Nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc Jrai (Hoàng Minh Thắng)

Hình ảnh Nhà rông người Jrai

Tây Nguyên là vùng đất hùng vĩ có 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng với  nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống trong đó có dân tộc Xơ Đăng, Bana, Ê Đê, Mnông, Kơ Ho, Stiêng,…. và dân tộc của tôi là dân tộc Jrai. Nói đến người Jrai của tôi thì phải nói đến cái nét đẹp của con người nơi đây cùng với những truyền thống tốt đẹp mang đậm bản sắc dân tộc. Là một người con của dân tộc Jrai, tôi rất tự hào về dân tộc của mình. Từ xa xưa cho đến bây giờ, dân tộc của tôi đã trải qua biết nhiều là lịch sử của dân tộc, nào là những phong tục, tập quán,…cho đến cách sinh hoạt của chúng tôi.

       Người Jrai của tôi thuộc dòng Nam đảo, với ngôn ngữ hệ Malayo Polinexia, là dân tộc thiểu số có số dân đông nhất ở tỉnh Gia Lai. Thường cư trú tập trung ở khu vực xung quanh thành phố Plei Ku, chư Sê, Chư Pứ, Phú Thiện, Ayun Pa, Ia Pa, Krông pa, Chư Pả, Iagrai, Đức Cơ, Chư Prông…


Người Jrai của tôi có 5 nhóm: Chor, Mơ thu ( ở Ayun Pa, Krong Pa) A rap( giáp Kon Tum) Tơ Boăn ( vùng biên giới với Cam pu chia) Hơ Đung ( xung quanh Plei Ku)
          Theo truyền thuyết, tất cả người Jrai là con cháu của nàng Hơ Bia. Khi nàng mang thai, ngủ dưới gốc cây Phun Siu thì sinh ra họ Siu; đẻ dưới gốc cây um tùm Brang Rơ com sinh ra họ Rơ com; nàng đau quá phải ôm gốc cây Rơ ma sinh ra họ Rơ ma; nàng đẻ trên đường đi sinh ra họ Rơ lan,; đẻ dưới gốc cây tre sinh ra họ Rơ ô; đẻ dưới bóng cây Kpala sinh ra họ Kpă; đẻ dưới bóng cây Hieo và dưới gốc đa trăm tuổi sinh ra họ Nay…
            Người Jrai của tôi lấy kinh tế trồng trọt làm gốc( lúa, bắp,mìWink. Dụng cụ gồm có cuốc( chong, achong) xưa kia làm bằng xương bả vai trâu, bò; dao ( rboc, tga) và rìu( giông). Địa điểm được thực hiện là các hma ( rẫy, ruộng, vườn). Thu hoạch chính bằng cánh tuốt lúa bằng tay là truyền thống. Ngày nay là liềm và máy gặt. Về chăn nuôi chủ yếu là: trâu, bò, lợn, gà, chó, dê, ngựa, voi… dùng để phục vụ tín ngưỡng, tôn giáo và trao đổi hàng hóa. Ngoài ra thì còn có thêm các nghề phụ: mộc, dệt, đan lát, rèn… Thường thì các trai làng đi săn bắn cá nhân, nhóm, tập thể với các công cụ: ná, lao, giáo, bẫy… và hái lượm ( rau, măng), đánh, xúc cua, cá…
Tiếp đến là nhà cửa thì là nhà sàn, lợp gianh, cửa chính quay về hướng Bắc. Bố trí chỗ ăn nghỉ đậm màu sắc mẫu hệ ( khách lạ không được vào óc- nơi dành cho vợ chồng chủ nhàWink. Một số vùng có nhà rông, một số không có. Nhà rông là nét đẹp của người dân Tây Nguyên nói chung và dân tộc Jrai của tôi nói riêng, nó là địa điểm được sử  dụng với nhiều việc khác nhau, vào nhiều dịp cũng như các việc hệ trọng của làng, buôn cũng được thực hiện tại đây. ( ví dụ: lễ hội, già làng họp buôn, làng,&hellipWink. Đồ ăn, thức uống chính là cơm tẻ; muối giã ớt; canh rau rừng có thể trộn thêm tép, thịt; cà đắng; cá thịt nướng… Đặc sản của người Jrai của tôi có canh lá mì nấu với cá khô, có thêm món “ cà sóc” là ý nói chung cho các món cay nóng trộn chung với ớt và đặc biệt hơn là có trái cà giã chung với muối ớt thêm chút rau thơm như ngo gai, lá đậu đũa còn hơi non nữa,…..Thức uống thì có rượu ghè( rượu cần) được làm tư nguyên liệu là men bắp, có lá chuối, có lúc thì men được làm từ cơm, có thêm vỏ trấu nữa,….
            Trang phục của người Jrai của tôi thì thường thì đàn ông ở trần hoặc mặc áo chui đầu, mở ngực (ngắn tay) và đóng khố. Phụ nữ mặc áo chui đầu, không xẻ và váy với các màu chủ đạo: đen, đỏ, trắng… xen thêm hoa văn Jrai. Và trang phục này cũng được dùng trong các lễ hội của buôn, làng và các dịp trọng đại như là lễ cưới hỏi.
            Nhạc cụ thì bao gồm có cồng chiêng, trống,…. Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên nói chung và người Jrai nói riêng, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ. Loại hình văn hóa cồng chiêng đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15 tháng 11 năm 2005.

Hình ảnh Cồng Chiêng

            Tổ chức và quan hệ xã hội được chia như sau: Làng ( Plei). Mỗi làng là một đơn vị xã hội- văn hóa chỉnh thể. Làng gồm các hộ gia đình, có hội đồng già làng và đứng đầu là chủ làng ( Pơ tao, Pơ tâu) Nguyên tắc sống ở làng là công bằng, dân chủ. Cá nhân tôn trọng cộng đồng, luật tục của làng và cộng đồng làng tôn trọng mỗi cá nhân. Việc chung của làng hay việc riêng của cá nhân, gia đình đều được mọi người quan tâm và tự giác đóng góp, tham gia. Người Jrai khi mới làm quen thường hay hởi: “ Anh (chị) ở làng nào?” Người Jrai hiếu khách, chăm lao động, ghét thói làm biếng, ăn cắp; tôn trọng quyền khai phá ban đầu và tài sản cá nhân. Họ sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác nhưng ăn cắp, dù là vật không giá trị gì là điều cấm kị.
            Hôn nhân và gia đình thì theo mẫu hệ. Con trai khi kết hôn sẽ về ở nhà vợ. Người nhà của con gái sẽ chủ động qua nhà con trai hỏi cưới nếu bên nhà trai đồng ý thì sẽ tiến hành cưới hỏi. Lúc đó bên nhà gái sẽ giao số tiền và bò tùy theo bên nhà trai đã thỏa thuận….và riêng chú rễ sẽ được giao bao nhiêu số tiền nào đó để chi cho bạn của mình đến thăm dự, số tiền này cũng không nhiều lắm nhưng mà đó là tấm lòng của bạn mình. Trước khi chú rể sang nhà cô dâu ở thì bên người nhà chú rể sẽ làm một bữa cơm coi như là tiễn con minh đi lấy vợ. Người phụ nữ quản lí mọi việc trong gia đình. Mọi thành viên trong gia đình thương yêu nhau. Cha mẹ dạy con cái chủ yếu bằng nêu gương hành động. Nói ít làm nhiều. Người phụ nữ được chăm sóc chu đáo trước và sau khi đẻ.( Nếu có người chết vì đẻ khó sẽ phải dời làng) Khi hôn nhân tan vỡ (ít xảy ra) người phụ nữ sẽ đập phá bếp lửa hoặc lấy rựa chém vào cột nhà.
            Ma chay: Nghĩa địa nằm ở phía tây của làng. Nhà mồ và tượng mồ. Các đề tài, chức năng, hình thức, chất liệu tượng sẽ được các già làng quyết định nhưng thường thì luôn theo một khuôn mẫu chung của người Jrai. Hồi trước còn có tục chôn chung nhưng giờ thì không còn và nếu có thì chỉ có vài vùng khác thôi, tục này chỉ dùng cho người trong một gia đình hoặc là họ hàng gần thôi. Trong tháng đầu, người nhà mang đồ ăn thức uống ra mộ. Có nơi còn làm ống nứa thông với quan tài để bỏ thức ăn xuống. Quan niệm này là theo Người Jrai là người chết đi nhưng mà linh hồn vẫn còn và các linh hồn này sẽ biến thành chim thỉnh thoảng sẽ ăn những thức ăn mà người nhà đêm ra mộ đó. Tục ma chay của người Jrai có hai dịp quan trọng nhất là: Giỗ 1 tháng ( họa mnoi) mổ lợn ăn ngay tại nhà mồ.  Sau giỗ này, người nhà chỉ ra thăm mộ một và tháng một lần. Lễ Pơ thi ( bỏ mả) là lễ được thực hiện tại mồ, mổ bò, lợn và nếu nhà nào có điều kiện thì mổ trâu và sau cái ngày đó thì người nhà sẽ coi như không tới thăm mộ nữa.
            Thế giới quan của người Jrai là vạn vật hữu linh. Thế giới có ba tầng: Giàng- người và ma quỉ ( A tâu). Giàng có nhiều loại trong đó 3 loại được tôn trọng nhất: Giàng sang: những thần giúp con người dựng được nhà; Giàng Ala Bôn ( thần làng) và Giàng Pên Ia ( thần nước); giàng Pơ tao: Đứng đầu là vua Nước, vua Lửa. Họ thực chất là cầu nối giữa con người và thần linh, là những thầy cúng cầu mưa thuận gió hòa. Người có hồn và khi chết biến thành ma.
            Cũng như người Bana, người Jrai là chủ nhân của kho tàng văn hóa văn nghệ dân gian đặc sắc và độc đáo. Nó là một thực thể sống và là bộ phận quan trọng làm nên văn hóa tộc người. Văn học dân gian gồm có các thể loại: sử thi, truyện cổ, ngụ ngôn, truyện cười, câu đố…Nội dung: giải thích các hiện tượng tự nhiên, xã hội; ca ngợi những anh hùng khai sáng; bài học về kinh nghiệm sống, đấu tranh, lao động sản xuất…
            Nói đến lễ hội của người Jrai thì bạn phải biết những lễ hội như sau: Lễ hội nông nghiệp gồm có lễ plách hma ( thức ruộng,rẫy) khi lúa thì con gái, địa điểm: trên rẫy; lễ nhập lúa vào kho. Tiếp đến là lễ hội đời người: Lễ đặt tên, lễ thổi tai, các lễ cưới hỏi, tang ma…Lễ Pthi… Rồi có thêm lễ hội cộng đồng: Dựng làng, cúng nhà rông, mừng chiến thắng. Với một số lễ hội lớn, quan trọng như mừng nhà rông, Pthi...dân làng tổ chức " ăn trâu" ( đâm trâu) Đêm trước đâm trâu, người ta " khóc tiễn trâu". Đây là một giá trị văn hóa tộc người Jrai. Ngoài ra còn có lễ hội đâm trâu, lễ hội cồng chiêng cũng nổi tiếng và đặc trưng của người Jrai,….còn nhiều lắm. Trong những buổi lễ hội đó thì đám trai làng, gái làng và cũng có thể là trai, gái làng khác qua chơi, nhảy xoang….là nơi trai gái hẹn hò nhau.

Lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên
          
            Nói chung văn hóa truyền thống dân tộc Jrai của tôi còn nhiều thứ để nói, để kể lắm ; một vài lời khó mà nói hết được…. phải đến tận nơi, tận vùng thì bạn sẽ cảm nhận và hiểu biết được nhiều hơn. Văn hóa người Jrai rất là phong phú, độc đáo lắm. Là một người con của dân tộc Jrai, tôi rất vinh hạnh và tự hào về nét đẹp, phong tục, tập quán của dân tộc của tôi. Ngày nay mặc dù những nét đó có phần mất đi là do không còn nhiều người truyền lại cho thế hệ sau, nhưng mà cũng có những người lớn tuổi còn nhớ và giờ cũng truyền hết những phong tục đó cho các thế hệ như tôi. Tôi mong sau nay cái nét đẹp, truyền thống văn hóa này sẽ được lưu giữ mãi mãi cho thế hệ tiếp theo học theo và phát huy hơn nữa, nó sẽ không bao giờ được gọi là bị lãng quên được. Tôi yêu dân tộc tôi!

 Hoàng Minh Thắng (sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét