Tên gọi khác:
Cú Dé Xử, Khà Pé
Nhóm ngôn ngữ: Tạng
- Miến
Cư trú: Sống ở
ba bản Seo Hay, Sì Thâu Chải, Nậm Xin thuộc huyện Mường tè, tỉnh Lai Châu.
Ðặc điểm kinh tế
Người Si La sống bằng nghề trồng lúa nương, ngô. Từ mấy
chục năm nay đồng bào làm thêm ruộng nước. Tuy sản xuất đóng vai trò chính
nhưng săn bắn và hái lượm vẫn có ý nghĩa đối với đời sống của đồng bào.
Ðời sống của người Si La hiện còn thấp kém. Giao thông
cách trở, cái ăn, cái mặc đều chưa đủ, nạn hữu sinh vô dưỡng, tập tục lạc hậu,
bệnh tật (phổ biến là bướu cổ, sốt rét...)
Tổ chức cộng đồng
Người Si La có nhiều dòng họ. Các dòng họ đều kiêng ăn thịt
mèo. Quan hệ trong họ khăng khít, chặt chẽ. Trưởng họ là người đàn ông cao tuổi
nhất, có vai trò quan trọng đối với các thành viên và có trách nhiệm tổ chức
sinh hoạt chung của họ mình, đặc biệt là việc thờ cúng. Trong xã hội, ngoài trưởng
họ, người Si La rất coi trọng các thầy mo.
Hôn nhân gia đình
Trong hôn nhân, phong tục Si La có đặc điểm là làm lễ cưới
hai lần, lần thứ hai sau lần trước khoảng một năm. Nhà trai phải có khoản tiền
cưới trao cho nhà gái mới được đón dâu về nhà mình.
Tục lệ ma chay
Theo phong tục Si La, bãi mộ nằm phía dưới khu cư trú của
dân bản, trong đó mộ những người cùng họ được quây quần bên nhau. Người Si La dựng
nhà mồ xong mới đào huyệt bên trong. Quan tài gỗ độc mộc. Ðặc biệt, khi có người
chết, đồng bào tổ chức vui chơi, ca hát, không có tiếng khóc. Tuy không tảo mộ,
cải táng nhưng người Si La có tục con cái để tang cha mẹ 3 năm.
Nhà cửa
Người Si La ở nhà trệt, có bếp lửa đặt giữa nhà.
+ Trang phục nam
Ngày nay, đa số người Si La để răng trắng, nhưng theo tục
cũ thì đàn ông nhuộm răng đỏ, đàn bà nhuộm răng đen.
+ Trang phục nữ
Phụ nữ ăn vận khá độc đáo, đặt biệt là mảng ngực áo bằng
vải khác màu với áo, gắn đặc xu bạc, xu nhôm. Khăn đội đầu của nữ cũng khác
nhau theo lứa tuổi. Các cô thường đeo chiếc túi bằng dây rừng, được trang trí
những tơ chỉ đỏ sặc sỡ.
Sầm Thị Phong (suu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét