Ông đại diện nhà gái lễ gia tiên rồi mời rượu hai
họ.
Mỗi dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung
thường có lễ thức hát trong đám cưới khác nhau. Những lối hát xưa nay đã
mai một. Từ sau khi có nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ V (khoá 8), việc khôi phục lối hát truyền thống lại được
chú trọng và phát triển hơn, hình thành nhiều câu lạc bộ hát dân ca các
dân tộc, như: Sán Dìu, Sán
Chí, Tày, Nùng, Cao Lan v.v trong đó hát dân ca dân tộc Sán Dìu là thể loại hát
độc đáo, mang ý nghĩa sâu sắc, được phục hồi ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Nhân mùa cưới đang đến, xin giới thiệu
lối hát đám cưới của người dân tộc Sán Dìu nơi đây tại làng Muối, xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn.
Hát trong đám cưới là nét văn hoá đặc trưng,
cổ truyền của dân tộc Sán Dìu từ bao đời, được lưu truyền cho đến nay. Thể loại
hát giữa hai họ từ buổi chiều trước ngày cưới chính thức, khi nhà trai mang lễ
vật sang nhà gái (hai họ hát tại nhà gái). Nghi thức hát có 4 phần: hát chào
đón, hát khai hoa tửu, hát cung kính cùng hát chúc và đố chuyện nghi lễ.
Đoàn nhà trai mang lễ đến nhà gái.
Hát chào đón, đó là lúc họ nhà trai mang lễ
vật đến nhà gái, hai họ gặp nhau, chào đón bằng lối hát ngoài cửa của nhà gái.
Hai họ hát đối trước cửa nhà gái.
Họ nhà gái cất lên: (trích)
Pha lán tạnh chấy ít théo khổng
Khống lống bọi sọng ít sông hống
Dịu dón kim mạn sênh ca chíu
Sênh ca chíu lạy ngỏi lán hống.
Họ
nhà trai đáp lời:
Hống
vún lói chép cao san cạy
Hách
vún lói chép ốc dém thói
Dịu
don kim mạn sênh ca chíu
Leng
con sút chép tam lóng thói.
Dịch
nghĩa của bài hát:
Lễ
nghi họ gái bày trước cửa
Thiếp hồng nghênh tiếp giưã đường
môn
Hôm
nay ngày đẹp thành hôn lễ
Chào
đón qua viên họ trai sang.
Sao
sáng đến gặp mây tương ngộ
Một
lòng một dạ đến kết duyên
Hôm
nay ngày đẹp thành hôn lễ
Lễ vật
dẫn sang kính gia tiên.
Tiếp
theo là các bài hát khai hoa tửu được thể hiện tiếp: (trích)
Láp
sọng nhóng món cay báo sác
Hông
sui dóng dịu dẹp sang sống
Dịu
dón kim mạn sếnh cô hô chú công.
Dịch
nghĩa trong bài hát:
Đã
có bạn trai thương yêu mến
ông
tơ bà nguyệt se lứa đôi
ngày lành tháng tốt dâng hôn lễ
hạnh phúc tràn đầy một niềm vui.
Phần hát khai hoa tửu, nhiều bài hát còn
dài mang ý nghĩa đáp đền công lao cha mẹ nuôi dạy con thành người. Nay về làm
dâu đều yêu thương thành kính cha mẹ tổ tiên hai bên như nhau…Hết phần hát khai
hoa tửu lại tiếp đến phần hát cung kính cùng hát chúc: (trích)
Hoi híu leo/ Tam váng tạnh chấy lép váng
thói
Na cọi mói nhín lói cón chíu
Na cọi tạm lóng ben sút lói.
Dịch nghĩa trong bài hát:
Quan viên hai họ cùng dâng lên
Dâng chén rượu đào kính gia tiên
Hai nhà thông gia thành hôn lễ
Hạnh phúc đôi trẻ mãi vững bền…
Lời hát dâng rượu kính gia tiên và chúc
cho đôi trẻ thành hôn của hai họ mang ý nghĩ cung kính và sâu sắc nghĩa tình
thông gia…Và còn biết bao câu hát khác mang giá trị nhân văn và nghĩa tình vợ
chồng: Rể tài, dâu thảo luôn hạnh phúc/ Ra hoa kết trái truyền tương lai…Nhưng
phần cuối của lối hát trong đám cưới mới hấp dẫn và được đối đáp thông minh, đó
là đố chuyện lễ nghi.
Một ông trong dòng họ với bà của cô dâu ngồi
giữa giường đem khay nước có hoa văn đẹp trong đó đựng chai rượu được để trong
rọ đan bằng tre và hai quả trứng do họ nhà trai mang sang rồi nói đố chuyện, với
các câu hỏi đố (xin trích, dịch là):
Hôm nay ngày đại lễ thành hôn, xin mời các
quan viên hai họ cùng ngồi gần bên chum rượu đào cho vui và xin hỏi quan viên
hai họ biết chữ hay biết chuyện. Biết chữ thì đố chữ, biết chuyện thì đố chuyện?
Không hiểu, không biết thì mong cùng trợ giúp? Xin hỏi quan viên họ nhà trai,
trên đường dẫn lễ đi có thuận không. Có tâm đến không? Dù giải được hay không
giải được cũng xin mời cùng nâng lên chúc nhau ba chén.
Trưởng đoàn họ nhà trai đáp lại rằng: Kính
thưa các cụ, kính thưa hội hôn. Họ nhà trai tôi, trường học qua ít, chữ nghĩa
không nhiều, chuyện không am hiểu, mong các cụ miễn thứ cho. Đúng ngày lành,
tháng tốt nên họ nhà trai chúng tôi, có tâm, có dạ, đi đường đều thuận cả...
Đố chuyện lễ nghi, cứ thế chính là cớ gặp
nhau giữa hai họ để câu chuyện thêm rôm rả. Cho hai họ xích lại gần nhau. Kết của
hồi đố chuyện lại là chén rượu. nhưng lần này là rượu được pha hai quả trứng
cho vào bát để trên ban thờ kính gia tiên từ lúc trước khi đố, bây giờ đem xuống
rót mời hai họ thưởng thức, chúc cho đôi vợ chồng trẻ trăm năm hạnh phúc.
Hát trong đám cưới như vậy là một phong tục
đẹp, mang bản sắc văn hoá dân tộc rất cần được phát huy, phát triển. Mong rằng,
các dân tộc trên đất Việt thân yêu cùng gìn giữ, bảo tồn và phát huy hơn nữa; đồng
thời, những gì ngoại lai, không phù hợp với thuần phong mỹ tục cần giảm dần và
loại bỏ, kể cả việc lạm dụng phương tiện tăng âm, loa đài ầm ĩ, đinh tai nhức
óc, làm náo loạn xóm phố, như tra tấn người đến dự đám cưới./.
Bá Đạt (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét