Cửa nhà sàn của người Ê Đê
Dân
tộc Ê-đê có gần 40 vạn người, sống tập
trung chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk và một phần ở các huyện phía tây hai tỉnh Khánh Hòa,
Phú Yên. Người Ê-đê có các tên gọi
khác là Ănăk Êđê, Rađê, Êđê – Egar, Đê. Người Ê-đê có tới 17 nhóm địa phương.
Tiếng nói người Ê-đê thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo.
Trước đây, người Ê-đê làm nương rẫy là
chính, một số ít làm ruộng nước. Ngày nay, hầu heat đồng bào đã canh tác trồng
các loại cây đặc sản, cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu, đặc biệt là cây cà
phê nên nhiều hộ đã có cuộc sống giàu có và khá giả.
Cà phê là cây xóa đói giảm nghèo của đồng bào Ê Đê
Ngoài trồng trọt, đồng bào còn chú ý phát
triển chăn nuôi. Người Ê-đê có truyền thống sống trong những ngôi nhà sàn dài,
nhiều thế hệ. Gia đình càng đông người sẵn của, nhà càng dài, có nhà dài tới cả
trăm mét. Nhà được làm bằng gỗ, tre, lợp mái tranh. Những năm gần đây nhiều nhà
dài đã tách hộ và lợp tôn, lợp ngói. Nhà sàn dài truyền thống của người Ê-đê có
2 cửa ở hai đầu hồi, cửa chính nhìn về hướng Nam, cửa còn lại trông về hướng Bắc.
Không gian trong nhà chia làm hai phần dọc theo chiều dài của nhà, phần sinh hoạt
chung nằm ở phía cửa chính của ngôi nhà và cũng là nơi ngủ của con trai chưa vợ,
phần còn lại chủ yếu làm bếp nấu ăn và ngăn thành các buồng ngủ cho các cặp vợ
chồng.
Dây thừng được làm băng da trâu dùng để bắt voi
Trong
gia đình Ê-đê, chủ nhà là phụ nữ, theo chế độ mẫu hệ, con cái mang họ mẹ, con
trai không được hưởng thừa kế. Đàn ông cư trú trong nhà vợ. Y phục cổ truyền của người Ê-đê thường dùng là màu
chàm. Đàn ông đóng khố, người khá giả mặc áo có mảng hoa văn đỏ trên ngực. Phụ
nữ mặc váy dài có hoa văn ở vùng gấu, sát dưới eo, mặc áo chui đầu, trang trí
hoa văn sặc sỡ ở phần vai và cổ. Phụ nữ Ê-đê giỏi trồng bông, dệt vải, ưa dùng
các đồ trang sức bằng bạc, đồng, hạt cườm. Trước kia, người Ê-đê có tục cà răng
nhưng lớp trẻ ngày nay không cà răng nữa. Người Ê-đê có nhiều thần linh nên
trong cuộc sống thực hiện nhiều kiêng cữ, nghi lễ cúng bái. Người Ê-đê có đời sống
văn hóa khá phong phú. Đồng bào yêu ca hát và thích tấu nhạc.
Voi là động vật gần gũi với người Ê đê ở Tây
Nguyên
Nhạc cụ của người Ê-đê có hàng chục loại,
nhưng tiêu biểu nhất là cồng, chiêng kèm theo trống cái. Âm thanh cồng chiêng
luôn gắn liền với cuộc sống của người Ê-đê. Kho tàng văn học truyền miệng với
nhiều thể loại như than thoại, ca dao, tục ngữ, đặc biệt là những truyện cổ dài
mang đậm chất sử thi, còn gọi là trường ca, như trường ca Đam San, trường ca Đam
Kteh Mlan... ngợi ca tình yêu đôi lứa, những nhân vật anh hùng cũng như khát vọng
về cuộc sống tốt đẹp hơn.
Hoàng Thị Vinh (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét