Ană Pô Grei, Anak Drai hay Jarai (từ gốc:
Con cái của Garai), Người Gia Rai, Gia Lai (phiên âm tiếng Việt),
Tổng số dân: 411.275
Khu vực có số dân đáng kể: Việt Nam:
411.275 (2009), Campuchia: 20.800 (2008), Hoa Kỳ
Ngôn ngữ: tiếng Gia Rai; tiếng Việt như
ngôn ngữ chính thức thứ hai
Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống, Tin
lành
Sắc tộc có liên quan Chăm, Ê Đê, Mã Lai,
Philippines
Người Gia Rai hay Jarai, Jrai, là một dân tộc cư trú ở miền trung Việt Nam và
một ít ở Campuchia. Người Gia Rai còn có các tên gọi khác là người Jrai, có các
nhóm phương ngữ Jrai Chor, Jrai Mơthur, Jrai Hơdrung (Hơbâo), Jrai Tơbuan, Jrai
Arap.
Người Gia Rai nói tiếng Gia Rai, một ngôn
ngữ thuộc phân nhóm ngôn ngữ Chăm của ngữ tộc Malay-Polynesia trong ngữ hệ Nam
Đảo. Người Gia Rai thuộc nhóm chủng tộc Austronesia.
Tại Việt Nam họ là một dân tộc trong số 54
dân tộc tại Việt Nam. Dân số của dân tộc này khoảng 317.557 người năm 1999 và
411.275 người năm 2009.
Tại Campuchia họ sống ở tỉnh Ratanakiri với
dân số cỡ 20.800 theo "2008 Cambodian census".
Người Gia Rai là một nhánh lớn của tộc người
Rang Đê cổ hay còn gọi là người Ê Đê cổ được ghi chép khá nhiều trong các bia
ký Chăm Pa, sự tấn công của đế quốc Mông Cổ, sau này là Nam Tiến của người Việt
đã đẩy bộ phận người Chăm Pa lên vùng bình nguyên Cheo Reo hòa hợp với người Ê
đê cổ tạo ra nhóm tộc người tự gọi là Anak Jarai tức con cái của Jarai.Trong
văn hóa và tính cách của người Gia Rai có nhiều yếu tố Chăm Pa trung đại so với
người Ê đê chịu ảnh hưởng đứt gãy của yếu tố Lâm Ấp Chăm Pa cổ đại. Người
Giarai còn giữ được yếu tố ngôn ngữ Rang Đê cổ đó là ngôn ngữ đa âm hơn so với
người Ê Đê láng giềng.
Dân số và địa bàn cư trú
Người Gia Rai (Jrai) sinh sống và cư trú
chủ yếu tập trung ở tỉnh Gia Lai (90%), một bộ phận ở tỉnh Kon Tum (5%) và phía
bắc tỉnh Đăk Lăk (4%). Khoảng vài ngàn người Gia Rai sinh sống tại khu vực
Ratanakiri, Campuchia nhưng chưa có số liệu chính thức từ Viện thống kê quốc
gia Campuchia.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm
2009, người Gia rai ở Việt Nam có dân số 411.275 người, cư trú tại 47 trên tổng
số 63tỉnh, thành phố. Người Gia rai cư trú tập trung tại tỉnh Gia Lai (372.302
người, chiếm 29,2% dân số toàn tỉnh và 90,5% tổng số người Jrai tại Việt Nam),
ngoài ra còn có ở Kon Tum (20.606 người), Đắk Lắk (16.129 người), [1]. Đây là
dân tộc bản địa có số dân đông nhất Tây Nguyên.
Lịch sử và tên gọi
Vào năm 1471 Đại Việt sử ký toàn thư có
ghi chép về sự kiện người Chămpa đầu hàng quân Đại Việt của Vua Lê Thánh Tông
như sau: Một lúc sau, đứng xa trông thấy toán quân đi trước đã trèo lên được chỗ
tường thấp trên mặt thành, bèn bắn luôn ba tiếng pháo để tiếp ứng, lại hạ lệnh
cho vệ quân thần võ phá cửa đông thành tiến vào. Thành Chà Bàn bị phá vỡ. Quân
Đại Việt bắt được hơn ba vạn tù binh và chém được hơn bốn vạn thủ cấp. Ngô Nhạn
dẫn tướng đầu hàng là bác ruột Trà Toàn tên là Bô Sản Ha Ma. Lê Thánh Tông sai
trưng bày những thứ người Chiêm dùng làm lễ vật đem đến xin hàng mà ở Đại Việt
không có, sai viên quan đô úy Đỗ Hoàn chỉ tên từng thứ một. Có cái hộp bạc,
hình như thanh kiếm, vua hỏi vật gì. Hoàn trả lời rằng đó là đồ của nước Chiêm
từ xưa, người làm quốc vương phải có vật đó để truyền cho con cháu. Quân Thuận
Hóa bắt sống Trà Toàn dẫn đến trước vua Lê Thánh Tông, nhà vua cho Trà Toàn được
sống. Hôm ấy là ngày mồng 1 tháng 3 âm Lịch (1471).cuộc Nam Tiến của người Việt
xuống đấtChampa tạo ra các làn sóng người Champa vùng ven biển Trung, Nam Trung
Bộ liên tục chuyển cư lên vùng bình nguyên Cheo Reo hỗn dung với cộng đồng Rang
đê có trước, từ đó hình thành ra nhóm tộc người mới Anak Jarai.Nhóm Rang Đê
vùng thung lũng sông Ba tự gọi mình là Ană Garai. Ană Pô Garai chính là cụm
danh xưng Ană Pô Kurung Garai (Pô Krung Grai là cách gọi tôn xưng thái tử
Champa là Harijit (Rochom Mal) lãnh đạo người Rang Đê đánh đuổi Mông Cổ. Kurung
hay Krung trong ngôn ngữ Rang Đê và Malay cổ có nghĩa là thủ lĩnh. Dần dần, Pô
Krung Garai hay Pô KLong Garai phiên âm thành Jarai. Jarai tách khỏi khối bộ tộc
Rang Đê để tự nhận mình là Anăk Jarai với ý nghĩa là những đứa con của Vua Chế
Mân (Pô Krung Grai, Pô Klong Grai hay anak Jarai,DRai) Tiểu quốc Jarai (tên gọi
khác: Ala Car Pơtao Đêgar/ Dhung Vijaya/Nam Vijaya / Nam Bàn / Nam Phan / Nam
Phiên/Chămpa Thượng) là một tiểu quốc cổ của các bộ tộc Nam Đảo ở Tây Nguyên,
Việt Nam với bộ tộc nòng cốt là người Gia Rai và người Ê Đê hình thành từ khoảng
cuối thế kỷ 15 và chấm dứt sự tồn tại sau khi phân rã ra thành các bộ tộc độc lập
vào khoảng cuối thế kỷ 19.Tiểu quốc này được cai trị bởi các vị tiểu vương mà
người Việt gọi là Thủy Xá - Hỏa Xá tức là Pơtao Apui - Pơtao Êa.Theo tương truyền
các vị Vua là hiện thân của Thần Gươm Y Thih (nhân vật trong các truyền thuyết
của người người Ê đê và Jarai. Một tài liệu khác ghi là 20 "đời vua"
tiểu quốc Jrai, là người kế tục giữ gươm thần do chàng Y Thih để lại. Có kiến
khác cho rằng gươm thần của các Pơ tao thực ra là các bảo vật truyền ngôi của
hoàng gia Chăm Pă sau khi Lê Thánh Tông tiêu diệt thành Vijaya (Đồ bàn, Bình Định).
Xét về hình thái tộc người Rhade (Ê Đê) lui về phía nam và cùng các nhóm Jarai
thực ra la một dân tộc Rang Đê], hai nhóm tộc người này bị phân li do nguyên
nhân lịch sử mà trong tiếng Jarai gọi là thời kỳ Phara. Nghĩa là cuộc chia ly
anh em.
Đặc điểm kinh tế
Người Gia Rai sống chủ yếu bằng nghề trồng
trọt nương rẫy; lúa tẻ là cây lương thực chính. Công cụ canh tác của người Gia
Rai giản đơn, chủ yếu là con dao chặt cây, phát rừng, cái cuốc xới đất và cây gậy
chọc lỗ khi tra hạt giống. Chăn nuôi trâu, bò, lợn, chó, gà phát triển. Xưa
kia, người Gia Rai có đàn ngựa khá đông. Người Gia Rai còn thuần dưỡng và nuôi
cả voi. Đàn ông thạo đan lát các loại gùi, giỏ, đàn bà giỏi dệt khố váy, mền đắp,
vải may áo cho gia đình. Săn bắn, hái lượm, đánh cá là những hoạt động kinh tế
phụ khác có ý nghĩa đáng kể đối với đời sống của họ xưa và nay.
Tổ chức cộng đồng
Tháp bánh ít tại Bình Định. Trong tiếng
J'rai gọi là tháp Yang Mtian theo cuốn "Pays Jorai" của nhà dân tộc học
Jacques Dournes
Người Gia Rai sống thành từng làng (plơi
hay bôn). Trong làng ông trưởng làng cùng các bô lão có uy tín lớn và giữ vai
trò điều hành mọi sinh hoạt tập thể, ai nấy đều nghe và làm theo. Mỗi làng có
nhà rông cao vút. Đây tộc người duy nhất thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo có nhà rông,
có thể do ảnh hưởng của cư dân Ba Na thuộc ngữ tộc Môn-Khmer[4]. Có nhóm A Ráp
của người Gia Rai thực ra là người gốc Ba Na đã bị Gia Rai hóa[4].
Đây là tộc người duy nhất ở Tây Nguyên đã
có một tổ chức xã hội tiền nhà nước với hai vua: vua Nước và vua Lửa[4], còn được
gọi là Tiểu quốc Jarai.
Hôn nhân gia đình
Dân tộc Gia Rai theo truyền thống mẫu hệ,
phụ nữ tự do lựa chọn người yêu và chủ động việc hôn nhân. Sau lễ cưới, chàng
trai về ở nhà vợ, không được thừa kế tài sản. Trái lại, con gái lấy chồng lần
lượt tách khỏi cha mẹ ra ở riêng, được phân chia một phần tài sản. Con cái đều
theo họ mẹ. Ngoài xã hội, đàn ông đóng vai trò quan trọng hơn, nhưng trong nhà
phụ nữ có ưu thế hơn. Ngày xưa, có tục những người cùng dòng họ (theo phía mẹ),
khi chết chôn chung một hố, nay tục này đã giảm.
Văn hóa
Nói đến dân tộc Gia Rai phải kể đến những
trường ca, truyện cổ nổi tiếng như "Đăm Di đi săn", "Xinh
Nhã"... Dân tộc Gia Rai cũng độc đáo trong nghệ thuật chơi chiêng, cồng, cạnh
đó là đàn T'rưng, đàn Tưng nưng, đàn K'lông pút. Những nhạc cụ truyền thống này
gắn liền với đời sống tinh thần của người Gia Rai. Người Gia Rai hầu như hát
múa từ tuổi nhi đồng cho đến khi già yếu, không còn đủ sức nữa, mới chịu đứng
ngoài những cuộc nhảy múa nhân dịp lễ hội tổ chức trong làng hay trong gia
đình.
Nhà cửa
Có nơi ở nhà dài, có nơi làm nhà nhỏ, nhưng
đều chung tập quán ở nhà sàn, đều theo truyền thống mở cửa chính nhìn về hướng
Bắc.
Trang phục nam nữ dân tộc giarai (ảnh chụp tại Bảo
tàng Dân tộc học Việt Nam)
Trang phục phụ nữ Jarai
Người Giarai ít nhiều gần với trang phục của
người Ê đê, nhưng Có nét riêng trong phong cách tạo hình và trang trí. Mặc dù
hoa văn trang trí cụ thể các nhóm khác nhau nhưng có thông số chung của tộc người.
Trang phục nam
Thường nhật, nam đội khăn, theo lối quấn
nhiều vòng trên đầu rồi buông sang một bên tai, hoặc quấn gọn ghẽ như khăn xếp
của người Kinh. Khăn màu chàm. Nhìn chung nam giới Gia Rai đóng khố. Khố này
thường ngắn hơn khố ngày hội, là loại vải trắng có kẻ sọc.
Ngày lễ họ mang khố màu chàm (dài 410 cm ×
29 cm), khố loại này được trang trí hoa văn màu trắng, đỏ thành các đường viền ở
mép khố, đặc biệt hai đầu với các tua trên nền chàm. Có nhóm ở trần, có nhóm
mang áo (loại cộc tay và loại dài tay màu chàm, khoét cổ chui đầu). Loại ngắn
tay thường có đường viền chỉ màu trắng bên sườn. Loại dài tay giống phong cách
áo dài nam Ê-đê hay Mnông.
Cũng giống như mọi dân tộc nào biết dệt vải,
may trang phục, người Gia-rai chế tác sợi từ quả cây bông và giữ nguyên màu sợi
là màu trắng. Việc tạo ra các sắc màu cho sợi là cả một quá trình kinh nghiệm của
người Gia-rai. Đặc biệt họ có truyền thống chế "thuốc nhuộm" từ các
thảo mộc có trong thiên nhiên mà trong quá trình sinh sống họ đã thuộc tính nết
và công dụng của từng loài. Để tạo ra màu đen hay màu xanh thẫm, họ dùng cây
chàm. Các bước thao tác được tiến hành như sau: đầu tiên người Gia-rai đi bắt một
loại ốc suối có tên là Bràng, đem giã nhỏ, đổ nước vào lọc, lấy thứ nước đó đổ
vào ché ngâm khoảng một tháng. Tiếp theo, dùng đọt chuối, vỏ chuối và rễ cây
Kha krông, Kha chót bỏ chung vào cối giã cho thật kỹ, trộn tất cả với Có nét
riêng trong phong cách tạo hình và trang trí. Mặc dù hoa văn trang trí cụ thể
các nhóm khác nhau nhưng có thông số chung của tộc người.
sợi trắng tự nhiên, rồi bỏ vào ché ngâm.
Khi sợi đã ngả màu đen thì đem phơi khô. Nước nhuộm còn lại được cất giữ trong
ghè và khi cần lại có thể sử dụng với các bước như vừa mô tả. Màu đỏ trong
trang phục của người Gia-rai chiếm một tỉ lệ khá đậm đặc. Trong cuốn "Hoa
văn các dân tộc Gia-rai, Ba-na", Từ Chi, một nhà nghiên cứu dân tộc học nổi
tiếng ở Việt Nam có giới thiệu:
“Để tạo ra màu đỏ, người Gia-rai tìm
nguyên liệu thực vật "là một loại quả không có lông" là nguyên liệu
chính, ngoài ra còn có một loại vỏ là cây Tơnung. Trong khi đi điền dã Dân tộc
học, tôi được biết thêm người Gia-rai ở vùng Chư pảh còn tạo ra màu đỏ bằng
cách dùng một loại cây có tên là Nhau trộn với mỡ dê rôì đem đun thật sôi, sau
đó lấy sợi tự nhiên màu trắng nhúng vào đó, nhấc ra và nhúng vào loại nước xa
bon (một loại thuốc màu của người Lào). Thao tác đó được lặp đi lặp lại vài lần
cho đến khi sợi vải có màu đỏ tươi thì đem phơi khô. Trong y phục của người
Gia-rai, màu vàng thường được coi như nét điểm xuyết, tạo nên sắc thái hài hoà
theo thẩm mỹ của họ. Một số hoa văn như hoa cây mai, hoa Blang được dệt bằng loại
sợi màu vàng. Để tạo ra màu vàng, người Gia-rai thường dùng củ Knhít (nghệ) như
các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu. ở vùng Gia-rai ARáp có một loài thực vật nữa được
dùng để tạo ra màu vàng nhuộm sợi. Đó là loại lá Popẹ. Phụ nữ Gia-rai thường đốt
lá rồi trộn với nghệ, sau đó giã nhỏ hoà với nước suối để nhuộm. Cách làm này tạo
cho sợi có màu vàng tươi hơn nhiều so với màu từ nghệ. Duy nhất chỉ có sợi màu
xanh là người Gia-rai khi nhuộm vẫn phải dùng thứ phẩm hoá học được bán ngoài
chợ. Ưu điểm của thứ sợi được nhuộm bằng các thảo mộc tự nhiên là sợi giữ được
màu tươi rất lâu, qua thời gian năm tháng thứ màu đó không bị phai, bị nhạt. Từ
các sợi với đủ thứ màu sắc, người Gia-rai với bộ khung dệt bằng tay đã tạo ra
trang phục của mình như: váy, khố, áo, khăn... Đặc biệt, người Gia-rai rất
thích màu đỏ, lấy màu đỏ làm trọng tâm, làm chính trong y phục của mình. Màu đỏ
được đặc tả ở hai đầu khố nam với hoa văn lá đót buông dài bằng sợi, ở váy của
phụ nữ thì phần chân váy và miếng đắp ở đằng sau mông cũng được bừng lên sắc đỏ.
Trong các lễ hội lớn như lễ bỏ mả (Pờ Thi), lễ cúng hồn lúa (mụ Giạ), lễ cúng
Giàng, lễ cúng thần nước (Yàng Ia), lễ cúng thần lửa (Yàng Pui), dân làng
Gia-rai trong váy mới, khố mới, áo mới với sắc đỏ rực rỡ say sưa trong nhịp cồng
chiêng với điệu múa Xoang truyền thống của dân tộc mình. ”
Trang phục nữ
Phụ nữ để tóc dài búi sau gáy hoặc quấn gọn
trên đỉnh đầu. Áo là loại áo ngắn, chui đầu, phổ biến là kiểu chui đầu cổ
"hình thuyền", riêng nhóm Gia Rai Mthur lại có kiểu cổ thấp hình chữ
V và các loại cổ phổ biến. Trên nền chàm áo được trang trí các sọc hoa văn theo
bố cục ngang thân áo ở cổ, vai, ống tay, giữa ngực, gấu áo và hai cổ tay áo. Đó
là các sọc màu đỏ xen trắng và vàng trên nền chàm hoặc màu xanh nhạt diệp và
màu chàm. Váy là loại váy hở quấn vào thân (kích thước trên dưới 140 cm x 100
cm). Phong cách trang trí trên váy cũng thiên về lối bố cục ngang với các đường
sọc màu (như áo là chính). Có nhóm ở Plây-cu với nguyên tắc trên nhưng được mở
rộng thành các mảng hoa văn ở giữa thân váy, nửa thân dưới áo và hai ống tay.
Trang sức có vòng cổ, vòng tay.
Mai Anh (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét