Lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui (Vua lửa) ở
huyện Phú Thiện (Gia Lai) mới được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc
gia (theo Quyết định số 1877/QĐ-BVHTTDL).
Lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui (Vua Lửa)
thường được diễn ra ở cộng đồng người J’rai tại một số huyện phía Đông nam của
tỉnh Gia Lai như: Phú Thiện, Ia Pa, TX Ayun Pa và Krông Pa.
Người J’rai gọi mưa là “Hơ Jan” và rất coi
trọng “Hơ Jan” vì giúp họ giải được nhiệt của cái nắng oi bức, làm cho hoa màu ở
nương, rẫy trở nên tươi tốt và cho họ no cái bụng. Và hàng năm, vào khoảng giữa
mùa khô (tháng 4 dương lịch), ở những huyện trên thường xảy ra hạn hán. Trong
khi đó, đây cũng là thời gian lương thực dự trữ trong năm của người nông dân gần
hết, một vụ gieo trồng nông sản mới cần phải tiến hành trong thời gian này.
Theo quan niệm của người Jrai, nếu làm phật
lòng các vị thần thánh thì các vị thần thánh sẽ không ban tặng nước mưa xuống,
bệnh tật xuất hiện, đói rét đeo bám liên miên. Vì thế mỗi năm người Jrai luôn tất
bật chuẩn bị cho lễ cầu thần mưa vào tháng 3-4 dương lịch. Người Jrai luôn
thành tâm, thành ý với các vị thần thánh.
3 năm đầu tiên lễ vật dâng lên các vị thần
thánh là một con gà, một ghè rượu, ba năm kế tiếp là một con heo, 3 ghè rượu và
ba năm nữa là 1 con bò, 5 ghè rượu. Càng về sau, các con vật dâng lên càng lớn
hơn. Điều bắt buộc là cái ghè được cúng phải màu đen bởi quan niệm của người
Jrai, màu đen là điềm lành. Trước kia mỗi gia đình phải đóng góp cho lễ cầu mưa
một chén tấm, một chén gạo, còn bây giờ thì mỗi gia đình quyên góp bằng tiền. Đồ
trang phục cho lễ cúng phải dệt thật đẹp bằng thổ cẩm truyền thống gồm: khăn quấn
đầu, áo và khố.
Đầu tiên, người Jrai dựng một cái giàn để
cúng bến nước trước, tiếp là cúng các vị thần cây lồ ô, tre, nứa. Sau đó người
Jrai về làng dựng cổng và làm một cái giàn ngay con đường xuống bến nước, treo
lên bộ da của con chó, đặt một thanh đao, cột một đoạn sợi chỉ màu đen. Điều đó
là để ngăn chặn sự xâm nhập của các con quỷ ác đến hại người dân trong làng.
Lễ cầu thần mưa khác với tất cả các nghi lễ
cúng khác vì người cúng không phải Già làng, mà người có ngôi nhà ở đầu nguồn bến
nước sẽ chọn người cùng hướng dãy nhà của mình để thay mặt cho dân làng đứng ra
cúng. Người cúng phải đứng nghiêm chỉnh và khoanh hai tay vào nhau trước ngực,
cầu khấn: “Hỡi các vị thần thánh hãy cho chúng con có những hạt mưa, hãy xua đuổi
những con quỷ quái ác đến hại dân làng, hãy cho những ngôi nhà có sự mát mẻ,
các cô gái không chồng, góa phụ có sự sống”…
Sau
vài ngày được thần thánh ban tặng nước mưa xuống thì cuộc sống của họ từ nóng
rát trở nên mát mẻ, không khí người
dân trong làng vui hẳn lên. Nếu như trời mưa kéo nhiều ngày, họ lại vứt cái dừng,
cái nia ra ngoài trời và cũng cất lên lời cầu: “Hỡi các vị thần thánh, chúng
con muốn các vị thần thánh hãy cho cơn mưa tạnh, để các cô gái không chồng, bà
góa phụ khỏi phải lạnh giá ở ngôi nhà của họ!”
Bên cạnh những lễ hội truyền thống khác của
người J’rai, lễ cầu mưa là nghi lễ rất quan trọng trong năm, là nghi lễ thể hiện
văn hóa tâm linh của người J’rai với các vị thần linh.
Nam
Thanh (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét