I. Số lượng, địa bàn, cư trú
Dân tộc Sán Dìu có tên gọi khác là: Sán Déo, Trại, Trại Đất, Mán Quần cộc.
Tiếng Sán Dìu thuộc nhóm ngôn ngữ Hán.
Dân tộc Sán Dìu gồm 26.812 đồng bào cư trú chủ yếu ở Lục Ngạn, Lục Nam,Lạng
Giang, Yên Thế và một số ít ở Sơn Động, Tân Yên, Việt Yên.
Người Sán dìu Tuyên Quang
II. Một số đặc điểm chính
Người Sán Dìu chủ yếu làm ruộng nước, có một số phần nương, soi, bãi.
Thêm vào đó còn có chăn nuôi, khai thác lâm sản, đánh bắt nuôi thả cá, làm gạch
ngói, rèn, đan lát...
Từ lâu đời, người Sán Dìu đã sáng tạo ra chiếc xe quệt (không cần bánh
lăn) dùng trâu kéo để làm phương tiện vận chuyển. Hình thức gánh trên vai hầu
như chỉ dùng cho việc đi chợ.
Hàng ngày người Sàn Dìu dùng cả cơm cả cháo, đồ giải khát thông thường
cũng là nước cháo loãng.
Người Sán dìu Quảng Ninh
Trang phục của người
Sán Dìu đã và đang đổi thay, gần giống trang phục người Kinh. Phụ nữ Sán
Dìu có tập quán ăn trầu và thường
mang theo mình chiếc túi vải đựng trầu hình múi bưởi có thêu nhiều hoa sặc sỡ và kèm theo là con
dao bổ cau có bao bằng gỗ được chạm khắc trang trí đẹp.
Người Sán dìu Lục ngạn (Bắc Giang)
Người Sán Dìu ở thành từng chòm xóm nhỏ. Đồng bào thường ở nhà trệt, mái
lợp rạ hoặc tranh, ngói, tường trình hay xây gạch mộc...
Sầm Thị Phong (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét