Đối
với bất cứ dân tộc nào, nguồn nước đều
có vai trò quan trọng và nguồn sống với nhiều ý nghĩa. Với người Mày, nguồn nước không chỉ tượng trưng
cho sự sống, mà còn là điều may mắn, tròn đầy.
Trong
cuộc sống đầy sự tư hữu, phân chia giàu nghèo thì chính đạo chia nước của người
Chứt khiến các tộc người anh em phải ngưỡng mộ.
Ngay
từ thời xa xưa, người Mày đã cư trú
trên các vùng đất cao nhất của các ngọn đồi nên họ ý thức rất rõ thứ tài
nguyên kì diệu này đối với cuộc sống, không chỉ của họ mà còn với những tộc người anh em ở phía dưới nguồn. Người Mày rất
quý nước, nhất là nước đầu nguồn.
Trải qua hàng trăm năm, các thế hệ người
Mày vẫn ngày đêm bảo vệ nguồn nước. Để rồi, những ngày cùng nhau bên bếp lửa,
già làng truyền lại cho những chiến binh tương lai cách tổ tiên bảo về nguồn nước.
“Khi đánh đuổi những bộ tộc xâm lấn, các nguồn nước bị làm phép cho cạn kiệt,
trời cũng chẳng cho mưa về. Còn lại cái giếng nước vuông và cái giếng nước tròn
của Ku Téc (thần đất), nơi đó cũng là nơi lãnh vực biên ải của người Mày.
Vì vậy, người Mày cố công bảo vệ. Bao lần
kẻ thua cuộc dã tâm bỏ thuốc độc nhưng không thể tiếp cận cái nước của thần Ku
Téc bởi sự thiện chiến của chiến binh Mày. Bảo vệ được nguồn nước, người Mày cầu
thần Ku Lôông cho được trời mưa, giải khỏi lời nguyền xấu, nước ở trời men theo
tường vách dựng đứng của hệ núi Giăng Màn tưới mát cho tất cả anh em Mày, Sách,
Khùa, Rục… và cả người Kinh dưới xuôi của dòng sông Gianh…”
Người Mày quan niệm: “Nước không dành
riêng cho người Mày mà dành cho những anh em khác nữa, chiếm nguồn nước là điều
không thể ác hơn. Hơn nữa, người Mày mỗi bản vài nóc nhà, không cưu mang nhau để
sống bền với rừng thì thua con thú, con chim - chúng sống còn có bầy, có đàn,
huống chi người Mày mình, chẳng lẽ không hơn con chim, con thú!”. Chính vì thế,
nguồn nước luôn được chia sẻ và đầu năm, người Mày tiến hành đạo chia nước truyền
thống.
Người Mày cuối năm thường có lễ chia nước
ngọt hứng từ mái nhà sàn hoặc lấy ở nguồn nước suối. Chia nước chính mà món quà
đầu năm mà người dân nhận được từ các vị thần và cầu mong có được một năm mới tốt
tươi.
Lễ chia nước cho các gia đình trong bản đều
do người có trọng vọng (già làng, trưởng bản) chia, mỗi nhà chừng một lít nước.
Đó là cách họ muốn ẩn ý sự chia sẻ tài nguyên tự nhiên để bảo tồn cuộc sống. Có
nước, người Mày mới nhớ đến nhau và nhớ đến những người anh em láng giềng khác.
Cùng với lãnh nhiệm bảo vệ nguồn nước, đạo
chia nước của người Mày khiến những tộc người anh em kính trọng, nể vì. Nước
như một vị thần bản thể đi ra từ ý thức của họ, không có nước thì không có sự sống,
không có sự tồn tại.
Đạo chia nước của người mày không chỉ thể
hiện được tính cộng đồng, đoàn kết, yêu thương lẫn nhau mà đó còn là một nét
văn hóa độc đáo, một phong tục đẹp, một nếp sống nhân văn cần được phát huy và
giữ gìn.
Đàm Minh Phiếu (sưu
tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét