Trong
tiến trình định canh định cư, tộc người Chứt miền núi Tây Bắc ở Quảng Bình đang
giữ lại những nếp sống mang sắc thái khởi nguyên. Rõ ràng nếp sống đó không biểu
thị sự chậm tiến mà ngược lại nó thể
hiện bản lĩnh văn hóa đã được sàng lọc qua bao biến thiên của lịch sử...
Địa
bàn cư trú của tộc người Chứt ở vùng
rừng núi cao với nhiều loại cây ăn quả, củ, hạt như: măng, nấm, trái cây rừng,
rau rừng, cùng đủ các loài cây dược liệu có giá trị như: sâm trúc, đương quy,
sa nhân… Trong các hoạt động kinh tế của họ, hái lượm là một hình thái kinh tế
chủ đạo. Thường thì người phụ nữ sẽ đảm đương việc hái lượm nhưng vì có nhiều
công việc nặng nhọc như đốn ngã cây, bóc vỏ, lấy lõi cây nhúc (một loài cây
tinh bột), đào cây móc, củ mài... chỉ có đàn ông mới làm được nên việc hái lượm
của người Chứt là công việc chung của mọi người. Người Chứt ngày càng ý thức được
việc an cư lạc nghiệp vì thế hình thái kinh tế hái lượm dần được thu hẹp. Trước
đây, người Chứt hoàn toàn bám víu vào các sản vật rừng núi nhưng hiện tại họ chỉ
hái rau rừng, măng, nấm để làm thức ăn trong bữa cơm hoặc mang tới những phiên
chợ vùng cao để bán.
Người Chứt có món cơm Pồi được chế biến rất công
phu. Ảnh: T.L
Nơi tộc người Chứt sinh sống, thú rừng
phong phú về loài và đa dạng về số lượng: gấu, voi, nhím, khỉ, chồn, sóc, cọp,
nai, lợn rừng... nên nghề săn bắn rất phát triển. Công việc săn bắn là của đàn
ông khỏe mạnh, nhanh nhẹn và thường được tổ chức vào mùa mưa. Nếu đi săn các loại
thú rừng nhỏ, không hung dữ thì họ đi riêng rẽ từng cá nhân rồi về trong ngày,
nhưng đàn ông người Chứt thường tổ chức các nhóm đi săn khoảng 5-7 người rồi đi
trong vòng 3-5 ngày. Phương thức phân phối thịt săn của đồng bào Chứt vẫn còn
mang nét bình quân nguyên thủy. Thịt săn được người đứng đầu nhóm đi săn lấy
toàn bộ cái đầu, một ít xương, số còn lại được chia đều cho mọi người. Tuy vậy,
đã có mầm mống của sự phân chia theo công sức lao động, người bắn trúng con thú
được quyền nhận phần đầu và chỗ thịt ở mũi tên bắn vào, còn số còn lại chia đều.
Hiện nay, săn bắn là một nghề bổ trợ vào việc tăng thêm thực phẩm và làm phương
tiện trao đổi kinh tế giữa đồng bào Chứt với những cư dân cận cư.
Nỏ -
loại vũ khí tự tạo của đồng bào dân tộc Chứt đã phát huy tác dụng quan trọng trong chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Ảnh:
T.L
Ngoài hái lượm, sắn bắn thì đánh bắt cá
cũng là hình thái kinh tế chủ đạo của đồng bào Chứt. Hoạt động đánh bắt cá của
họ diễn ra liên tục vào ban ngày và không theo mùa, cứ mỗi buổi sáng khoảng từ
6-9 giờ, còn buổi chiều từ 14-17 giờ. Sớm chiều từng đoàn người trong các bản
mang lưới vớt cá, kính lặn và giỏ đi xuống các khe suối để bắt cá. Riêng mùa
mưa thì hoạt động đánh bắt cá của họ diễn ra cả ngày lẫn đêm cùng nhiều hình thức
truyền thống như dùng lưới, mợng, đơm, đó, lằn, rọ, chài, lao có bịt sắt, súng
bắn cá để bắt cá. Có những phương pháp đánh bắt cá truyền thống mà tộc người Chứt
thường sử dụng. Họ dùng vỏ cây đò ho có chứa chất độc thả xuống một đoạn khe,
suối hay một cái hồ nào đó. Khi cá đã ngấm chất độc và nổi lên trên mặt nước
thì họ chỉ việc lấy vợt vớt lên bỏ vào oi. Ngoài ra người Chứt còn dùng cả vỏ
cây chẹo, giã nhỏ, thả xuống lòng suối làm cho cá cay mắt rồi nổi lên trên mặt
nước. Dần dần những cách đánh bắt này không được người Chứt sử dụng nữa, bởi họ
đã nhận thức ra mức độ nguy hiểm của chất độc từ vỏ cây sẽ ngấm dần vào cơ thể
và gián tiếp sinh ra nhiều thứ bệnh tật.
Trong đời sống sinh hoạt của tộc người Chứt,
cách lấy lửa bằng dụng cụ lấy lửa được truyền từ đời này qua đời khác cũng là
nét văn hóa đậm màu nguyên thủy. Muốn có lửa để dùng, người Chứt dùng một miếng
sắt nhỏ và một hòn đá cuội màu xám trong lòng màu đen và bùi nhùi bằng vỏ móc.
Khi lấy lửa, tay trái cầm hòn đá, ngón tay cái kẹp bùi nhùi ở đầu viên đá, tay
phải cầm thanh sắt đánh cạnh của nó theo chiều thẳng đứng với hòn đá, làm nhiều
lần cho nóng dần lên để tạo thành ngọn lửa. Trong mỗi gia đình người Chứt,
thanh sắt nhỏ được xem là vật gia bảo, truyền từ đời này qua đời khác.
Văn hóa nguyên thủy đa sắc ra đời trên nền
tảng lao động miệt mài của loài người, mang lại ánh sáng tri thức mà con người
hiện đại đang thừa hưởng. Ở góc độ văn hóa, người Chứt cũng đang gìn giữ và làm
mới một số dấu ấn văn hóa nguyên thủy độc đáo, song song với việc định canh định
cư, nâng cao dân trí, bồi dưỡng thể chất, xóa bỏ những tập tục canh tác lạc hậu,
mê tín dị đoan và từng bước giảm nghèo bền vững.
Triệu thị Bắc (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét