coi là nhạc cụ thiêng. Lúc đầu, cồng, chiêng chỉ dùng để
tế lễ thần linh, sau này mới được dùng trong các lễ hội dân gian. Văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể
nhân loại. Hiện nay, tại các vùng có cồng chiêng như ở Tây Nguyên, hàng năm có
tổ chức Lễ hội Cồng chiêng rất hoành tráng.
Vũ điệu cồng chiêng Ê Đê.
Vũ điệu cồng chiêng.
Bro là nhạc dây phổ biến của người Ê Đê.
Bro là một ống tre lồ ô dài khoảng 90 đến 100 cm, đường kính từ 5 đến 8 cm. Phần
mặt đàn có dây giăng chạy qua, còn phần đối diện mặt đàn, trên thân ống có 1 lỗ
để gắn quả bầu, trét mật ong cho kín khe hở. Bro nguyên thủy chỉ có một dây làm
bằng xơ dứa se lại và vuốt bằng sáp ong. Loại Bro cải tiến hiện nay có hai dây
krom (dây thép). Ngay mặt trên thân ống, phần dưới dây có 3, 4 núm cao làm bằng
sáp ong gọi là phím. Bro là nhạc cụ dành cho nam giới, đánh độc tấu hoặc tự đệm
trong lúc hát. Khi đàn, chàng trai không mặc áo. Anh ta úp quả bầu tăng âm vào
bụng (phần trên rốn). Tay trái bấm phím, những ngón tay phải móc dây đàn, đồng
thời úp mở quả bầu để tạo độ rung, vang khác nhau.
Ana Kongan loại nhạc cụ bằng đồng thuộc
nhóm gõ được tạo âm bằng cách xóc, có hình dáng như chiếc vành khăn đeo vào
ngón tay cái (Ana Kongan), ở giữa hình vành khăn có những hạt sỏi nhỏ, khi
chơi, người chơi chỉ rung ngón tay cái thì nhạc cụ tạo ra những âm thanh vui
tai. An Konganthường được dùng trong các ngày lễ cúng như mừng thọ, bỏ mả, tang
ma, rước trống…
Đing Năm là một nhạc cụ họ hơi (họ sáo) của
một số dân tộc ở Tây Nguyên. Nhạc cụ này thường được dùng để thổi theo điệu hát
Ayray, trong các lễ hội: Lễ cúng bến nước, lễ cầu mưa, lễ mừng lúa mới, lễ lên
nhà mới, tăng lễ… Trong các lễ hội này, nhạc cụ được sử dụng thổi theo làn điệu
hát. Âm thanh trầm bổng, cao vút, réo rắt, dồn dập thể hiện cách điệu bản chất
hoang sơ của núi rừng Tây Nguyên.
Nhạc cụ Bro.
Đing Ktút hay Đinh vuốt là một loại nhạc cụ
họ hơi có 4 lỗ trên thân tre như sáo trúc, thiết diện tròn, bên trong rỗng từ đầu
này sang đầu kia, dùng phối hợp với thể loại hátKưứt, một người thổi và một người
hát. Âm thanh như gió thổi nhẹ, như suối reo róc rách gợi nên được khung cảnh
thiên nhiên phóng khoáng của núi rừng Tây Nguyên.
Goong là một ống tre lồ ô dài khoảng 70 đến
90 cm, đường kính từ 5 đến 8 cm, hai đầu ống đều có mấu kín. Phía chân đàn, phần
dưới mấu tre có mắc một đầu dây vào, phần đầu dây còn lại quấn vào những trục
lên dây bằng gỗ, cắm xuyên qua ống ở phía đầu đàn. Tuy nhiên, có lẽ do ống tre
có độ vang kém nên một số nghệ nhân đã nghĩ ra cách gắn thêm nửa quả bầu khô rỗng
ruột ở dưới các dây phía chân đàn để làm tăng độ vang của âm thanh. Đàn goong
có nhiều loại, tùy theo thiết kế, đàn có từ 10 dây đến 18 dây. Goong là nhạc
thường dùng để diễn lại những bài của cồng chiêng bằng hình thức độc tấu.
Kèn Đing Năm.
Hgor là loại trống da chỉ có những gia
đình giàu có mới sử dụng. Trống được làm bằng một thân cây độc mộc khoét rỗng
bên trong. Mặt trống rộng chừng 70 cm đến 1m được bịt bằng da trâu, có gắn một
hàng lục bằng đồng. Dùi trống bằng gỗ bịt vải, da. Trống Hgor luôn được chơi
chung với đàn Ching và do nghệ nhân có tuổi đánh. Trống Hgor còn được đánh lên
khi có tin buồn như nhà có người chết.
Ky pá là loại nhạc cụ như tù và làm bằng sừng
trâu, khi thổi, người thổi dùng lòng bàn tay vỗ vào miệng tù và tạo tiếng rung,
tiếng ngắt. Ky pá có âm lượng rất lớn nên thường được dùng phát hiệu lệnh chiến
đấu, đuổi muông thú. Ky pácòn dùng trong lễ tang ma, rước trống, cúng rẫy, cúng
thần nước…
Ching là loại nhạc cụ gõ bằng đồng phổ biến
và độc đáo.Ching theo quan niệm của người Ê Đê có thể giúp con người tiếp xúc với
thần linh (Yang) Vì vậy Ching chỉ xuất hiện trong các lễ lớn và có giá trị vật
chất rất cao (Một bộ Ching tốt có thể đổi 1 con voi hay 20 con trâu).
Lễ trưởng thành của người Ê Đê.
Các nghi lễ, lễ hội vòng đời người
I. Các nghi lễ
Các dân tộc bản địa Tây Nguyên nói chung,
Đắk Lắk nói riêng, có một nền văn hoá nghi lễ – lễ hội vô cùng độc đáo. Nó đi
suốt vòng đời của mỗi con người, từ lúc còn nằm trong bụng mẹ đến khi sinh ra,
trưởng thành rồi trở về với thế giới tổ tiên ông bà. Đối với dân tộc Êđê có các
nghi lễ như sau: Lễ cúng khi người mẹ mang thai, lễ cúng trước khi sinh, lễ
cúng đặt tên thổi tai, lễ cúng đầy tháng, lễ cúng đầy một mùa rẫy, lễ cúng đầy
ba mùa rẫy, lễ cúng đầy bảy mùa rẫy, lễ cúng tròn 15 mùa rẫy, lễ cúng trưởng
thành (tròn 17 mùa rẫy), lễ hỏi chồng, lễ cưới chồng, lễ cúng sức khoẻ cho đôi
vợ chồng trẻ, lễ cúng sức khoẻ hàng năm của mỗi gia đình, lễ cúng sức khoẻ cho
chủ nhà khi bước vào tuổi 50, 60, 70, 80… lễ cúng vào nhà mới, lễ rước kpan, lễ
kết nghĩa anh em, lễ tiếp khách, lễ tang, lễ bỏ mả…
1. Lễ cầu sinh đẻ:
Lễ được tổ chức khi người phụ nữ có mang
ba tháng. Với nghi lễ này người phụ nữ mang thai và gia đình tin tưởng rằng đứa
trẻ sinh ra sẽ khoẻ mạnh thông minh hơn người.
2. Lễ đặt tên:
Được thực hiện sau khi cháu bé ra đời một
ngày. Lễ có hai bước. Bước thứ nhất là cúng Yàng Bah Huê, thần che chở trẻ sơ
sinh và con người. Tiếp theo là lễ thổi tai (Băng Kiga) cho trẻ.
Lễ cúng đặt tên là một nghi lễ quan trọng
trong hệ thống nghi lễ vòng đời người. Nó là niềm hy vọng của gia đình đứa bé về
tương lại tốt đẹp của con mình.
3. Lễ trưởng thành:
Là một trong những lễ quan trọng trong các
nghi lễ vòng đời người của dân tộc Êđê. Khi cháu bé mới sinh, trong lễ đặt tên,
dăm dei (người cậu) đeo vào tay cho cháu một cái vòng đồng và cúng cho cháu một
bộ áo khố, một đôi dép da trâu, một vỏ quả bầu khô đựng nước, một chiếc khiên,
một thanh đao. Tất cả được bỏ trong một chiếc gùi và người mẹ cất giữ cẩn thận.
Cháu bé phải trải qua bảy lần cúng sức khoẻ,
mỗi lần cúng, người ta đánh dấu vào chiếc vòng một khấc. Khi vòng đủ bảy khấc
thì đứa bé đến tuổi trưởng thành (khoảng 17 – 18 tuổi). Sau lễ trưởng thành,
chàng trai được tự do đi làm ăn xa, hoặc tìm bạn đời và kết nghĩa anh em với
người khác buôn.
4. Lễ hỏi chồng:
Là lễ mở đầu trong bốn lễ cưới. Các cô gái
Êđê được tự do lựa chọn người yêu. Nếu cô gái tìm được người vừa ý thì báo với
cha mẹ để chuẩn bị làm lễ hỏi. Nhà gái chuẩn bị một lễ hỏi gồm một ché rượu, một
vòng đồng để cúng thần. Sau đó gia đình cô gái cùng ông mối đến nhà trai. Nếu
nhà trai ở buôn khác thì những người hỏi chồng mang thêm gói cơm nếp. Đến nhà
trai ông cậu cầm chiếc vòng đồng hỏi ý kiến chàng trai lần cuối. Chàng trai trả
lời ưng thuận. Họ làm lễ trao vòng. Cô gái và chàng trai cùng nắm tay vào chiếc
vòng đồng. Đó là lời giao ư
Đàm Minh Phượng (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét