Dân
tộc Lô Lô ở Việt Nam có khoảng 5.000 người, sống tập trung chủ yếu tại các tỉnh
Hà Giang và Cao Bằng. Đời sống văn hóa phong phú của người Lô Lô đã góp những mảng
màu tươi sáng, rực rỡ cho bức tranh
văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Một ngôi làng cổ của người Lô Lô tại huyện
Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
Trong đời sống văn hóa của người Lô Lô, trống
đồng là một nhạc khí đặc biệt. Họ coi trống đồng là biểu tượng của vũ trụ, là tổ
tiên, là vật thể linh thiêng có chức năng phán truyền trong đời sống cộng đồng.
Người Lô Lô dùng Lịch giáp cốt khắc trên
xương động vật, để tính ngày tháng trong năm. Mỗi khi khởi sự các công việc
quan trọng như cưới xin, làm nhà, tế lễ, gieo hạt…họ đều căn cứ vào lịch đó để
chọn ngày tốt, giờ tốt.
Trong bản làng người Lô Lô, các ngôi nhà
khi xây dựng thường được chọn hướng dựa lưng vào đồi, cửa chính hướng về nơi có
không gian thoáng mát, trong lành. Ảnh: Một mẫu nhà trình, kiểu nhà truyền thống
của người Lô Lô ở Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
Người Lô Lô thường dùng đá kè làm hàng rào
quanh khu vực sinh sống, chăn nuôi.
Trong các ngôi nhà, bếp ăn được các gia
đình chú trọng dành một không gian rộng và xây cất kín đáo, thuận tiện.
Ban thờ gia tiên của người Lô Lô.
Mặc dù đã có quá trình lâu dài giao thoa
văn hóa với các dân tộc anh em, nhưng phụ nữ Lô Lô vẫn gìn giữ phong cách trang
phục truyền thống như một bản sắc riêng của dân tộc mình.
Những sản phẩm thủ công này cũng là thước
đo để đánh giá sự khéo léo,
tài hoa và đảm đang của người phụ nữ Lô Lô.
Với
nghề trồng lúa nước lâu đời, người Lô Lô đã tạo ra những khu ruộng bậc thang độc
đáo trên lưng chừng núi.
Chăn nuôi là một hoạt động mưu sinh quan
trọng trong mỗi gia đình Lô Lô, thường do phụ nữ đảm nhận. Việc chăn nuôi thường
theo hình thức thả rông, ban đêm các loài vật nuôi thường được cột ở gần nhà hoặc
gầm nhà sàn nơi ở.
Người Lô Lô có đời sống văn hóa, tín ngưỡng
rất đa dạng, phong phú, trong đó có tục cưới hỏi với các nghi thức độc đáo.
Triệu
Ban (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét