Tên
tự gọi: San Déo Nhín (Sơn Dao Nhân).
Tên gọi khác: Trại, Trại Ðất, Mán Quần cộc,
Mán Váy xẻ...
Ngôn ngữ: Người Sán Dìu nói thổ ngữ Hán Quảng
Ðông (ngữ hệ Hán - Tạng).
Dân số: 146.821 người (theo kết quả điều
tra dân số năm 2009 của Tổng cục thống kê)
Lịch sử: Người Sán Dìu di cư đến Việt Nam
khoảng 300 năm nay.
Hoạt động sản xuất: Người Sán Dìu có làm
ruộng nước nhưng không nhiều, canh tác ruộng khô là chính. Ngoài các loại cây
trồng thường thấy ở nhiều vùng như lúa, ngô, khoai, sắn... họ còn trồng nhiều
cây có củ.
Từ rất lâu họ biết dùng phân bón ruộng. Nhờ
đắp thêm mũi phụ, lưỡi cày của họ trở nên bền, sắc và thích hợp hơn với việc
cày ở nơi đất cứng, nhiều sỏi đá.
Ăn: Người Sán Dìu ăn cơm tẻ là chính, có độn
thêm khoai sắn. Sau bữa ăn, họ thường húp thêm bát cháo loãng như người Nùng.
Chiếc váy quấn gồm 2 mảnh cùng gắn vào một
cạp là một nét đăch trưng văn hoá của người Sán Dìu.
Mặc: Bộ Y phục truyền thống của phụ nữ gồm
khăn đen, áo dài (đơn hoặc kép), nếu là áo kép thì bao giờ chiếc bên trong cũng
màu trắng còn chiếc bên ngoài màu chàm dài hơn một chút; yếm màu đỏ; thắt lưng
màu trắng, hồng hay xanh lơ; váy là hai mảnh rời cùng chung một cạp, chỉ dài
quá gối có màu chàm; xà cạp màu chàm; xà cạp màu trắng. Ðồ trang trí gồm vòng cổ,
vòng tay, hoa tai và dây xà tích bằng bạc.
Nam giới ăn mặc như người Việt: búi tóc vấn
khăn hoặc đội khăn xếp, áo dài thâm, quần trắng.
Ở: Họ sống tập trung ở trung du Bắc bộ,
trong vùng từ tả ngạn sông Hồng đổ về phía Ðông. Làng xóm của họ tựa như làng
người Việt, có luỹ tre bao bọc và giữa các nhà thường có tường hay hàng rào. ở
nhà đất trình tường hay thưng ván.
Phương tiện vận chuyển: Ngoài gánh còn sử
dụng xe quệt như là một phương tiện vận chuyển chính. Xe làm bằng tre, gỗ do
trâu kéo, dùng để vận chuyển chính. Xe làm bằng tre, gỗ do trâu kéo, dùng để vận
chuyển tất cả mọi thứ, từ thóc lúa, củi đuốc cho đến phân bón. Do không có bánh
bên xe quệt có thể sử dụng ở nhiều loại địa hình khác nhau.
Quan hệ xã hội: Trước Cách mạng tháng Tám,
ruộng đất đã tư hữu hoá và xã hội đã có sự phân hoá giai cấp rõ rệt. Ðịa chủ và
phú nông nắm giữ nhiều ruộng đất và bóc lột các tầng lớp nông dân lao động dưới
hình thức phát canh thu tô, thuê mướn nhân công và cho vay nặng lãi.
Bên cạnh bộ máy chính quyền, ở các làng
còn có người đứng đầy làng do dân bầu ra để quản lý công việc chung.
Cưới xin: Nam nữ được tự do yêu đương
nhưng có thành vợ thành chồng hay không họ lại tuỳ thuộc vào "số mệnh"
và sự quyết định của bố mẹ.
Ðám cưới gồm nhiều nghi lễ. Ðáng chú ý nhất
có lễ khai hoa tửu diễn ra tại nhà gái, trước hôm cô dâu về nhà chồng. Người ra
lấy một bình rượu và một cái đĩa, trên đĩa lót hai miếng giấy cắt hoa, miếng trắng
để dưới, miếng đỏ để trên, đặt lên trên đĩa hai quả trứng luộc có xâu chỉ đỏ và
buộc ở mỗi bên trứng hai đồng xu. Sau khi cúng thì bóc trứng lấy lòng đỏ hoà với
rượu để mọi người uống mừng hạnh phúc của cô dâu, chú rể.
Ma chay: Khi hạ huyệt, con cái phải từ
phía chân quan tài bò một vòng quanh miệng huyệt. Con trai bò từ trái sang phải
còn con gái bò từ phải sang trái, vừa bò vừa xô đất lấp huyệt. Lúc đứng dậy, mỗi
người vốc một nắm đất và chạy thật nhanh về nhà bỏ vào chuồng trâu, chuồng lợn...
với ý nghĩa cho gia súc sinh sôi, nảy nở. Tiếp đó chạy vào nhà và ngồi xuống
thúng thóc với quan niệm ai dính nhiều thóc là may mắn. Cuối cùng, mỗi người tự
xé lấy một miếng thịt gà luộc để ăn, ai đến trước nhất được mào gà, tiếp theo
được đầu, cổ, cánh... Nhà mồ có mái bằng, lợp lá rừng. Khi cải táng, xương được
xếp vào tiểu hoặc chum theo tư thế ngồi và nếu chưa chọn được ngày tốt thì chôn
tạm ở chân đồi hay bờ ruộng.
Thờ cúng: Trên bàn thờ thường đặt ba bát
hương thờ tổ tiên, pháp sư và táo quân. Nếu chủ nhà chưa được cấp sắc thì chỉ
có hai bát hương. Những người mới chết chưa kịp làm ma cũng đặt bát hương lên
bàn thờ nhưng để thấp hơn. Ngoài ra, người Sán Dìu còn thờ thổ thần ở miếu thờ
thành hoàng ở đình.
Nhà mới: Mỗi khi có ai làm nhà thì mọi người
trong họ, trong làng tự đến giúp đỡ, chủ nhân không cần phải mời giúp. Trong lễ
lên nhà mới chủ nhà mời người cao tuổi trong họ đem lửa, bình vôi, ít hạt giống
vào nhà.
Lễ tết: Có những ngày tết như nhiều dân tộc
ở trong vùng. Riêng tết Ðông chí còn mang thêm ý nghĩa cầu mong có con đàn,
cháu đống. Những người đã lấy nhau lâu mà vẫn chưa có con thì sau khi ăn tết
xong người vợ về nhà bố mẹ đẻ ở. Người chồng cho ông mối đến hỏi và sau đó tổ
chức cưới lại như là cưới vợ mới.
Lịch: Người Sán Dìu theo âm lịch.
Học:
Trước kia, thanh niên thường học chữ
Hán để làm thầy cúng nhưng hiện nay còn rất ít người biết chữ Hán.
Văn nghệ: Giống như ở nhiều dân tộc khác,
người Sán Dìu cũng có hát giao duyên nam nữ mà họ gọi là soọng cô, thường được
hát về đêm. Có những cuộc hát kéo dài suốt nhiều đêm.
Hoàng
Thị Lê (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét