Đoàn nhà trai mang lễ vật sang nhà gái
Từ nay đến đầu tháng 12 âm lịch, khi nông
nhàn cũng là lúc người Phù Lá tổ chức cưới hỏi cho con em mình. Nếu đã đến
cao nguyên trắng Bắc Hà, bạn hãy dành thời gian vượt núi ghé thăm bản của người Phù Lá, tìm
hiểu nghi lễ, phong tục cưới hỏi độc
đáo này.
Bản của người Phù Lá chênh vênh trên núi
cao Nậm Đét. Đồng bào dân tộc Phù Lá cho đến giờ vẫn giữ được tinh hoa văn hóa
truyền thống dân tộc nguyên sơ, độc đáo, đặc sắc. Và chúng tôi đã may mắn có dịp
dự ăn hỏi của người dân tộc Phù Lá ngay xã Nậm Đét.
Khi đôi trai gái quen nhau, mến nhau và đi
đến quyết định xây dựng hạnh phúc lứa đôi, gia đình nhà trai sang nhà gái tiến
hành thủ tục hỏi vợ cho chàng trai và đi đến lễ cưới. Đến ngày ăn hỏi nhà trai
chuẩn bị cho đủ lễ vật là 50 lít rượu, 50 kg thịt lợn, 120 kg gạo, 1 bộ quần
áo, 1 bộ trang sức bằng bạc…
Khi đã chuẩn bị xong các lễ vật, ông thầy
mối đi trước, đoàn người mang hành lý đi sau. Khi đến nhà gái, hai thầy mối của
nhà trai và nhà gái bắt đầu nói chuyện, mời đại diện nhà gái lên nhận lễ vật.
Bố mẹ nhà gái tặng cho con gái 6 bộ quần
áo, 1 đôi vòng tay bằng bạc, giày dép rồi căn dặn con gái đi làm dâu phải phục
vụ nhà chồng, phải sống hạnh phúc. Tiếp đó, cô dâu quỳ lạy hậu tạ tổ tiên, thầy
mối mời đại diện nhà gái bế cô dâu lên ngựa dắt về nhà chồng. Khi về đến nhà chồng
thì trả lại toàn bộ đồ trang sức cho nhà trai đón dâu.
Tham dự lễ ăn hỏi, bạn sẽ có những cảm nhận
về sự độc đáo, đặc sắc, tinh tế của phong tục truyền thống nơi này.
Nhà gái nhận lễ vật
Cô dâu phải bịt mặt khi lên ngựa để về nhà trai -
Cô dâu chú rể quỳ lạy gia đình nhà gái
Đại diện nhà gái bế
cô dâu lên ngựa để về nhà trai
Trên đường rước dâu về
nhà trai
Ông bà thông gia uống
rượu chúc mừng cho vợ chồng trẻ
Quảng
Ninh (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét