Người
Chứt, còn gọi là người Rục, người Sách, người A rem, người Mày, người Mã liềng,
người Tu vang, người Pa leng, người Xe lang, người Tơ hung, người Cha cú, người
Tắc cực, người U mo, người Xá lá vàng, là một dân tộc ít người sinh sống tại Việt
Nam và Lào.
Tại
Việt Nam người Chứt được công nhận là một trong 54 dân tộc Việt Nam.
1- Địa
bàn cư trú
2- Nhóm
người Rục
3- Lịch
sử
Địa
bàn cư trú
Tại
Việt Nam, theo số liệu tổng điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 1999 thì dân tộc
này có dân số khoảng 3.829 người, sống chủ yếu ở tại Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch
(Quảng Bình); một số ở Hương Khê (Hà Tĩnh) và tại Đăk Lăk. Thực tế, 7 tên gọi
Sách, Mày, Rục, Mã Liềng, Arem, Xơ-lang, Umo dùng để chỉ 7 nhóm trong tộc người
này. Nhóm người Rục được phát hiện muộn nhất (năm 1959) ở xã Thượng Hóa, huyện
Minh Hóa [cần dẫn nguồn] và đến năm 2004 có 85 hộ với 428 nhân khẩu. [cần dẫn
nguồn] Nhưng theo ước tính của Tổng cục Thống kê ngày 1 tháng 7 năm 2003 thì
dân số người Chứt giảm xuống còn 3.787 người.
Theo
Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Chứt ở Việt Nam có dân số 6.022
người, cư trú tại 23 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Chứt cư trú tập
trung tại các tỉnh: Quảng Bình (5.095 người, chiếm 84,6% tổng số người Chứt tại
Việt Nam), Đắk Lắk (435 người), Lâm Đồng (266 người), Hà Tĩnh (156 người).
Tại
Lào, theo ước tính của Ethnologue thì có khoảng 450 người Chứt (Ethnologue ghi
là theo điều tra dân số năm 1995 của Lào) sinh sống tại tỉnh Khammouan.
Người
Chứt là tộc người sử dụng ngôn ngữ cùng ngữ hệ với tiếng Việt. Tiếng Chứt được
nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm vì gần gũi với tiếng Kinh nguyên thủy. Tiếng Chứt
tách ra khỏi nhóm tiếng Việt Mường đầu tiên vào khoảng thế kỷ V - VI, sau đó
khá lâu, vào khoảng thế kỷ X - XI tiếng Mường mới tách ra (Phạm Đức Dương).
Giáo sư Trần Trí Dõi đã nhận xét tiếng Chứt như "bảo tàng lưu giữ các giai
đoạn phát triển của tiếng Việt". Văn hóa của người Chứt cũng cho phép tìm
lại lịch sử phát triển của người Việt cổ.
Người
Chứt sống chủ yếu bằng trồng trọt và một phần nhờ săn bắn và hái lượm. Họ ăn
cơm đồ cách thuỷ với thức ăn thường có rau rừng thái nhỏ nấu với ốc hay cá suối.
Nhóm
người RụcTộc người Rục được một tiểu đội Công an Quảng Bình phát hiện vào ngày
12 tháng 8 năm 1959 trong hang sâu tại vùng hang động Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc
xã Thượng Hóa huyện Minh Hóa (Quảng Bình) gồm 11 hộ với 34 người.
Người
Rục có tập quán rất lạc hậu, quen ở hang sâu, săn bắt, hái lượm, nhưng họ cũng
có một cuộc sống tinh thần phong phú với những nhạc cụ núi rừng như đàn trơ
bon, đàn môi, sáo dọc và làn điệu cà lưm cà lềnh. Do tập quán lạc hậu, sống
trong hang đá, săn bắt, hái lượm tận rừng sâu, người Rục có nguy cơ suy giảm
dân số hết sức nghiêm trọng.
Trong
hơn 40 năm, người Rục đã làm một cuộc hành trình về với cộng đồng. Đến cuối năm
2006, nhân khẩu đã lên đến 414 người và được phân bố trong bốn bản Phú Minh,
Ón, Yên Hợp và Mò O - Ồ Ồ thuộc xã Thượng Hóa, ở xen với các tộc như Sách, Mày,
Kinh. Số liệu năm 2009 số lượng nhân khẩu có khoảng 600 người.
Lịch
sử
Trước
đây, người Chứt sống di cư, chủ yếu vùng núi tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh, trong
điều kiện rất lạc hậu. A. Cheon và Th. Guignard, hai nhà nghiên cứu người Pháp,
đã miêu tả là người Chứt "hết sức nhút nhát, hễ thấy người lạ thì lập tức
lẩn trốn. Họ không có quần áo, nam nữ đều che mình bằng vỏ cây sui, ngủ chung lẫn
lộn trong hang hoặc trong lều. Họ ăn bột cây nhúc và săn bắt tôm cá, thú nhỏ
trong rừng. Cả nam và nữ đều búi tóc đằng sau". Có nguồn cho biết nhóm Rục
thời trước có nguồn thức ăn quan trọng là bọt cây báng và thịt khỉ.
Dưới
thời thực dân Pháp, người Chứt bị miệt thị là "Xá lá vàng".
"Xá" chỉ những tộc người lạc hậu; "lá vàng" chỉ cuộc sống
di cư, người Chứt thường chỉ sống tại một địa điểm trong những túp lều lợp bằng
lá cây khoảng vài ngày cho đến khi lá chuyển sang màu vàng thì bỏ đi nơi khác.
Bản thân chữ "Chứt" cũng được hiểu là hang đá, nơi trú ngụ của người
Chứt. Với trình độ sản xuất thấp, người Chứt không biết dệt vải. Vào mùa hè nam
giới Chứt đóng khố và cởi trần còn phụ nữ Chứt mặc váy. Mùa đông, họ mặc áo làm
bằng vỏ cây.
Khi
Việt Nam giành độc lập từ Pháp, người Chứt được chính quyền Việt Nam vận động về
sống định cư, hòa đồng hơn vào các tộc người khác.
Ngày
nay người Chứt đã sống định canh định cư, nhưng các làng của người Chứt (gọi là
Cà Vên) thường tản mạn và nhà cửa không bền vững. Họ sống nhờ trồng trọt (nhóm
Sách làm ruộng, còn nhóm Rục và A rem là làm rẫy), canh tác lúa, đậu, lạc, trầu
không. Khi đến mùa thu hoạch, họ vẫn lên ở các hang núi gần nương rẫy, chỉ trở
lại bản làng khi mùa màng xong xuôi. Người Chứt cũng hái lượm, săn bắn, đánh
cá, chăn nuôi. Nghề mộc và đan lát khá phổ biến trong các tộc người Chứt. Các đồ
dùng bằng kim loại và vải vóc, y phục phải mua hoặc trao do người Chứt không trồng
bông dệt vải hay chế tạo đồ kim loại.
Người
Chứt ngày nay thường nhận mình là họ Cao, họ Đinh... Mỗi dòng họ đều có người tộc
trưởng, có bàn thờ tổ tiên chung. Trong làng người Chứt, tộc trưởng nào có uy
tín lớn hơn thì được suy tôn làm trưởng làng.
Văn
hóa
Người
Chứt có quan hệ vợ chồng bền vững. Lễ cưới được tổ chức bên nhà gái trước lễ
đón dâu. Lễ vật trong đám cưới ngoài lợn, gà, luôn phải có thịt khỉ sấy khô.
Việc
ma chay của người Chứt đơn giản, nhóm Sách có tiếp thu ảnh hưởng của người
Kinh. Tang gia được tổ chức trong 2 đến 3 ngày bằng nghi lễ cúng bái, rồi đưa
người chết đi chôn. Mộ được đắt thành nấm đất, không có nhà mồ bên trên. Sau 3
ngày, tộc trưởng làm lễ gọi hồn cho người chết về ngụ tại bàn thờ tổ tiên ở nhà
tộc trưởng, từ đó người thân không chăm sóc mộ nữa.
Ngoài,
thờ cúng tổ tiên, người Chứt tin có ma rừng, ma suối, ma không trung, ma bếp...
Trong tín ngưỡng của người Chứt cũng có Thần nông bảo vệ mùa màng và là vị thần
tối cao. Hoạt động nông nghiệp thường được thực hiện kèm theo các nghi lễ như lễ
xuống giống, lễ sau gieo hạt, lễ cúng hồn lúa, lễ ăn mừng được mùa.
Người
Chứt có làn điệu dân ca Kà-tưm, Kà-lềnh. Nhạc cụ có khèn bè, đàn ống lồ ô loại
cho nam và loại cho nữ, sáo 6 lỗ... Dân tộc Chứt có vốn truyện cổ và văn nghệ
dân gian phong phú, gồm nhiều đề tài khác nhau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét