Văn
hóa Sa Huỷnh
Hoàn
toàn trái ngược với các lý
thuyết đã đưa ra gần một thế kỷ qua, vương quốc Champa không những bao gồm các
phần đất nằm ở ven biển của miền trung Việt Nam hiện nay mà kể cả dẫy Trường Sơn (Codillère Annamitique) và vùng
cao nguyên tiếp nối với nó. Dựa vào yếu tố địa dư này, người ta đưa ra kết luận
rằng dân cư Champa kết hợp không những người dân sinh sống ở vùng đồng bằng mà
còn bao gồm cả dân cư của vùng cao nguyên, thường gọi là người Thượng
(Montagnards) hay là người bản xứ Ðông Dương (Proto-Indochinois).
Chính vì thế,
vương quốc Champa không phải một là đất nước riêng của người Chăm mà là một quốc
gia đa chủng gồm cả dân tộc Tây Nguyên, trong đó mỗi sắc dân thường đóng một
vai trò riêng biệt trong tiến trình lịch sử của vương quốc này mà chúng tôi sẽ
trình bày ở phần dưới đây.
Van hoa sa huynh
Vào đầu kỷ nguyên của Tây Lịch, người ta
không biết nhiều về nguồn gốc dân cư sinh sống trong lãnh thổ xưa kia của
Champa. Các bản văn Trung Hoa được xem như là nguồn sử liệu duy nhất nhưng cũng
chỉ nói một cách sơ lược liên quan đến dân tộc sinh sống trong khu vực nằm giữa
Hoành Sơn (Porte d’Annam) và đèo Hải Vân. Theo tài liệu này, đây là khu vực nằm
về phía nam của biên giới Trung Hoa mà dân cư bao gồm một số người Trung Hoa nhập
cư và đa số còn lại chiếm phần quan trọng là dân bản địa ở vùng ven biển và
trên cao nguyên có cuộc sống rất gần gũi với nhau. Theo tác phẩm Jinshu (trang
57, 4b. Bản dịch của Paul Pelliot), “những người bản địa này cấu thành từng
nhóm biết hỗ trợ lẫn nhau”. Hơn nữa các tài liệu trên gọi họ là dân tộc “man rợ”
(barbare), vì rằng đối với tác giả Trung Hoa thời đó, tất cả những ai không phải
là người Trung Hoa hay không mang sắc thái của nền văn minh Trung Hoa đều bị
gán cho cụm từ là “người man rợ”. Tài liệu trên cũng qui luôn cả người Khu Liên
(Qulian) vào nhóm “man rợ” này, một thuật ngữ để ám chỉ cho tộc người có nước
da rám nắng.
Riêng về dân tộc sinh sống trên lãnh thổ nằm
về phía nam của núi Bạch Mã (Huế), một số tài liệu khảo cổ đã nêu ra vài chi tiết
khá rỏ ràng hơn. Theo tài liệu này, các hài cốt dưới thời thượng cổ được tìm thấy
trên Tây Nguyên nằm về phía tây của dẫy Trường Sơn là những hài cốt của người bản
địa Mã Lai (Proto-Malais) có sọ đầu dài (dolichocé phales) với thân hình vạm vỡ.
Ngay từ thời kỳ đá mới (néolithique), họ là dân bản địa Ðông Dương
(Proto-Indochinois) duy nhất đã từng làm chủ khu vực Tây Nguyên và tồn tại cho
đến giữa thế kỷ XX. Bên cạnh đó, người ta cũng tìm thấy các hài cốt ở vùng ven
biển có nguồn gốc nằm trong thành phần dân bản địa Mã Lai (Proto-Malais) có đầu
dài và di trú đến Champa đợt thứ hai nhưng lại pha trộn với một số yếu tố của
chủng tộc Mông Cổ do các người nhập cư gốc Trung Hoa mang đến. Vào thời kỳ đá mới
(néolithique), sau khi tiếp thu nhiều nguồn văn minh của thời tiền sử vào đầu kỷ
nguyên Tây Lịch, những người bản địa Mã Lai (Proto-Malais) này đã trở thành một
tập thể chủng tộc mà người Âu Châu thường dùng thuật ngữ Việt Nam để gán cho họ
là người Chăm, trong khi đó cụm từ “Chăm” hoàn toàn bị lãng quên trong ngôn ngữ
của dân tộc Tây Nguyên và cũng không bao giờ xuất hiện trong các bia ký hay
trong các bản văn xưa viết bằng tay tại vương quốc Champa. Cụm từ thường sử dụng
để ám chỉ cho thần dân của vương quốc Champa xưa kia là Urang Champa (urang =
người, cá nhân) chứ không phải là Urang Cham tức là người Chăm như một số nhà
khoa học thường hiểu lầm. Hơn một thế kỷ qua, cũng vì việc sử dụng từ “Chăm” là
cách nuốt âm (apocope) của từ “Champa” để ám chỉ một sắc dân cư ngụ từ xưa tại
vùng duyên hải Champa đã trở thành một thông lệ, thành ra người ta tiếp tục
dùng từ “Chăm” này với ý nghĩa mang tính đặc trưng để ám chỉ chung những gì thuộc
về Champa, không nhất thiết thuộc về dân tộc Chăm hôm nay.
Hoàng Thị Khuyên (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét