Văn hóa văn nghệ của dân tộc Raglai (Hoàng Thị Vinh)

Chương trình biểu diễn văn nghệ.

Raglai là dân tộc thiểu số chiểm tỷ lệ cao tại địa bàn huyện Khánh Vĩnh. Đây là dân tộc có nhiều nét văn hóa độc đáo. Hiện nay Công viên Yang Bay đang tái tạo và bảo lưu những nét đẹp đó.
Văn hóa văn nghệ của đồng bào Raglai có nhiều nét ấn tượng độc đáo như: Lễ hội mừng lúa mới, đây là lễ hội rất quan trọng của dân tộc họ. Với ý nghĩa là vui chơi sau một vụ mùa, là dịp cho các trai làng gái bản tìm hiểu nhau sau đó nên vợ nên chồng để duy trì nòi giống cho dân tộc. Vì vậy, lễ hội này được xem là lễ hội quan trọng nhất trong năm.

Ngoài ra, còn có đàn đá, sáo.... với những nét văn hóa riêng có của người Raglai. Sáo Ta-cung- sáo gọi bạn. Sáo đinh tút, sáo tỏ tình của các chàng trai. Khi đem lòng yêu thương ai rồi thì các chàng trai Raglai thường dùng sáo này để thổi xem như là tiếng lòng của mình cho các cô nghe. Sáo Tale- piloi, sáo quyền lực của dân tộc Raglai. Người thổi sáo này rất được trọng vọng trong buôn làng.

Tiết mụcLễ hội Huyền thoại thác Yang Bay


Nhạc cụ của người đồng bào Raglai

Điệu múa uyển chuyển, đầy vẻ hoang dại của núi rừng sẽ được thể hiện qua các cô gái dân tộc Raglai “tiếng vọng nơi hoang dã”. Tre nứa là những vật dụng rất thông thường của người Việt nói chung và dân tộc Raglai nói riêng. Nhưng nó còn mang đến thông điệp âm thanh đặc sắc để phục vụ con người trong các lễ hội nữa đó chính là đà Tơ rưng.

Đội ngũ diễn viên người Raglai

Đàn đá một vật dung linh thiêng có từ ngàn xưa của dân tộc Raglai, loại đàn cổ này từng là linh vật nối trời đất với con người Raglai. Họ đã tin với tiếng đàn trầm bỗng có thể chở tâm tư họ lên tới trời và được trời nhận lời. Xin chúng ta cùng thưởng thức.

Câu chuyện tình yêu được chuyển tải qua âm nhạc rất đẹp và thơ mộng của các cô gái Raglai trong đời sống sinh hoạt bình thường tại Yang Bay.

Hoàng Thị Vinh (sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét