Lời
Cảm Ơn.
Trong
quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp đại học với đề tài “Tìm hiểu tang ma của
người Thái đen ở xã Nghĩa Lợi, Thị xã Nghĩa Lộ, Tỉnh Yên Bái” người viết đã tiến
hành lập đề cương, đi tìm hiểu và khảo sát thực tế tại một số thôn bản thuộc xã
Nghĩa Lợi, Thị xã Nghĩa Lộ, Tỉnh Yên Bái với sự giúp đỡ rất nhiệt tình của thầy
cô giáo, các cơ quan đoàn thể, các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền và bà con
thôn bản.
Tuy nhiên, do thời gian tìm hiểu không dài, trình độ còn nhiều hạn chế
nên khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Qua đây người viết
xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất tới Thạc sĩ Hoàng Văn Hùng - Phó khoa
văn hóa dân tộc thiểu số - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt quá
trình thực hiện khóa luận. Xin cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Văn hóa
Hà Nội. Cảm ơn các bác, các cô chú, anh chị là cán bộ khối cơ quan đoàn thể,
chính quyền thuộc xã Nghĩa Lợi, Thị xã Nghĩa Lộ, Tỉnh Yên Bái, cảm ơn toàn thể
bà con dân tộc các thôn bản thuộc xã Nghĩa Lợi đã giúp người viết hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp này. Xin trân trọng cảm ơn! Sinh viên
Lò Thị Huyền
Mục Lục Mở đầu
...............................................................................................
4
1. Lý do chọn
đề tài
...........................................................................................
4
2. Lịch sử
nghiên cứu
........................................................................................
4
3. Mục
đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
.......................................................... 5
4. Đối tượng
và phạm vi nghiên cứu
................................................................. 6
5. Phương
pháp nghiên cứu ...............................................................................
7
6. Đóng góp
của đề tài
.......................................................................................
7
7. Bố cục của
khóa luận ....................................................................................
7 Chương 1:
KHÁI QUÁT VỀ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI XÃ NGHĨA LỢI, THỊ XÃ NGHĨA LỘ, TỈNH YÊN BÁI
........................................................................................
8
1.1. Đặc điểm
tự nhiên ......................................................................................
8
1.1.1. Vị
trí địa lý
..............................................................................................
8
1.1.2. Địa
hình, khí hậu, thủy văn .....................................................................
8
1.1.3. Tài
nguyên thiên nhiên
............................................................................ 9
1.1.2. Đặc
điểm kinh tế - xã hội
........................................................................ 9
1.2. Khái
quát về tộc người Thái ở xã Nghĩa Lợi, Thị xã Nghĩa Lộ, Tỉnh Yên Bái
...................................................................................................................
11
1.2.1. Nguồn
gốc, lịch sử và quá trình chuyển cư ...........................................
11
1.2.2. Đặc
điểm dân số và phân bố dân cư
...................................................... 12
1.2.3. Văn
hóa mưu sinh
..................................................................................
12
1.2.4. Văn
hóa vật thể
......................................................................................
14
1.2.5. Văn
hóa phi vật thể
................................................................................
19
Tiểu kết
chương 1 ............................................................................................
22
Chương 2:
CÁC NGHI THỨC TRONG TANG MA CỦA NGƯỜI THÁI ĐEN Ở XÃ NGHĨA LỢI, THỊ XÃ NGHĨA LỘ,
TỈNH YÊN BÁI. .................................. 23
2.1. Quan
niệm của người Thái đen về thế giới bên kia của người chết ........ 23
3 2.2. Các
nghi thức trong tang ma của người Thái đen ở xã Nghĩa Lợi, Thị xã Nghĩa Lộ, Tỉnh
Yên Bái
...........................................................................................................
25
2.3. So
sánh với tang ma của người Thái Trắng ở Thị xã Nghĩa Lộ, Tỉnh Yên Bái
...................................................................................................................
49
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................
50
Chương 3: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
TRONG TANG MA VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP
.....................................................................................................................
51
3.1. Những biến đổi trong tang ma hiện nay của người Thái
đen ở xã Nghĩa Lợi, Thị xã Nghĩa Lộ, Tỉnh Yên Bái
...................................................................................................
51
3.2. Nguyên nhân của sự biến đổi
......................................................................... 56
3.3. Một số kiến nghị và giải pháp trong việc bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong tang ma của người Thái đen ở xã
Nghiã Lợi, Thị Xã Nghĩa Lộ, Tỉnh Yên Bái.
.........................................................................................................................
57
3.3.1. Một số kiến nghị nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa truyền thống trong tang ma của người Thái đen ở xã Nghiã Lợi, Thị Xã
Nghĩa Lộ, Tỉnh Yên Bái
..........................................................................................................................
58
3.3.2. Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa truyền thống trong tang lễ của người Thái đen ở xã Nghĩa Lợi, Thị xã
Nghĩa Lộ, Tỉnh Yên Bái
..........................................................................................................................
60
KẾT LUẬN ............................................................................................................
64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
............................................................... 67
PHẦN PHỤ LỤC
...................................................................................................
70
Mở Đầu
1.
Lý do chọn đề tài Đất nước ta có 54 dân tộc anh em, ngoài những nét chung về
văn hóa, mỗi dân tộc trên lãnh thổ nước ta đều có những phong tục tập quán
riêng làm cho văn hóa đa dạng, giàu bản sắc. Các di sản văn hóa của thế hệ đi
trước để lại, thế hệ sau có trách nhiệm phải tìm hiểu để từ đó có ý thức tôn trọng,
giữ gìn và phát huy nó. Trong các phong tục tập quán, tang lễ chiếm một vị trí
quan trọng trong đời sống văn hóa Việt Nam nói chung và từng tộc người nói
riêng bởi nó gắn liền với đời sống tâm linh, là một hình thức sinh hoạt văn hóa
của cả cộng đồng. Hiện nay trong vòng xoáy phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa
của mỗi quốc gia. Dân tộc hay cộng đồng tộc người đang có sự biến đổi mạnh mẽ do
quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa giữa các dân tộc. Trong quá trình đó xảy
ra hai trạng thái: một là yếu tố văn hóa “ngoại sinh” lấn át, triệt tiêu văn
hóa “nội sinh”, hai là có sự cộng hưởng lẫn nhau, yếu tố văn hóa “ngoại sinh” dần
dần trở thành yếu tố “nội sinh” hoặc nó bị phai nhạt. Văn hóa Thái nói chung và
tang ma của người Thái đen nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật của sự biến
đổi đó. Bản thân là một người con của dân tộc Thái, hơn nữa lại đang theo học tại
khoa Văn hóa dân tộc thiểu số, trường Đại học Văn hóa Hà Nội, nên muốn tìm hiểu
nghiên cứu những phong tục tập quán của các dân tộc nhất là của dân tộc mình.
Chính vì những lý do trên mà người viết đã chọn xã Nghĩa Lợi, nơi mà mình đang
sinh sống để thực hiện đề tài: “Tìm hiểu tang ma của người Thái đen ở xã Nghĩa
Lợi, Thị xã Nghĩa Lộ, Tỉnh Yên Bái” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch
sử nghiên cứu Tang ma là đề tài thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều
ngành khoa học xã hội, đặc biệt trong ngành dân tộc học và văn hóa học. Hầu như
trên thế giới có bao nhiêu dân tộc thì có những đề tài nghiên cứu về tang ma 5
của dân tộc đó. Tang lễ của người Thái nói chung và của người Thái đen nói
riêng là một trong những nghiên cứu như vậy. Ở đây có thể kể đến một vài nghiên
cứu của các nhà dân tộc học: Nghiên cứu về tang ma của người Thái Trắng và Thái
đen được viết trong cuốn “Luật tục Thái ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc,
1999, do hai tác giả Ngô Đức Thịnh và Cầm Trọng sưu tầm, dịch và giới thiệu.
Bài viết đã miêu tả lại khá đầy đủ về các bước tiến hành và những lời cúng được
đọc trong tang ma của người Thái đen và Thái trắng trong xã hội xưa. Tuy nhiên
bài viết mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu tang ma mà chưa có sự nhận xét, lý
giải các tục lệ diễn ra trong lễ tang. Cuốn “Văn hóa các dân tộc Tây Bắc Việt
Nam”, của PGS.TS. Hoàng Lương, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội,
2005 đã phân chia tục lệ tang lễ của người Thái đen và Thái trắng thuộc tục lệ
ma chay ở vùng thấp cùng với các dân tộc khác như Tày, Mường. Trong bài viết
này tác giả đã khái quát các bước tiến hành tang lễ của người Thái, có sự so
sánh với nghi lễ tang ma của các dân tộc Tày, Mường. Và còn nhiều những nghiên
cứu khác nữa, nhìn chung các bài nghiên cứu đều mang tính khái quát, còn đi vào
địa điểm cụ thể là ở xã Nghĩa Lợi, Thị xã Nghĩa Lộ, Tỉnh Yên Bái thì chưa có
bài viết nào liên quan đến tang ma của người Thái đen nơi đây.
3. Mục
đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài tập trung tìm
hiểu phong tục tang ma của người Thái đen ở xã Nghĩa Lợi, Thị xã Nghĩa Lộ, Tỉnh
Yên Bái trong thời gian gần đây, thực trạng trong tang ma hiện nay. Từ đó để bảo
tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong tang ma và đưa ra những
kiến nghị giải pháp để phù hợp với phong tục của dân tộc cũng như thực tế của địa
phương. 6 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để giải quyết những vấn đề trên, đề tài sẽ
phải giải quyết những nhiệm vụ sau: Phác họa tổng quan về các điều kiện kinh tế
- xã hội và những nét văn hóa truyền thống của người Thái ở xã Nghĩa Lợi, Thị
Xã Nghĩa Lộ, Tỉnh Yên Bái. Đó là cơ sở cho việc giải mã, đánh giá thực trạng
tang ma hiện nay. Tìm hiểu chi tiết tang ma trong thời gian gần đây, so sánh
thêm với một số nhóm người Thái ở các vùng miền khác. Đưa ra những giải pháp có
tính khả thi để nâng cao chất lượng thực hiện nếp sống. Qua những giải pháp
chung đó, soạn thảo một mô hình nội dung phù hợp với người Thái nơi đây.
4. Đối
tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của
đề tài là tập trung tìm hiểu tang ma của người Thái đen ở xã Nghĩa Lợi, Thị xã
Nghĩa Lộ, Tỉnh Yên Bái. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: Đề tài tìm
hiểu tang ma của người Thái đen trong thời gian gần đây. Sở dĩ chọn khoảng thời
gian này vì phong tục tang ma của người Thái nơi đây đa số vẫn giữ được nhiều
nét truyền thống, một mặt đưa ra những giải pháp để hạn chế những hủ tục lạc hậu
trong tang ma để phù hợp với nếp sống văn minh hiện nay. Phạm vi không gian: Đề
tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu tang ma của người Thái đen ở xã Nghĩa Lợi,
Thị xã Nghĩa Lộ, Tỉnh Yên Bái. Sau đó thông qua một số tư liệu, so sánh với
tang ma của người Thái Trắng ở xã nhà và người Thái đen ở huyện khác… 7
5.
Phương pháp nghiên cứu Để có được tư liệu phục vụ cho viết khóa luận, người viết
đã sử dụng phương pháp điền dã, miêu tả, quan sát, ghi chép, phỏng vấn, sưu tầm
tài liệu và tiến hành phân tích tài liệu. Đồng thời kết hợp nghiên cứu dựa trên
cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa
duy vật lịch sử dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước về văn hóa đối với các
dân tộc thiểu số
6.
Đóng góp của đề tài Khóa luận được viết dựa trên cơ sở nghiên cứu thực địa, tìm
hiểu cụ thể đám tang của người Thái đen ở xã Nghĩa Lợi, Thị xã Nghĩa Lộ, Tỉnh
Yên Bái. Mô tả lại cách thức tổ chức, văn hóa ứng xử, phong tục tập quán… của
người Thái. Qua đó người viết hy vọng khóa luận này sẽ góp phần nào đóng góp
thêm nguồn tư liệu về tang ma của người Thái đen, định hướng phát huy những giá
trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và đóng góp tiếng nói trong việc xóa bỏ những
hủ tục lạc hậu, những khâu tổ chức rườm rà trong lễ tang. Đồng thời đây là một
nghiên cứu mang tính nhân văn, giáo dục thế hệ đi sau về lòng hiếu thảo, đạo đức
của con cháu và bài học ứng xử trong mối quan hệ cộng đồng, gia đình.
7. Bố
cục của khóa luận Ngoài những phần mở đầu, kết luận, một số hình ảnh phụ lục,
danh sách người cung cấp thông tin cho đề tài, tài liệu tham khảo, khóa luận được
chia thành 3 chương: Chương 1: Khái quát về tự nhiên và xã hội xã Nghĩa Lợi, Thị
xã Nghĩa Lộ, Tỉnh Yên Bái. Chương2: Các nghi thức trong tang ma của người Thái
đen ở xã Nghĩa Lợi, Thị xã Nghĩa Lộ, Tỉnh Yên Bái. Chương 3: Bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hóa truyền thống trong tang ma và những kiến nghị giải
pháp.
67 -
Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo.
1.
Vi Văn An (1999) Thiết chế bản mường của người Thái ở miền Tây Nghệ An. Luận án
tiến sĩ khoa học, Hà Nội.
2.
Trần Bình (2001) Tập quán hoạt động kinh tế của một số dân tộc ở Tây Bắc Việt
Nam- Lần thứ nhất, Nxb Văn hóa dân tộc
3.
Lò Văn Biến, Hoàng Thị Hạnh, Nguyễn Mạnh Hùng (2005) Tìm hiểu một số tục cúng
vía của người Thái đen ở Mường Lò, Nxb Văn hóa thông tin.
4.
La Quán Miên (2010) Hày xống phi (Khóc tiễn hồn), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Cầm
Cường (1986) Truyện dân gian Thái- Tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
6.
Phan Hữu Dật ( số 2/1995), tr.3-6 Trở lại vấn đề tín ngưỡng dân gian, Tạp chí
dân tộc học. 7. Lương Thị Đại (2005) Tang lễ của người Thái trắng, Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội.
8.
Nguyễn Văn Hòa (2010) Quan Tô Mương ( Truyện kể biên niên sử của người Thái đen
ở vùng Tây Bắc), Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
9.
Hoàng Lương (2004) Luật tục với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền
thống một số dân tộc Tây Bắc Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
10.
Hoàng Lương (2005) Văn hóa các dân tộc Tây Bắc Việt Nam, Trường Đại học Văn hóa
Hà Nội.
11.
Hoàng Nam (1998) Bước đầu tìm hiểu văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam, Nxb
Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
12.
Hoàng Trần Nghịch (2000) Lời tang lễ dân tộc Thái, Nxb Văn hóa dân tộc.
13.
Cầm Trọng (1978) Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 68
14.
Cầm Trọng (2003) Những hiểu biết về người Thái ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
15.
Cầm Trọng (1987) Những vấn đề cơ bản về lịch sử kinh tế xã hội cổ đại người
Thái Tây Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội , HN.
16.
Cầm Trọng- Phan Hữu Dật (1995) Văn hóa Thái Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
17. Cầm Trọng- Ngô Đức Thịnh (1999) Luật tục Thái ở Việt Nam (tập quán Pháp),
Nxb Văn hóa dân tộc.
18.
Trương Thìn (1992) Việc tang lễ, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
19.
Vi Thị Thuận (2006) Khóa luận tốt nghiệp, Hệ thống các phi của người Thái ở huyện
Qùy Châu, Tỉnh Nghệ An, NxbVăn hóa dân tộc, Hà Nội.
20.
Lương Tuấn Thương (2008) Khóa luận tốt nghiệp, Tìm hiểu phong tục tang ma và việc
thực hiện nếp sống văn minh trong tang ma của người Thái ở xã Mường Nọc, Huyện
Quế Phong, Tỉnh Nghệ An, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
21.
Lường Vương Trung (2011) Phong tục tang lễ của người Thái đen xưa kia, Nxb
Thanh niên.
22.
Hà Đình Ty (2011) Truyện cổ người Tày - Thái Tỉnh Yên Bái - Lần thứ nhất, Nxb
Văn hóa thông tin.
23.
Chu Thái Sơn- Cầm Trọng (2005), Người Thái, Nxb Hà Nội.
24.
Giữ gìn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc Tây Bắc (2001), Tạp chí Văn hóa
nghệ thuật, Hà Nội.
25.
Lê Ngọc Thắng (1990) Nghệ thuật trang phục Thái, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
26.
Trần Quốc Vượng (1999) Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb giáo dục.
27.
Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam (1978) Nxb Văn hóa dân tộc. 69
28.
Nhiều tác giả (2008) Người Thái ở Tây Bắc, NxbThông Tấn, Hà Nội.
29.
Nhiều tác giả (2001) Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc Tây Bắc,
Nxb VHDT, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật.
30.
Nhiều tác giả (2012) Thơ ca nghi lễ dân tộc Thái, Nxb Văn hóa dân tộc.
31.
Tạp chí Văn hóa dân gian số 7 (2000) - Sở VHTT- DL Yên Bái.
32.
Trần Ngọc Thêm (1996) Tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb TP.HCM.
33.
Truyện dân gian Văn Chấn- Mường Lò (1996) Nxb văn hóa dân tộc.
34.
Tư liệu về lịch sử và xã hội dân tộc Thái (1994) Nxb Văn hóa.
35.
Văn hóa Thái ở Việt Nam (1996) Nxb Văn hóa.
36.
Văn hóa lịch sử người Thái ở Việt Nam, chương trình nghiên cứu Thái học (1998)
Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
37.Văn
hóa và lịch sử các dân tộc trong nhóm ngôn ngữ Thái Việt Nam (2002), Nxb Văn
hóa thông tin.
38.Viện
dân tộc học (1978) Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc), Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
39.
Các dân tộc ít người ở Việt Nam - Viện dân tộc học (1978), Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội. 40. Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam- Giới thiệu hệ thống trưng
bày (2013), Nxb Bộ Văn hóa Thể Thao và Du Lịch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét