Khác
với các dân tộc khác, rượu cần của
người Chu Ru được làm từ một loại men đặc biệt, đó là thứ men được chế biến từ
các loại cây trong rừng, cách chế biến này tương đối phức tạp.
Thú
chơi rượu dân tộc của các đấng mày râu thị thành Cách phân biệt các loại rượu
vang Cách ngâm các loại rượu sâm Các Loại Rượu vang trên thị trường Các loại rượu
Ta Các loại rượu mạnh
Rượu cần của người Chu Ru: Đồng bào Chu Ru
ở Lâm Đồng thường tự làm rượu cần để uống trong dịp lễ tết hay đãi khách.
Khác với các dân tộc khác, rượu cần của
người Chu Ru được làm từ một loại men đặc biệt, đó là thứ men được chế biến từ
các loại cây trong rừng, cách chế biến này tương đối phức tạp. Đầu tiên là phải
vào sâu trong rừng tìm được 5 loại cây đặc chế như:
Dong Patơi: gọi là men rượu ngọt, loại cây
này chỉ sử dụng phần rễ để làm men.
Dông ơ mre: gọi là men cay vì là loại cây
này có vị cay như ớt.
Dông Wong: là loại cây này sử dụng cả thân
lá và rễ.
Dong dă: đây là loại cây không thể thiếu
được vì nó tác dụng gây say cho người uống nên còn gọi là men say.
Kzút:
còn gọi là men "cái".
Trong
năm loại cây trên đây thì Dong Patơi,
Dong dă, Dong mre, Dong Wong đựơc ví như men "đực" ,kết hợp với cây
Kzut là men "cái", sẽ tạo lên một hợp chất ngọt ngào trong rượu, là sự
giao hòa âm dương giúp cho
người uống không bị phản ứng nào, như đau đầu, đau bụng.
Sau khi có đủ năm loại cây trên, người ta
phơi bốn loại men " đực" cho héo, rồi đem băm nhỏ, bỏ vào cối giã cho
đến khi thành bột. Sau đó bỏ vào nia đem phơi nắng cho khô.
Bây giờ người ta đem gạo ra ngâm nước một
đem, vớt ra để cho ráo, rồi giã thành bột. Cây men " cái" Kzut bây giờ
mới đem ra sử dụng bằng cách bỏ vào nồi nước đum thật sôi cho ra hết chất men
trong cây. Cuối cùng trộn tất cả thành thứ hỗn hợp bột cây lẫn bột gạo, nhào
cho dẻo và nặn thành từng nắm hay vo tròn như quả trứng. Đây là men để làm rượu.
Đem men sắp vào chiếc rá hay thau nhựa, lấy lá Kzut đắp lên mặt để qua đêm. Hôm
sau đem phơi nắng cho thật khô.
Có điều men này chỉ sử dụng sau một tháng,
nếu đem dùng sớm quá rượu sẽ bị chua, còn nếu để lâu hơn 6 tháng thi men sẽ mất
tác dụng. Trên đây là quá trình chế biến men.
Nguyên
liệu để làm rượu gồm gạo lức, men và
vỗ trấu. Đầu tiên nấu gạo thành cơm, khi chín đổ ra nia rồi đánh cho tơi ra, nhất
thiết không để bị đóng cục. Men giã nhỏ trộn đều với cơm. Sau đó trộn một ít vỏ
trấu vào hỗn hợp cơm và men rồi ủ trong gùi độ 24 giờ, ủ xong đổ ra nia trộn lại
một lần nữa cho thật đều mới cho vào chiếc ché. Cuối cùng lấy tro bếp nhồi với
ít nước cho thật dẻo rồi đắp lên miệng làm nắp đậy.
Để rượu từ 10 hôm cho đến giáp một tháng
là uống được, nhưng rượu ngon nhất vẫn là rượu để từ vài ba tháng. Rượu cần đối
với đồng bào Chu Ru là một thức uống thiết yếu không thể thiếu trong dịp lễ hội,
mặc dù hàng ngày vẫn có đôi ba ché rượu để sẵn trong nhà. Ngày nay, một số buôn
làng người Chu Ru mua men của người Kinh để về làm rượu thay vì làm men theo kiểu
truyền thống nhưng rượu mất ngon,.. không đậm đà như men rượu từ cây rừng.Nhưng
có điều bỏ công lặn lội vào rừng sâu để tìm ra cây men không phải là dễ!
Hoàng Thị Khuyên (sưu
tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét