Sinh hoạt trong cuộc sống dân tộc


1. Ruộng nước
Ruộng nước phổ biến tại vùng đồng bằng, trong thung lũng và được làm dưới hình thức ruộng bậc thang trên sườn núi. Ở vùng đồng bằng, mỗi năm thường trồng hai hoặc ba vụ lúa. Gieo mạ là tập quán canh tác được áp dụng khắp nơi, nhưng riêng vùng Đồng Tháp Mười chỉ gieo sạ. Giữa hai vụ gặt, người ta còn trồng thêm hoa màu. Một vài công đoạn, như cấy, làm cỏ, bón phân, thường là công việc của phụ nữ. Họ cũng tham gia vào khâu chọn giống, thu hoạch, thậm chí cày bừa - công việc thường thuộc về nam giới. Ngày nay, việc đồng áng được giảm nhẹ nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật.

2. Nương rẫy
Các dân tộc ở miền núi có truyền thống canh tác nương rẫy. Người ta phát quang một khoảnh rừng, đợi cây khô rồi đốt. Đàn ông dùng gậy chọc lỗ, phụ nữ theo sau tra hạt. Hạt giống được đựng trong giỏ có quai hoặc dây đeo bên hông người phụ nữ. Nương rẫy mỗi năm cho một vụ, sau đó bỏ hoá một thời gian, dài hay ngắn tuỳ theo từng vùng để đất hồi phục. Trên nương rẫy thường trồng nhiều loại cây khác nhau: lúa, ngô, sắn, bầu bí, ớt, bông… Người ta có thể dùng tay tuốt lúa hoặc dùng nhíp ngắt lúa. 


3. Đánh bắt và hát lượm
Ở nhiều nơi, đến nay đánh bắt, hái lượm vẫn là cách tạo ra nguồn thực phẩm quan trọng thường ngày. Để đánh bắt, người ta dùng các dụng cụ rất đa dạng : đó, cần câu, vó, xúc cá, chài, lưới, vợt, rọ... Đó được dùng để đơm cá dưới ruộng nước và ở vùng nước nông. Có loại dùng mồi bẫy cá, loại khác lợi dụng dòng chảy để bắt cua, bắt cá. Còn rổ xúc cá chủ yếu dành cho phụ nữ. 
Hái lượm được tiến hành quanh năm, chủ yếu là công việc của phụ nữ. Sản phẩm chính là rau rừng, măng, hoa quả, nấm, mật ong và cây thuốc.


4. Bữa ăn
Việc chăm lo bữa ăn hàng ngày chiếm nhiều thời gian của người phụ nữ. Họ chuẩn bị nguồn lương thực, thực phẩm từ đánh bắt, hái lượm, nuôi trồng hoặc mua. Việc xay thóc, giã gạo, dự trữ và bảo quản thức ăn đều do người phụ nữ đảm nhiệm. Họ nắm chắc quy luật về vụ mùa của các loại rau, củ, quả; sự sinh trưởng của các loại gia cầm, thủy sản để có được những bữa ăn phù hợp. Từ nhỏ, con gái đã được mẹ dạy cho quen dần công việc bếp núc: nấu cơm, đồ xôi, muối dưa, làm mắm, ủ rượu… Mỗi tộc người có cách bảo quản thực phẩm khác nhau: phơi nắng, sấy khô, ướp muối, ngâm mỡ. 

   

5. Dệt may
Nghề dệt vải thủ công có ở đa số các dân tộc. Tuy nam giới chế tác xa quay sợi và khung cửi, nhưng phụ nữ luôn là người trồng bông, trồng chàm, nuôi tằm, dệt vải và chăm lo may vá cho cả gia đình. Ngay từ nhỏ, các bé gái đã học dệt, may vá, thêu thùa từ bà, mẹ hay từ chị gái. Trước khi cưới, cô gái tự may y phục cho mình và làm nhiều đồ vải để tặng cho nhà chồng : vải, khăn, váy áo, chăn, gối, đệm... Ở nhiều tộc người, sự khéo léo và giá trị của một cô gái được đánh giá qua số lượng và chất lượng đồ vải của họ. Ngày nay, máy khâu rất phổ biến.


6. Làm gốm
Phụ nữ Chu-ru ở Lâm Đồng và Chăm ở Bình Thuận vẫn tiếp tục nghề làm gốm đất nung truyền thống không dùng bàn xoay. Họ vê đất thành từng con chạch dài rồi cuộn để tạo dáng sản phẩm. Dụng cụ chỉ gồm bàn đập, vòng cật tre nạo đất, miếng vải nhúng nước chuốt cho nhẵn, hạt một loại quả cây hoặc hòn đá cuội để chà cho bóng. Người Chăm dùng vỏ sò tạo hoa văn. Gốm mộc được để khô rồi nung lộ thiên. Người ta xếp úp gốm trên lớp củi dày khoảng 30cm, những vật lớn ở dưới, vật nhỏ ở trên, dựng củi và chất thêm rơm rạ quây xung quanh rồi nung trong vài giờ. Sản phẩm là những đồ gia dụng thiết yếu, đôi khi còn để bán. 


7. Buôn bán nhỏ
Buôn bán nhỏ là cách kiếm sống có từ lâu đời ở một số tộc người như: Việt, Hoa, Chăm; hoạt động chuyên nghiệp hoặc khi nông nhàn. Hàng hóa gồm nông sản, vật dụng sinh hoạt, sản phẩm thủ công, hàng ăn uống… Có thể bán hàng ở chợ hay tại nhà, đi rong... Chợ thường họp theo phiên, riêng ở đô thị thì họp hàng ngày. Đa phần người bán hàng là phụ nữ. Hiện nay, hoạt động buôn bán nhỏ đa dạng hơn, phát triển ở cả vùng nông thôn hẻo lánh, thu hút ngày càng nhiều phụ nữ sử dụng các phương tiện như xe đạp, xe máy, ôtô, kể cả điện thoại di động. 

  


8. Dạy con 
Trong gia đình truyền thống, việc phân chia công việc giữa hai vợ chồng khá rõ ràng: người vợ lo việc nhà và chăm sóc con cái, trong khi người chồng là trụ cột kinh tế của gia đình. Người mẹ dạy con qua các bài hát ru, kể chuyện cổ tích, các đồ chơi, trò chơi mang tính giáo dục, các vật dụng nhỏ vừa sức để hướng dẫn chúng làm quen dần với lao động. Nếu là bé gái, bé sẽ theo mẹ tập làm việc nhà để sau này đảm đang được như mẹ. Ở vùng núi phía Bắc, tất cả trẻ em đều đội mũ. Mũ không chỉ chống lạnh đầu mà còn được trang trí rất cầu kỳ để làm đẹp cho bé. Các mũ này thường được gắn bùa để bảo vệ bé khỏi tà ma. Trong xã hội ngày nay, cả hai bố mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục con cái.

   




HIỆN VẬT TIÊU BIỂU của người dân tộc

Nọc cấy, dân tộc Khơ-me, Trà Cú, Trà Vinh
 ...

Hái cắt lúa, nhóm Thái Đen, Quan Hóa, ...


Liềm, dân tộc Việt, Yên Phong, Bắc Ninh, ..
.

Hái cắt lúa, dân tộc Khơ-me, Vũng Liêm, ...


Giỏ tra hạt đeo bên hông, nhóm Dao Thanh ...


Giỏ tra hạt đeo bên hông, dân tộc Bru-Vân ...


Giỏ tra hạt đeo bên hông, dân tộc Gia-rai, ...


Nhíp ngắt lúa, dân tộc Tày, Tuyên Quang, ...


Nhíp ngắt lúa, nhóm Thái Đen, Quan Hóa, ...


Nhíp ngắt lúa, dân tộc Cao Lan, Lục ...


Gùi đeo trán, Hà Nhì Đen, Bát Xát, Lào ...


Gùi đeo vai, dân tộc Ba-na, Kon Tum


Đơm, dân tộc Hrê, Sơn Hà, Quảng Ngãi, ...


Giỏ đựng cua cá, dân tộc Mường, Lạc ...


Bồ đựng lương thực, nhóm Thái Trắng, ...


Gùi đựng lương thực, dân tộc Xơ-đăng, Kon Tum


Mủng đựng cơm, dân tộc Xơ-đăng, Sa Thày, ...


Khố nam, dân tộc Xtiêng, Bình Phước, ...


Váy trẻ em gái, dân tộc Hmông Đỏ, Hòa ...
Nồi nấu cơm, dân tộc Chu-ru, Đơn Dương, ...


Xe gốm của chị Đỗ Thị Thơm, Lập Thạch, ...


Đấu đong gạo, dân tộc Việt, Đồng bằng ...


Mũ trẻ em, dân tộc Hmông, Hòa Bình


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét