Dân tộc Ra Glai (Hải Ninh)

Tổng số dân: 96.931 (1999); 122.245 (2009)
Khu vực có số dân đáng kể: Ninh Thuận, Khánh Hòa, Bình Thuận
Ngôn ngữ: Ra Glai, Việt
Dân tộc Raglai, còn gọi là Raglai hoặc Raglai (tên gọi khác Raglây, Hai, Noana, La Vang, là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam.

Dân tộc Ra Glai cư trú chủ yếu ở tỉnh Ninh Thuận và huyện Khánh Sơn, phía nam tỉnh Khánh Hòa cũng như tại Bình Thuận.
Dân tộc Raglai nói tiếng Raglai, một ngôn ngữ trong ngữ chi Malay-Polynesia thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo. Dân tộc Raglai thuộc nhóm chủng tộc Austronesia.

Dân số và địa bàn cư trú
Dân số theo điều tra dân số 1999 là gần 97.000 người.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Raglai ở Việt Nam có dân số 122.245 người, có mặt tại 18 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Raglai cư trú tập trung tại các tỉnh: Ninh Thuận (58.911 người, chiếm 48,2% tổng số người Raglai tại Việt Nam), Khánh Hòa (45.915 người, chiếm 37,6% tổng số người Raglai tại Việt Nam), Bình Thuận(15.440 người) và Lâm Đồng (1.517 người) ...
Đặc điểm kinh tế
Trước đây dân tộc Raglai sống du canh bằng nương rẫy. Trên rẫy thường trồng lúa ngô... Hiện nay họ làm cả ruộng nước. trong mi, hái lượm và các nghề thủ công (chủ yếu là nghề rèn và đan lát) giữ vai trò quan trọng trong mỗi gia đình.
Tổ chức cộng đồng
Người Raglai sống thành từng pa-lây (buôn làng) trên khu đất cao, bằng phẳng và gần nguồn nước. Mỗi pa-lây thường gồm vài chục nóc nhà của một dòng họ. Số thành viên trong nhà thường gồm bố, mẹ và các con chưa lập gia đình. Đứng đầu pa-lây là pô pa-lây (trưởng làng), thường đó là người có công khai phá đất đầu tiên. Trưởng làng có trách nhiệm làm lễ cúng trời đất khi bị hạn hán nặng. Người có uy tín nhất dòng họ gọi là kây pa-lây (già làng).

Hôn nhân gia đình
Trong xã hội người Raglai còn tồn tại chế độ mẫu hệ, đàn ông sống trọn đời ở nhà vợ, con cái đều lấy họ mẹ, người phụ nữ lớn tuổi nhất trong gia đình được thừa hưởng tài sản. Mẹ hay vợ là chủ nhà có quyền quyết định trong gia đình. Cô gái nếu ưng thuận chàng trai nào thì nói với bố mẹ lo lễ cưới chồng. Trong hôn nhân ngoài quyền của người mẹ, tiếng nói của ông cậu khá quan trọng. Người Raglai có nhiều dòng họ: Chamalea (tiếng Việt dịch là Mấu), Pi Năng (tiếng Việt dịch là ho, tieng viet là ho Cao), KaTơr (tiếng Việt dịch là ho nguyen), Ha Vâu (tiếng Việt dịch là Tro), Patauaxa (tiếng Việt dịch là Đá, Thạch,...), Pupu, Asah, Tala, Jack, Taing, Cao,... trong đó họ Chamalé là đông hơn cả. Mỗi họ đều có một sự tích, truyền thuyết kể về nguồn gốc của họ mình la nguoi raglai noi rieng dan toc noi chung.
Văn hóa
Dân tộc Raglai có những trường ca, truyện thần thoại, truyện cổ tích mang giá trị lịch sử, nghệ thuật và có tính giáo dục sâu sắc.
Hình thức hát đối đáp khá phổ biến trong sinh hoạt văn nghệ. Nhạc cụ của dân tộc Raglai gồm nhiều loại, ngoài chiêng, cồng còn có đàn bầu, kèn môi. dan chapi, dan mala.
Hàng năm sau mùa thu hoạch, cả làng hội tụ thịt trâu, bò, lợn để cúng Giàng và ăn mừng lúa mới.

Một căn nhà sàn kiểu Raglai.

Nhà cửa
Nhà sàn là nhà ở truyền thống của người dân tộc Raglai. Từ nền đất đến nhà sàn không cao quá một mét.
Trang phục
Không có cá tính tộc người qua trang phục mà chịu ảnh hưởng khá đậm của các dân tộc trong cùng nhóm ngôn ngữ (như Chăm, Ê Đê...).

 Hải Ninh (sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét