Dân tộc Chứt (Sầm Thị Phong)

Dân tộc Chứt, còn gọi là người Rục, người Sách, người A rem, người Mày, người Mã liềng, người Tu vang, người Pa leng, người Xe lang, người Tơ hung, người Cha cú, người Tắc cực, người U mo, người Xá lá vàng, là một dân tộc ít người sinh sống tại Lào và Việt Nam.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Chứt ở Việt Nam có dân số 6.022 người, cư trú tại 23 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Chứt cư trú tập trung tại các tỉnh: Quảng Bình (5.095 người, chiếm 84,6% tổng số người Chứt tại Việt Nam), Đắk Lắk (435 người), Lâm Đồng (266 người), Hà Tĩnh (156 người)

Tại Lào, theo ước tính của Ethnologue thì có khoảng 450 người Chứt (Ethnologue ghi là theo điều tra dân số năm 1995 của Lào) sinh sống tại tỉnh Khammouan.

Người Chứt là tộc người sử dụng ngôn ngữ cùng ngữ hệ với tiếng Việt. Tiếng Chứt được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm vì gần gũi với tiếng Kinh nguyên thủy. Tiếng Chứt tách ra khỏi nhóm tiếng Việt Mường đầu tiên vào khoảng thế kỷ V-VI, sau đó khá lâu, vào khoảng thế kỷ X – XI tiếng Mường mới tách ra (Phạm Đức Dương). Giáo sư Trần Trí Dõi đã nhận xét tiếng Chứt như “bảo tàng lưu giữ các giai đoạn phát triển của tiếng Việt”. Văn hóa của người Chứt cũng cho phép tìm lại lịch sử phát triển của người Việt cổ.

Người Chứt (nhóm Rục) có kỹ thuật trèo cây nổi tiếng để lấy mật ở các tổ ong trên cây cao. Họ leo thang bằng dây mây. Mỗi nấc thang là một vòng dây buộc vào thân cây, có chỗ đặt bàn chân. Leo đến đâu, buộc vòng thang đến đó.

Người Chứt (nhóm Rục) có kỹ thuật trèo cây nổi tiếng để lấy mật ở các tổ ong trên cây cao. Họ leo thang bằng dây mây. Mỗi nấc thang là một vòng dây buộc vào thân cây, có chỗ đặt bàn chân. Leo đến đâu, buộc vòng thang đến đó.
Người Chứt sống chủ yếu bằng trồng trọt và một phần nhờ săn bắn và hái lượm. Họ ăn cơm đồ cách thuỷ với thức ăn thường có rau rừng thái nhỏ nấu với ốc hay cá suối.

Tộc người Rục được một tiểu đội Công an Quảng Bình phát hiện vào ngày 12 tháng 8 năm 1959 trong hang sâu tại vùng hang động Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc xã Thượng Hóa huyện Minh Hóa (Quảng Bình) gồm 11 hộ với 34 người.

Người Rục có tập quán rất lạc hậu, quen ở hang sâu, săn bắt, hái lượm, nhưng họ cũng có một cuộc sống tinh thần phong phú với những nhạc cụ núi rừng như đàn trơ bon, đàn môi, sáo dọc và làn điệu cà lưm cà lềnh. Do tập quán lạc hậu, sống trong hang đá, săn bắt, hái lượm tận rừng sâu, người Rục có nguy cơ suy giảm dân số hết sức nghiêm trọng.

Trong hơn 40 năm, người Rục đã làm một cuộc hành trình về với cộng đồng. Đến cuối năm 2006, nhân khẩu đã lên đến 414 người và được phân bố trong bốn bản Phú Minh, Ón, Yên Hợp và Mò O – Ồ Ồ thuộc xã Thượng Hóa, ở xen với các tộc như Sách, Mày, Kinh. Số liệu năm 2009 số lượng nhân khẩu có khoảng 600 người.

Bản thân chữ “Chứt” cũng được hiểu là hang đá, nơi trú ngụ của người Chứt. Với trình độ sản xuất thấp, người Chứt không biết dệt vải. Vào mùa hè nam giới Chứt đóng khố và cởi trần còn phụ nữ Chứt mặc váy. Mùa đông, họ mặc áo làm bằng vỏ cây.

Trẻ em rất thích chơi đu. Người Chứt thường làm đu cho trẻ em nhỏ dưới các gốc cây to có bóng mát, treo đu ngay trên các cành cây.

Ngày nay người Chứt đã sống định canh định cư, nhưng các làng của người Chứt (gọi là Cà Vên) thường tản mạn và nhà cửa không bền vững. Họ sống nhờ trồng trọt (nhóm Sách làm ruộng, còn nhóm Rục và A rem là làm rẫy), canh tác lúa, đậu, lạc, trầu không. Khi đến mùa thu hoạch, họ vẫn lên ở các hang núi gần nương rẫy, chỉ trở lại bản làng khi mùa màng xong xuôi. Người Chứt cũng hái lượm, săn bắn, đánh cá, chăn nuôi. Nghề mộc và đan lát khá phổ biến trong các tộc người Chứt. Các đồ dùng bằng kim loại và vải vóc, y phục phải mua hoặc trao do người Chứt không trồng bông dệt vải hay chế tạo đồ kim loại.

Người Chứt ngày nay thường nhận mình là họ Cao, họ Đinh… Mỗi dòng họ đều có người tộc trưởng, có bàn thờ tổ tiên chung. Trong làng người Chứt, tộc trưởng nào có uy tín lớn hơn thì được suy tôn làm trưởng làng.

Người Chứt có quan hệ vợ chồng bền vững. Lễ cưới được tổ chức bên nhà gái trước lễ đón dâu. Lễ vật trong đám cưới ngoài lợn, gà, luôn phải có thịt khỉ sấy khô.

Việc ma chay của người Chứt đơn giản, nhóm Sách có tiếp thu ảnh hưởng của người Kinh. Tang gia được tổ chức trong 2 đến 3 ngày bằng nghi lễ cúng bái, rồi đưa người chết đi chôn. Mộ được đắt thành nấm đất, không có nhà mồ bên trên. Sau 3 ngày, tộc trưởng làm lễ gọi hồn cho người chết về ngụ tại bàn thờ tổ tiên ở nhà tộc trưởng, từ đó người thân không chăm sóc mộ nữa.

Ngoài, thờ cúng tổ tiên, người Chứt tin có ma rừng, ma suối, ma không trung, ma bếp… Trong tín ngưỡng của người Chứt cũng có Thần nông bảo vệ mùa màng và là vị thần tối cao. Hoạt động nông nghiệp thường được thực hiện kèm theo các nghi lễ như lễ xuống giống, lễ sau gieo hạt, lễ cúng hồn lúa, lễ ăn mừng được mùa.

Người Chứt có làn điệu dân ca Kà-tưm, Kà-lềnh. Nhạc cụ có khèn bè, đàn ống lồ ô loại cho nam và loại cho nữ, sáo 6 lỗ… Dân tộc Chứt có vốn truyện cổ dồi dào và ca dao hát ru gồm nhiều đề tài khác nhau.

Người Chứt có món cơm Pồi được chế biến rất công phu. (ảnh: T.L.)

Ca dao cơm Pồi
1. Trời mưa dác chẳn queng hồi.
Eng khôông lế cấy, ai tâm Pồi cho eng ăn.

Nghĩa là:
Trời mưa nước chảy quanh hồi.
Anh không lấy vợ, ai giã bồi cho anh ăn.

2. Trôông cho mau tếng mùa Pồi
Nhớ con ôốc tực tang ngồi trên vâm.

Nghĩa là:
Trông cho mau đến mùa Pồi
Nhớ con ốc vặn đang ngồi trên mâm.

Và:
3. Mặt trời tá các tôộng ngồi
Ti nô cúng nhớ cơm Pồi, thâu lang.

Nghĩa là:
Mặt trời đã gác động ngồi
Đi đâu cũng nhó cơm Pồi, rau khoai.

“Cứ đến ngày 11/12 (âm lịch) bà con đồng bào dân tộc Chứt đang sửa soạn chuẩn bị cho một mùa Tết truyền thống – Tết Cham-cha-bới. Cham-cha-bới có nghĩa là Mừng cơm mới. Sau một mùa thu hoạch bội thu người dân lại làm lễ tạ ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa. Đó như một lời tri ân của đồng bào đối với mẹ thiên nhiên trong một năm qua.” (trích Phượng Vũ)

Dưới đây mình có các bài:
– Độc Đáo Văn Hóa Nguyên Thủy Của Dân Tộc Chứt
– Tiếng đàn tình yêu của người Chứt
– Vốn cổ vùng cao
– Mừng cơm mới với người Chứt ở Quảng Bình
– Kiểu tìm hiểu nhau độc đáo của dân tộc Chứt
– Đất thiêng lập làng của người Mày (nhóm dân tộc Chứt)
– Đạo chia nước của người Mày (Dân tộc Chứt)
– Tục chữa bệnh độc đáo của người Chứt, Quảng Bình
– Tộc người Rục lọt top 10 dân tộc bí ẩn nhất thế giới

Nét nổi bật của ngôi nhà sàn người Chứt (nhóm Arem) là hai chiếc khau cút được bố trí ở hai đầu nóc nhà. Khau cút được làm từ hai đoạn cây lồ ô hoặc gỗ buộc chéo nhau tại thành một góc vuông. Nửa trên được vót nhọn, nửa dưới buộc vào rui của mái nhà. Khau cút chẳng những để giữ cho đầu mái nhà khỏi bị gió lật mà điều có ý nghĩa xã hội cơ bản đối với cư dân ở đây là: Dấu hiệu để nhận biết đồng tộc.

Nét nổi bật của ngôi nhà sàn người Chứt (nhóm Arem) là hai chiếc khau cút được bố trí ở hai đầu nóc nhà. Khau cút được làm từ hai đoạn cây lồ ô hoặc gỗ buộc chéo nhau tại thành một góc vuông. Nửa trên được vót nhọn, nửa dưới buộc vào rui của mái nhà. Khau cút chẳng những để giữ cho đầu mái nhà khỏi bị gió lật mà điều có ý nghĩa xã hội cơ bản đối với cư dân ở đây là: Dấu hiệu để nhận biết đồng tộc.
Độc Đáo Văn Hóa Nguyên Thủy Của Dân Tộc Chứt
Trong tiến trình định canh định cư, tộc người Chứt miền núi Tây Bắc ở Quảng Bình đang giữ lại những nếp sống mang sắc thái khởi nguyên. Rõ ràng nếp sống đó không biểu thị sự chậm tiến mà ngược lại nó thể hiện bản lĩnh văn hóa đã được sàng lọc qua bao biến thiên của lịch sử…

Địa bàn cư trú của tộc người Chứt ở vùng rừng núi cao với nhiều loại cây ăn quả, củ, hạt như: măng, nấm, trái cây rừng, rau rừng, cùng đủ các loài cây dược liệu có giá trị như: sâm trúc, đương quy, sa nhân… Trong các hoạt động kinh tế của họ, hái lượm là một hình thái kinh tế chủ đạo. Thường thì người phụ nữ sẽ đảm đương việc hái lượm nhưng vì có nhiều công việc nặng nhọc như đốn ngã cây, bóc vỏ, lấy lõi cây nhúc (một loài cây tinh bột), đào cây móc, củ mài… chỉ có đàn ông mới làm được nên việc hái lượm của người Chứt là công việc chung của mọi người. Người Chứt ngày càng ý thức được việc an cư lạc nghiệp vì thế hình thái kinh tế hái lượm dần được thu hẹp. Trước đây, người Chứt hoàn toàn bám víu vào các sản vật rừng núi nhưng hiện tại họ chỉ hái rau rừng, măng, nấm để làm thức ăn trong bữa cơm hoặc mang tới những phiên chợ vùng cao để bán.

Nơi tộc người Chứt sinh sống, thú rừng phong phú về loài và đa dạng về số lượng: gấu, voi, nhím, khỉ, chồn, sóc, cọp, nai, lợn rừng… nên nghề săn bắn rất phát triển. Công việc săn bắn là của đàn ông khỏe mạnh, nhanh nhẹn và thường được tổ chức vào mùa mưa. Nếu đi săn các loại thú rừng nhỏ, không hung dữ thì họ đi riêng rẽ từng cá nhân rồi về trong ngày, nhưng đàn ông người Chứt thường tổ chức các nhóm đi săn khoảng 5-7 người rồi đi trong vòng 3-5 ngày. Phương thức phân phối thịt săn của đồng bào Chứt vẫn còn mang nét bình quân nguyên thủy. Thịt săn được người đứng đầu nhóm đi săn lấy toàn bộ cái đầu, một ít xương, số còn lại được chia đều cho mọi người. Tuy vậy, đã có mầm mống của sự phân chia theo công sức lao động, người bắn trúng con thú được quyền nhận phần đầu và chỗ thịt ở mũi tên bắn vào, còn số còn lại chia đều. Hiện nay, săn bắn là một nghề bổ trợ vào việc tăng thêm thực phẩm và làm phương tiện trao đổi kinh tế giữa đồng bào Chứt với những cư dân cận cư.

Nỏ - loại vũ khí tự tạo của dân tộc Chứt.

Ngoài hái lượm, sắn bắn thì đánh bắt cá cũng là hình thái kinh tế chủ đạo của đồng bào Chứt. Hoạt động đánh bắt cá của họ diễn ra liên tục vào ban ngày và không theo mùa, cứ mỗi buổi sáng khoảng từ 6-9 giờ, còn buổi chiều từ 14-17 giờ. Sớm chiều từng đoàn người trong các bản mang lưới vớt cá, kính lặn và giỏ đi xuống các khe suối để bắt cá. Riêng mùa mưa thì hoạt động đánh bắt cá của họ diễn ra cả ngày lẫn đêm cùng nhiều hình thức truyền thống như dùng lưới, mợng, đơm, đó, lằn, rọ, chài, lao có bịt sắt, súng bắn cá để bắt cá. Có những phương pháp đánh bắt cá truyền thống mà tộc người Chứt thường sử dụng. Họ dùng vỏ cây đò ho có chứa chất độc thả xuống một đoạn khe, suối hay một cái hồ nào đó. Khi cá đã ngấm chất độc và nổi lên trên mặt nước thì họ chỉ việc lấy vợt vớt lên bỏ vào oi. Ngoài ra người Chứt còn dùng cả vỏ cây chẹo, giã nhỏ, thả xuống lòng suối làm cho cá cay mắt rồi nổi lên trên mặt nước. Dần dần những cách đánh bắt này không được người Chứt sử dụng nữa, bởi họ đã nhận thức ra mức độ nguy hiểm của chất độc từ vỏ cây sẽ ngấm dần vào cơ thể và gián tiếp sinh ra nhiều thứ bệnh tật.

Trong đời sống sinh hoạt của tộc người Chứt, cách lấy lửa bằng dụng cụ lấy lửa được truyền từ đời này qua đời khác cũng là nét văn hóa đậm màu nguyên thủy. Muốn có lửa để dùng, người Chứt dùng một miếng sắt nhỏ và một hòn đá cuội màu xám trong lòng màu đen và bùi nhùi bằng vỏ móc. Khi lấy lửa, tay trái cầm hòn đá, ngón tay cái kẹp bùi nhùi ở đầu viên đá, tay phải cầm thanh sắt đánh cạnh của nó theo chiều thẳng đứng với hòn đá, làm nhiều lần cho nóng dần lên để tạo thành ngọn lửa. Trong mỗi gia đình người Chứt, thanh sắt nhỏ được xem là vật gia bảo, truyền từ đời này qua đời khác.

Văn hóa nguyên thủy đa sắc ra đời trên nền tảng lao động miệt mài của loài người, mang lại ánh sáng tri thức mà con người hiện đại đang thừa hưởng. Ở góc độ văn hóa, người Chứt cũng đang gìn giữ và làm mới một số dấu ấn văn hóa nguyên thủy độc đáo, song song với việc định canh định cư, nâng cao dân trí, bồi dưỡng thể chất, xóa bỏ những tập tục canh tác lạc hậu, mê tín dị đoan và từng bước giảm nghèo bền vững.

Bà Sen với cây đàn Trơ Bon. (ảnh dantri)

Tiếng đàn tình yêu của người Chứt
Đáp lại tiếng đàn trơ bon réo rắt của cô gái, tiếng kèn môi là lời thủ thỉ tâm tình của chàng trai. Sống bao đời trên những đỉnh núi cao, cách xa các dân tộc khác, người Chứt làm bạn với tiếng đàn, tiếng kèn, tiếng sáo. Những âm thanh rủ rỉ như vọng về từ một miền kí ức xa thẳm, như tiếng nước chảy róc rách trên những rục nước, tiếng gió thì thào xuyên những tán rừng.

Bà Hồ Thị Sen ở bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) không nhớ năm nay mình bao nhiêu tuổi, cũng không nhớ mình biết kéo đàn trơ bon từ bao giờ. Bà chỉ nhớ rằng, từ khi chưa có người yêu, bà đã kéo đàn trơ bon thâu những đêm hội: “Chưa có chồng, mình làm cái đàn này thổi chơi. Tôi với ông chồng cũng nên duyên từ tiếng đàn này, từ tiếng kèn môi kia. Ông ấy không dám hỏi, thổi sáo thay cho lời tình yêu. Tôi cũng thích nhưng ngại không nói, kéo đàn trả lời”.

Cây đàn trơ bon của người Chứt rất đơn giản: chỉ gồm 1 ống nứa, 2 dây cước chạy song song theo ống nứa và 1 cật nứa dùng để kéo đàn. Vì cây đàn thô sơ như vậy nên người Chứt còn gọi đàn trơ bon đơn giản là đàn nứa.

Ngày trước, những đêm mùa xuân, nam nữ hẹn hò bên bờ suối. Các cô gái kéo đàn trơ bon, các chàng trai gẩy kèn môi, đệm nhạc cho những bài dân ca Chứt.

Ông Phượng đang chế tác nhạc cụ. (ảnh dantri)

Trước khi kéo đàn trơ bon, người ta phải làm ướt cật nứa. Nếu cật nứa không đủ ẩm thì đàn sẽ không kêu.
Ông Hồ Phượng là người khéo tay có tiếng ở bản Rào Tre. Hầu hết những cây đàn trơ bon, kèn môi ở bản Rào Tre đều do ông làm; nhiều người biết kéo đàn, thổi kèn là do ông dạy: “Đàn với kèn là trêu nhau, lời mình hỏi nhau. Ví dụ, hỏi: đằng em có yêu anh không? Đằng vợ đánh đàn trơ bon có nghĩa là : em yêu anh”.
Theo ông Hồ Phượng, trước đây người Chứt ở bản Rào Tre còn có khèn bè, nhưng từ lâu không còn ai biết làm, không ai nhớ cách dùng. Người biết đánh đàn trơ bon, biết thổi kèn môi ở bản Rào Tre giờ cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Theo nhạc sỹ Trịnh Ngọc Châu (Sở VH-TT-DL Hà Tĩnh) nhạc cụ của người Chứt không phong phú, đa dạng như các dân tộc khác, âm lượng nhỏ, với các cung bậc đơn giản. Nhạc cụ phản ánh trình độ phát triển của chủ nhân chúng – một dân tộc nhỏ bé giữa đại ngàn Trường Sơn: “Đàn của người Chứt, kể cả âm thanh và các cung bậc rất đơn giản. Để làm sáo trúc, nghệ nhân phải luộc nước muối, ngâm; cây trúc phải già, các đốt khác nhau. Đây, người Chứt dùng nứa non, cộng hưởng với ống cũng kém. Dây cước, dây tơ thì âm thanh có vẻ mềm hơn nhưng không thể lớn như dây kim khí, kim loại được”.

Song, đối với người Chứt ở bản Rào Tre, dù nhạc cụ của họ đơn giản, nhưng đó là niềm tự hào về dân tộc mình.

Vốn cổ vùng cao

Con ngủ đi con
Cho mẹ đi tuốt lúa về làm ăn
Cho bố đi bắn con gấu về làm ăn

Tỉnh Quảng Bình có hai dân tộc thiểu số: dân tộc Bru-Vân Kiều và dân tộc Chứt , với hơn 19.000 nhân khẩu, chiếm khoảng 2% dân số của tỉnh. Dân tộc Bru-Vân kiều gồm 4 tộc người: Vân Kiều, Khùa, Ma coong, Trì . Dân tộc Chứt gồm 5 tộc người: Sách, Mày, Rục, A rem, Mã liềng . Các dân tộc thiểu số còn lại với số dân không nhiều như: Thổ, Mường, Tày, Thái, Pa cô…

Đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình có dân số không nhiều, lại phân thành nhiều tộc người, trong đó có những tộc người dân số chỉ vài trăm người như A rem, Rục.., sinh sống chủ yếu ở các xã vùng sâu, biên giới, nơi có điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội hết sức khó khăn. Tuy vậy, trong quá trình lao động sản xuất và đấu tranh với thiên nhiên để sinh tồn, đồng bào các dân tộc thiểu số Quảng Bình đã cố gắng sáng tạo và gìn giữ cho riêng mình rất nhiều giá trị văn hoá vật chất, tinh thần độc đáo, trong đó có vốn văn học dân gian đặc sắc. Kho tàng văn học dân gian dân tộc thiểu số Quảng Bình mang đậm bản sắc riêng của tộc người.

Ngoài ra, ở vùng miền núi tỉnh Quảng Bình còn có khoảng 35000 người Nguồn, một tộc người của người Việt, cận cư lâu đời với đồng bào Chứt, do kết quả của sự giao lưu văn hoá, nên xuất hiện một số yếu tố chung, gần gũi, đặc biệt trong văn hoc dân gian với dân tộc Chứt, nên cũng được chúng tôi xem xét chung ở đây.

Trong kho tàng văn học dân gian dân tộc thiểu số Quảng Bình, nghệ thuật ngôn từ chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, trong đó, ca dao, dân ca xuất hiện thường xuyên trong đời sống tinh thần của đồng bào; ngoài ra, còn có tục ngữ, câu đố và một số loại thể khác, nhưng số lượng không đáng kể.

Ca dao dân tộc thiểu số Quảng Bình (bao gồm cả phần lời trong các làn điệu dân ca) có nội dung và nghệ thuật khá độc đáo. Nhìn chung, ca dao các dân tộc thiểu số Quảng bình tập trung phản ánh các nội dung chính sau đây:

- Tình yêu quê hương, làng bản, lòng tự hào với sự giàu có, trù phú của núi rừng, qua đó động viên nhau quyết giữ lấy “núi rừng quê ta”.

- Tình yêu lao động, dẫu là một thứ lao động cổ truyền vất vả từ sáng đến chiều, nhưng là tự do, nên vẫn say sưa , vẫn thích thú, vì nó đem lại cuộc sống vui tươi.

- Tình yêu nam nữ với tất cả các cung bậc tình cảm của nó.

Đi tìm con ká tơm, hỡi anh!
Bắt được bỏ vào ca dăng, hỡi anh!
Với nội dung phong phú, đượm chất trữ tình, ca dao dân tộc thiểu số Quảng bình được sử dụng phổ biến trong nhiều bối cảnh: Đọc cho nhau nghe, dùng để hát đối đáp, làm lời cho các khúc dân ca; gắn bó một cách tự nhiên với sinh hoạt hàng ngày của đồng bào.

Với đồng bào Nguồn, bên cạnh các bài ca dao ca ngợi quê hương làng bản (Thứ nhất Thanh Lạng, Bàu La/Thứ hai Hung ải, Thứ ba Minh Cầm…), phản ánh tình yêu đôi lứa:

Em giàu rồi em lại khôn
Anh đang đói rách như chồn thóc mách tho me…

Còn có rất nhiều các bài ca dao khác được sử dụng vào dân ca, mà ngay hệ thống tên gọi cũng đã cho thấy sự đa dạng, phong phú trong đời sống vật chất, tình cảm của đồng bào:

Đi săn
Vợ anh anh hỏi đã lâu
Hát năm ba chuyện giải khuây
Con cá chặt đầu chặt đuôi
Nỗi khổ lấy chồng chung
Trách tình nhân…

Cần phải nói đến ở đây phần lời ca – thực chất là những khúc ca dao – trong điệu Hát sắc bùa, Hát chúc trò của đồng bào Nguồn. Đây là lối hát phổ biến của người Nguồn dùng để chúc phúc, chúc lộc lẫn nhau trong dịp tết âm lịch. Điệu hát này thể hiện khả năng ứng tác lời ca tuyệt vời của các nghệ nhân, vì tuỳ theo từng cuộc hát ở từng gia đình mà nội dung diễn xướng có thể thêm bớt, dài ngắn khác nhau, nhưng không thoát ra ngoài nội dung chúc tụng:

Được mùa để ăn cho lời
Để ăn cho lời mà để chơi lâu
Mừng ông với mụ sống lâu thọ trường
Lê lê là lê

Với người Chứt và người Bru Vân Kiều, số lượng ca dao tồn tại độc lập như một đơn vị văn học dân gian chỉnh thể không nhiều. Đa số trong đó đã hoá thân vào dân ca và hát ru và muốn xem xét nó không thể không nhắc đến các làn điệu Pa eo, Tơm tá lêng (Dân tộc Chứt); Oát, Prơdoạc, Roai, Adâng con (Dân tộc Bru Vân Kiều), để giao lưu trong lao động, trong những lúc đi sim tỏ tình, trong các đám hội hè, cưới xin, hoặc tế lễ ma chay, và cả trong những lúc ru con ngọt ngào êm ái…

Chiếc đàn trơ bon (phải) và chiếc bẫy chuột (trái) tại Bảo tàng Dân tộc học.

Dẫu làm ăn vất vả, một nắng hai sương, nhưng ít tìm thấy những lời kêu than buồn khổ trong các bài dân ca Chứt và Bru Vân Kiều. Ở đó người ta thường thấy những lời ca ví von ẩn dụ sâu sắc, đối đáp trữ tình giữa nam và nữ mà thôi:

Nam:
Đi tìm con ká tơm, chị ơi!
Bắt được bỏ vào ca dăng, chị ơi!
Lấy trầu ăn trầu, chị ơi!
Như con chim rừng Lào
Như con chim phía Nam
Như con chim miền xuôi, chị ơi!
Nằm ở ngọn khe này.
Sang ở ngọn khe kia…

Nữ:
Đi tìm con ká tơm, hỡi anh!
Bắt được bỏ vào ca dăng, hỡi anh!
Lấy trầu ăn trầu, hỡi anh!
Đã chờ đợi nhau
Chờ đợi đến gặp nhau
Mang nặng, nắng nóng mấy cũng đi, hỡi anh!

(Pa eo-Tơm tá lêng – Dân tộc Chứt)

Hoặc:
Nam:
Thân thể em mịn màng như hạt gạo trắng đầu mùa, em ơi!
Da dẻ em mát mẻ như nước trong đầu nguồn, em ơi

Nữ:
Yêu anh lắm, anh ơi! Thân anh cân đối đẹp đẽ
Yêu anh lắm anh ơi! Dáng bộ anh sao dễ thương quá chừng !
Thấy anh ơi! Muốn lấy cơm trong tip ra mời anh
Em muốn cởi tấm áo đang mặc ra tặng anh!

(Oát – Dân ca Bru Vân Kiều)
Tình cảm gia đình, tình yêu thương cha con, mẹ con cũng được biểu hiện sâu sắc trong lao động làm ăn hằng ngày bằng những lời ca mộc mạc, chan chứa tình người: ông bà dạy cháu, cha mẹ dạy con nên người:

Siêng làm ăn, đừng nhác
Muốn được vợ, được chồng
Như thiên hạ,
Như xóm làng
Phải làm bằng xóm làng
Đừng nói huyên thuyên
Chớ ghen tuông thàm thẹ
Mà phải theo anh em
Theo họ hàng làng xóm

(Bố dạy con – Hát ru Dân tộc Chứt)

Hoặc:
Ơ ơi! Con cáo ngủ ngồi ơ ơi!
Con tê giác ngủ gật
Con voi rống tiếng
Con nghé ọ ơ ơi!
.......
Cho con mang vòng bạc nặng cùi tay, con gái mẹ ơi
Cho con mang vòng vàng nặng cổ tay, con gái mẹ ơi

(Hát ru Dân tộc Bru Vân Kiều)

Ca dao dân tộc thiểu số Quảng Bình với tư cách lời các bài dân ca cũng được sử dụng nhiều trong những lúc đi phát rừng làm rẫy, đi rừng tìm ong, làm vòng bẫy chim thú rừng, đi khe suối câu, chài cá, bắt cua đá, xúc tôm hoặc đi nằm chòi canh giữ nương rẫy:

Con ngủ đi con
Cho mẹ đi tuốt lúa về làm ăn
Cho bố đi bắn con gấu về làm ăn…
Ngủ đi con
Để mẹ đi làm
Lấy cây mía, lấy quả chuối
Để cho mình ăn…

Chị gái chăm em để mẹ ra đồng.

Ca dao dân tộc thiểu số Quảng Bình có nhiều nội dung phong phú như đã trình bày, và hơn thế, nó còn có một giá trị nghệ thuật đặc sắc với lời lẽ trau chuốt, giàu hình tượng, có âm hưởng sâu lắng đủ để thể hiện các cung bậc tình cảm giản dị nhưng rất độc đáo của dân tộc mình, và do vậy đã được chính đồng bào trân trọng và lưu truyền.

Cũng cần nói thêm rằng thể loại tục ngữ, một thể loại suy lý, mặc dù ít, nhưng cũng đã có mặt trong kho tàng văn học dân gian dân tộc ít người Quảng Bình. Đó là những quan sát trực giác để đúc rút nên các kinh nghiêm sống trước các hiện tượng tư nhiên, xã hội:

Rạng sáng nấm bét bắt đầu nhú
Mặt trời đứng ngày (trưa) nấm đai xoè tán
Xách bầu phải xem quai
Địu con phải xem vải buộc
Làm cỏ phải xem cán nầm

Trong đời sống thực tế, miếng ăn, nơi ở của đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Bình xưa phần nhiều còn dựa vào sản phẩm tự nhiên, tùy thuộc vào bối cảnh tự nhiên, trên cơ sở nền kinh tế chiếm đoạt là chủ yếu và tổ chức xã hội của cộng đồng còn đơn giản, theo đó kinh nghiệm sản xuất và sinh hoạt xã hội còn ít. Và dây cũng là một thực tế làm hạn chế sự nẩy nở loại hình tục ngữ trong kho tàng văn học dân gian ở đây.

Ca dao dân ca đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Bình là một sản phẩm tinh thần vô cùng quý giá cần phải được tiếp tục sưu tầm, nghiên cứu và phát huy.

Ngày đầu tiên lễ mừng cơm mới của người Chứt được tổ chức tại gia đình.

Mừng cơm mới với người Chứt ở Quảng Bình
Khi những hạt lúa nương, hạt lạc, củ sắn, củ khoai được thu hoạch rồi gùi về nhà, phơi khô, cất vào bồ cũng là lúc người Chứt nghỉ ngơi sau một năm ròng rã chăm chút nương rẫy. Họ sẽ tổ chức lễ cúng cơm mới mà tổ tiên đã duy trì từ bao đời nay.

Ngày đầu tiên lễ mừng cơm mới của người Chứt được tổ chức tại gia đình
Với hơn gần 4000 người, người Chứt cư trú chủ yếu ở huyện Minh Hoá, Tuyên Hoá và Bố Trạch (Quảng Bình). Sống giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, người Chứt đang hòa nhập nhanh với xu thế xây dựng cuộc đời mới mà vẫn bảo lưu được cốt cách đặc sắc của tộc người mình…Trong số đó phải kể đến lễ mừng cơm mới.

Ngày tổ chức lễ cúng mừng cơm mới do già làng người Chứt quyết định, không ràng buộc bởi một ngày ấn định từ trước, nhưng nhất thiết phải diễn ra trong hai ngày vào trung tuần tháng Chạp. Theo quan niệm của đồng bào, cúng tế trời đất, tổ tiên không thể làm qua loa, đại khái mà phải thật cặn kẽ, to tát thì thần linh, ông bà mới thương, mới phù hộ…

Sáng sớm tinh mơ ngày cúng đầu tiên, từng chủ hộ đánh thức mỗi thành viên trong gia đình dậy, chuẩn bị lễ vật tinh tươm. Đến giờ cúng, chủ hộ, con trai được phép ngồi ngoài gian đã lập bàn thờ. Chủ hộ phải là đàn ông, không thì con trai, con rể đứng ra làm chủ lễ. Còn vợ, con gái, con dâu đứng tách biệt ở gian trong ngôi nhà sàn, không được bước tới gian để bàn thờ.

Lễ vật cúng gồm: một đĩa trầu cau, một vò rượu cần, một con gà, một bát gạo tẻ, một cục xôi, một bộ cung tên, hai đọt lá nón, hai chai rượu trắng,… Ngoài ra, phải có một hòn đá suối và cặp ống trống mái. Cặp ống này làm bằng ống nứa, ống trống dài khoảng một mét, ống mái dài bằng nửa ống trống, trong đó chứa một nắm gạo nếp. Người ta dùng nứa chẻ cái que bản rộng bằng ngón tay trỏ dài chừng 20cm, một đầu vót nhọn rồi dùng dây mây buộc chặt vào phần gốc của hai ống trống mái. Đầu vót nhọn được buộc trồi ra để khi khấn họ sẽ cà vào hòn đá suối, phát ra âm thanh trầm bổng…


Từng người trong nhà đội lên đầu cái vòng cỏ kết bởi lá cây rừng còn phảng phất hương thơm tự nhiên. Chủ hộ ngồi trước bàn thờ, cầm hai ống trống mái cà lên hòn đá suối thành khẩn đọc lời khấn. Lời cầu khấn của người Chứt đặc biệt ở chỗ được truyền nối từ đời này qua đời khác bằng tiếng dân tộc, không cho phép ai trong gia đình rò rỉ sang tai người ngoài. Khi các chủ hộ dứt lời khấn, giờ phút đó mới đúng là thời điểm khai hội. Bà con san sẻ cho nhau đồ ăn, thức uống; tiếng nói cười rộn rã len lỏi khắp bản làng. Đàn ông quây quần bên vò rượu cần; phụ nữ xúng xính xiêm y mời nhau từng nắm nếp xôi; trẻ con nô đùa cùng đủ loại trái cây rừng… Tất cả hội tụ tạo thành một cảnh tượng no đủ, yên ấm.

Trọng điểm lễ mừng cơm mới của người Chứt nằm ở ngày cúng thứ hai. Vì quy mô lên tới hàng trăm người nên có đợt chính quyền địa phương cùng già làng, trưởng bản chọn một ngã ba đường với bãi đất trống rộng rãi. Nhưng thường họ lấy địa điểm có khe nước lớn để tiến hành các nghi lễ.

Lễ vật trong ngày cúng thứ hai do các tộc người anh em trong vùng gộp lại. Bản này chuẩn bị bánh đòn ép (một dạng bánh chưng), bản khác góp vui bằng những con lợn mán béo đẫy, các bản tiếp theo mang tới gà đồi, ốc suối, cá mát khe, rượu trắng, rượu cần, bánh kẹo… Chủ sự lễ cúng do một già làng uy tín đảm nhận. Khi khấn cũng theo nghi lễ như đã khấn trong từng gia đình. Lời khấn mà người Chứt sử dụng trong mỗi dịp cúng cơm mới chứa đựng nhiều bí ẩn, nhưng tựu trung lại đó là những lời cầu khấn cho giang sơn xã tắc ngày một thịnh vượng, vái lạy trời đất ban mưa thuận gió hòa, yên ổn canh tác, cầu xin sức khỏe để chống chọi lại với thú dữ, núi rừng cheo leo, thiên nhiên khắc nghiệt…

Sắc màu lễ hội của người Chứt được biểu hiện rõ khi lời khấn vừa dứt trên môi của già làng. Gái trai nối tay nhau thành vòng tròn hát vang hai làn điệu dân ca “Kà tơm-tà lênh” (con trâu đi cày) và “Kà răng-tà nên” (chiều về trên đỉnh núi) tạo nên không khí hăng say, vui nhộn, các chàng trai, cô gái còn lúng liếng gửi gắm tâm tình cho nhau. Các loại nhạc cụ dân gian, đàn ống (tờ rơ bon), sáo (pi), tù và (cà vá), chiêng (phèng la)… được đồng bào mang ra sử dụng hết tối đa công năng vốn có. Thời khắc đó đất trời và con người như được giao duyên, quyện lẫn vào nhau bởi sức sống nội sinh trong sinh hoạt văn hóa dân gian của người Chứt.

Sơn nữ Chứt

Kiểu tìm hiểu nhau độc đáo của dân tộc Chứt
Phong tục cưới xin của người Chứt có nhiều nét khá độc đáo, trong đó trai gái người Chứt có cách tìm hiểu nhau thuộc loại “độc nhất vô nhị”.

Theo thống kê, trên cả nước, dân tộc Chứt có 6.000 người. Về phong tục cưới xin của người Chứt có nhiều nét khá độc đáo, trai gái người Chứt có cách tìm hiểu nhau thuộc loại “độc nhất vô nhị” trong số 54 dân tộc ở Việt Nam.

Khi người con trai thầm yêu, trộm nhớ một người con gái nào đó mà muốn lấy về làm vợ, người con trai sẽ một mình vào rừng, tìm chặt một bó củi, rồi bó gọn gàng, sau đó mang về đặt trước cửa nhà cô gái. Đồng thời chàng trai phải giữ bí mật không cho các chàng trai khác trong bản được biết.

Theo quan niệm của người Chứt thì bó củi càng đều, càng đẹp, gọn gàng thì chứng tỏ chàng trai là một người chăm chỉ, cẩn thận.

Nếu gia đình cô gái đồng ý lời cầu hôn đó thì sẽ mang bó củi vào nhà bếp. Và từ đó, người con trai có quyền được đến ăn ở như vợ chồng với cô gái cho dù chưa tiến hành lễ cưới hỏi. Và ngược lại, nếu sáng hôm sau, chàng trai thấy bó củi vẫn để nguyên thì chàng trai có thể mang bó củi về chờ dịp tìm hiểu và cầu hôn người con gái khác.

Khi bước đầu thành công, chàng trai sẽ về nhà thưa chuyện với bố mẹ, đến đặt vấn đề với gia đình người con gái để đón vợ về.

Tùy vào điều kiện từng gia đình mà cách tổ chức đám cưới cũng khác nhau. Đối với những gia đình có chút điều kiện, họ sẽ làm vài mâm cơm, giết con lợn để mời cả dân làng tới uống rượu mừng hạnh phúc cho đôi bạn trẻ. Sau lễ cưới, vợ chồng ăn ở tại nhà gái năm ngày đêm. Sau đó, về nhà trai ăn ở ba ngày đêm. Khi hết hạn quy định, vợ chồng quỳ lạy cha mẹ chồng, được cha mẹ cho phép mới được quyền tự do đi lại.

Đối với nhiều người con trai, sau lễ hỏi, họ chưa đủ điều kiện để làm lễ cưới thì có thể xin ở rể. Khi ở rể, họ đến sinh hoạt ở gia đình nhà gái như một thành viên chính thức. Chàng trai này vừa phải lao động cho nhà gái vừa phải tiết kiệm của cải làm được để tổ chức lễ cưới bắt buộc. Trong thời gian ở rể, đôi vợ chồng chưa chính thức đó có thể sinh con, đẻ cái như những đôi vợ chồng khác đã tổ chức lễ cưới. Thời gian ở rể tùy thuộc vào việc chuẩn bị lễ cưới của người con trai đã đủ hay chưa.

Dường như việc trai gái yêu nhau, rồi về ở với nhau của người Chứt mang một nét gì đó giản dị, hoang sơ, đậm chất núi rừng. Tình yêu giữa trai gái người Chứt tự nhiên, mộc mạc, chân thành như chính bản chất con người nơi đây vậy.

Bản làng của người Mày.

Đất thiêng lập làng của người Mày (nhóm dân tộc Chứt)
Theo quan niệm cổ xưa của người Mày, nơi ở của họ phải như tổ chim đại bàng hùng vĩ, bao quanh bởi những dãy núi cao…

Đối với người Mày, việc chọn đất lập làng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại hay suy vong của cộng đồng, vì vậy, họ luôn coi trọng việc chọn đất lập làng.

Trong cộng đồng người Mày vẫn lưu truyền những câu chuyện về địa thế của đất lập làng. Chuyện kể rằng: thời thượng cổ, người Mày và anh em khác ở bóng núi Giăng Màn thường bị các tộc người lạ vây đánh. Họ thoắt ẩn, thoắt hiện, đánh đuổi người Mày, người Khùa… chạy từ núi này sang núi nọ. Một hôm, thần núi Ku Lôông báo mộng, bày cách cho người Mày chống lại những bộ tộc xâm chiếm. Thần phán muốn thắng giặc thì phải chọn ngọn đồi độc lập giữa thung lũng, biến nó thành pháo đài để chiến đấu. “Thần còn chỉ cho chúng tôi cái cây có chất độc, cách làm ná, cung tên tẩm độc, cách lấy ong rừng đánh đuổi kẻ thù, đặc biệt là kỹ thuật bẫy lao, bẫy chông ba khía. Từ đó, người Mày đã đứng lên đánh bại kẻ thù, trở thành chiến binh vĩ đại của những bản làng khác nên đặc ân ở trên ngọn đồi hùng vĩ, cao nhất.” Cũng từ đó, người Mày đã cho rằng: Thần núi định đoạt số phận của tộc người mình là chiến đấu vầ bảo vệ các tộc người khác. Nên người Mày chọn những thế đất lập làng đặc biệt.

Sau khi có quyết định lập làng. Già làng sẽ giao nhiệm vị cho các “chiến binh” đi tìm đất. (Chiến binh là những thanh niên trong làng được công nhận sau những thử thách đơn sơ nhưng đầy thách thức trong lễ trưởng thành.)

Vùng đất họ phải chọn là chọn những quả đồi cao giữa tứ bề núi dựng đứng. Có mô đất đẹp, thoát được cảnh lở đất, nơi đó phải gần một nguồn nước ở phía cao như từ trên trời chảy xuống. Đồng thời, nơi ở mới phải từng là đất có chim đại bàng tung cánh! Với họ, dó mới thật sụ là vùng đất thiêng, nơi giúp họ đủ sức quan sát như mắt chim đại bàng về cách tìm kiếm các sản vật hay thú rừng để vạch lối đi săn. Quả đồi đó cũng như pháo đài để họ cố kết chống lại dã thú hay những bộ tộc khác muốn đánh chiếm, xâm lấn.

Với người Mày, một vùng đất như vậy mới xứng đáng cho vị trí và nhiệm vụ mà họ đang gánh vác. Người Mày luôn coi trọng việc chọn đất và coi đó là một việc làm thiêng liêng.


Đạo chia nước của người Mày (Dân tộc Chứt)
Trong cuộc sống đầy sự tư hữu, phân chia giàu nghèo thì chính đạo chia nước của người Chứt khiến các tộc người anh em phải ngưỡng mộ.

Đối với bất cứ dân tộc nào, nguồn nước đều có vai trò quan trọng và mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng. Nguồn nước không chỉ tượng trưng cho sự sống mà còn là điều may mắn, tròn đầy.

Ngay từ thời xa xưa, người Mày đã cư trú trên các vùng đất cao nhất của các ngọn đồi nên họ ý thức rất rõ thứ tài nguyên kì diệu này đối với cuộc sống, không chỉ của họ mà còn với những tộc người anh em ở phía dưới nguồn. Người Mày rất quý nước, nhất là nước đầu nguồn.

Trải qua hàng trăm năm, các thế hệ người Mày vẫn ngày đêm bảo vệ nguồn nước. Để rồi, những ngày cùng nhau bên bếp lửa, già làng truyền lại cho những chiến binh tương lai cách tổ tiên bảo về nguồn nước. “Khi đánh đuổi những bộ tộc xâm lấn, các nguồn nước bị làm phép cho cạn kiệt, trời cũng chẳng cho mưa về. Còn lại cái giếng nước vuông và cái giếng nước tròn của Ku Téc (thần đất), nơi đó cũng là nơi lãnh vực biên ải của người Mày. Vì vậy, người Mày cố công bảo vệ. Bao lần kẻ thua cuộc dã tâm bỏ thuốc độc nhưng không thể tiếp cận cái nước của thầnKu Téc bởi sự thiện chiến của chiến binh Mày. Bảo vệ được nguồn nước, người Mày cầu thần Ku Lôông cho được trời mưa, giải khỏi lời nguyền xấu, nước ở trời men theo tường vách dựng đứng của hệ núi Giăng Màn tưới mát cho tất cả anh em Mày, Sách, Khùa, Rục… và cả người Kinh dưới xuôi của dòng sông Gianh…”

Người Mày quan niệm: “Nước không dành riêng cho người Mày mà dành cho những anh em khác nữa, chiếm nguồn nước là điều không thể ác hơn. Hơn nữa, người Mày mỗi bản vài nóc nhà, không cưu mang nhau để sống bền với rừng thì thua con thú, con chim – chúng sống còn có bầy, có đàn, huống chi người Mày mình, chẳng lẽ không hơn con chim, con thú!”. Chính vì thế, nguồn nước luôn được chia sẻ và đầu năm, người Mày tiến hành đạo chia nước truyền thống.

Người Mày cuối năm thường có lễ chia nước ngọt hứng từ mái nhà sàn hoặc lấy ở nguồn nước suối. Chia nước chính mà món quà đầu năm mà người dân nhận được từ các vị thần và cầu mong có được một năm mới tốt tươi.

Lễ chia nước cho các gia đình trong bản đều do người có trọng vọng (già làng, trưởng bản) chia, mỗi nhà chừng một lít nước. Đó là cách họ muốn ẩn ý sự chia sẻ tài nguyên tự nhiên để bảo tồn cuộc sống. Có nước, người Mày mới nhớ đến nhau và nhớ đến những người anh em láng giềng khác.

Cùng với lãnh nhiệm bảo vệ nguồn nước, đạo chia nước của người Mày khiến những tộc người anh em kính trọng, nể vì. Nước như một vị thần bản thể đi ra từ ý thức của họ, không có nước thì không có sự sống, không có sự tồn tại.

Đạo chia nước của người mày không chỉ thể hiện được tính cộng đồng, đoàn kết, yêu thương lẫn nhau mà đó còn là một nét văn hóa độc đáo, một phong tục đẹp, một nếp sống nhân văn cần được phát huy và giữ gìn.


Tục chữa bệnh độc đáo của người Chứt – Quảng Bình
Thuật thổi phù chú là một trong những phép thuật chữa bệnh độc đáo của người Chứt (Quảng Bình) còn được duy trì và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Là một trong số những tộc người còn lại ít ỏi ở Quảng Bình, người Chứt đã xây dựng được những tập quán sinh hoạt văn hóa riêng biệt, trong đó có những tri thức dân gian được người Chứt dùng trong chữa bệnh. Đó là chữa bệnh bằng cách thổi phù phép.

Lễ vật gồm 2 chai rượu, 1 con gà luộc chín, một bát xôi, 2 đôi nến đăng bằng sáp ong, 2 đọt lá chè xanh, 1 bát gạo để cúng trong nhà. Hiện vật dùng để cúng gồm có 2 ống kịt trống mái một dài, một ngắn. Ống được làm từ ống tre nứa lồ ô (pơ tế) lấy từ rừng về và phải chọn ống đã già và thật to đều.

Sau khi đưa về ống được cưa làm hai đoạn: dài 80-90cm, một ống dài khoảng 60-70 cm. Một đầu của ống được vót vát nhọn hình chữ V dài 10cm. Sau khi gọt đẽo xong, dùng sợi mây chẻ nhỏ nối buộc hai ống lại với nhau bằng hai đoạn trên và dưới. Sau đó lấy một hòn đá ở suối về nhưng phải có mặt dẹt bằng để làm thủ tục khi cúng.

Người thầy cúng thổi vừa hát khấn, vừa nói, vừa cà hai ống tre trên hòn đá. Âm thanh phát ra giống như tiếng đàn nhị kết hợp với lời khấn nỉ non của thầy phù thủy, làm cho cảnh tượng thêm phần linh thiêng.

Trên đầu của thầy cúng có đeo vòng lá kết tròn biểu trưng cho thiên nhiên, trời đất được người Chứt tôn sùng và đặt trên đỉnh đầu ám chỉ đức tin của họ vào vật linh. Trong lễ thổi cúng chữa bệnh do ma dại phải có thêm một bát cơm, một con gà, một chai rượu và phải đặt ngoài trời xa bản 100m. Thầy phù thủy đi ra đó làm lễ.

Lễ cúng xong, những vật hiến tế không được đưa về nhà. Lời cầu cúng của thầy phù thủy: gồm cầu khấn giang sơn, thần linh, giàng (trời) về phù hộ, bắt con ma gây ra đau ốm cho người Chứt. Cúng ở bên ngoài có thể làm thêm một ít bánh cặp, bánh tro, để vứt bên ngoài cho trẻ con nhặt. Bài cúng cũng do ông bà, cha mẹ truyền lại: “Vơ lời (trời), vơ bơn (đất), ơ cha mẹ, tổ tiên, thần núi, thần sông, thần lúa,… về đây bắt con ma trong con người làm hại người Chứt…”.

Thầy cúng tên của người bị bệnh trong bài cúng bằng tiếng dân tộc Chứt. Khi làm lễ còn chuẩn bị một bát nước, sau đó tùy từng loại bệnh mà người thổi có thể lấy các loại lá chữa bệnh đã chuẩn bị sẵn, ngậm vào miệng nhai, thêm ngụm nước và phun lên người bệnh sau khi đã đọc niệm chú. Đối với một số loại bệnh có thể ngậm rượu, nhai lá hơ qua lửa nến vừa xoa vừa phun vào người đối diện đến chữa bệnh. Với bệnh đau mắt đỏ, thầy cúng chuẩn bị bát nước, bỏ vào trái ớt chín xé nhỏ, ngậm vào miệng sau khi khấn và phun vào người bệnh, sau đó là lời niệm chú. Người Chứt, rất tin tưởng vào các thuật chữa này.

Thuật đọc thần chú, thổi của người Chứt dùng để chữa bệnh là một hình thức chữa bệnh bằng tri thức dân gian có kết hợp đôi chút mê tín. Thuật thổi phù chú là một trong những phép thuật chữa bệnh của người Chứt còn được duy trì và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.


Tộc người Rục lọt top 10 dân tộc bí ẩn nhất thế giới
Người Rục (hay còn gọi là người Chứt) ở vùng rừng núi tỉnh Quảng Bình đã lọt vào top 10 bộ lạc còn nhiều điều bí ẩn nhất thế giới bởi cuộc sống của họ còn tách biệt với cuộc sống văn minh hiện đại. Ngoài ra, còn có các tộc người ở vùng Amazon và bộ lạc ở Peru, Brazil,…

Người Rục – Việt Nam

Theo Ủy ban dân tộc Trung Ương thì phần đông người tộc Rục cư trú ở huyện Minh Hoá, Tuyên Hoá và Bố Trạch (Quảng Bình), một ít ở huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Cộng đồng này gồm các nhóm: Rục, Sách, A-rem, Mày, Mã liềng và có các tên gọi khác: Tu vang, Pa leng, Xe lang, Tơ hung, Cha cú, Tắc củi, U mo, Xá lá vàng. Tiếng Chứt thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường.

Tộc người Rục được một tiểu đội công an Quảng Bình phát hiện vào ngày 12/8/1959 trong hang sâu tại vùng hang động Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) gồm 11 hộ với 34 người. Năm 1960, bộ đội biên phòng và chính quyền địa phương tỉnh Quảng Bình bắt đầu vận động người Rục rời hang đá ra sống định canh, định cư nhưng các làng thường tản mạn. Nhà cửa không bền vững. Ngày nay người Chứt thường nhận mình là họ Cao, họ Đinh…

Mỗi dòng họ đều có người tộc trưởng, có bàn thờ tổ tiên chung. Trong làng, tộc trưởng nào có uy tín lớn hơn thì được suy tôn làm trưởng làng. Người Chứt ăn cơm đồ cách thuỷ, thức ăn thông thường là rau rừng thái nhỏ nấu với ốc, cá suối. Trước kia, bọt cây báng và thịt khỉ là thức ăn quan trọng của nhóm Rục.

Trong hơn 40 năm, người Rục đã làm một cuộc hành trình về với cộng đồng. Đến cuối năm 2006, nhân khẩu đã lên đến 2.400 người và được phân bố trong bốn bản Phú Minh, Ón, Yên Hợp và Mò O – Ồ Ồ thuộc xã Thượng Hóa, ở xen với các tộc như Sách, Mày, Kinh. Và đến nay số lượng nhân khẩu có khoảng trên 6.000 người.

Bộ lạc Surma

Bộ lạc Surma ở Ethiopia sống tách rời với thế giới văn minh trong nhiều thế kỷ qua. Đây là những thổ dân nổi tiếng với phong tục tạo chiếc môi rộng và không thích bị người lạ quấy rầy. Người Surma sống theo nhóm hàng trăm người vàkiếm sống bằng việc nuôi gia súc.

Trong thời kỳ thực dân và Chiến tranh thế giới, họ thường xuyên phải chiến đấu với kẻ thù để bảo vệ sự tồn vong cho bộ tộc. Những người phương Tây đầu tiên trò chuyện với bộ lạc Surma là một nhóm bác sĩ người Nga trong những năm 1980.

Sầm Thị Phong (sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét