Yên
Châu là huyện miền núi, biên giới của tỉnh Sơn La, trung tâm huyện cách thành phố Sơn La khoảng 64 km về phía Đông.
Lịch sử hình thành
Trước năm 1479, phần lớn tỉnh Sơn La ngày
nay (gồm thành phố Sơn La, huyện Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Thuận
Châu) là lãnh thổ của Vương Quốc Bồn Man.
Năm 1479, Sơn La được sáp nhập vào Đại Việt
thời vua Lê Thánh Tông và thuộc xứ Hưng Hóa.
Ngày 24/5/1886, châu Sơn La được thành lập,
thuộc phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hoá.
Từ năm 1948-1953, Yên Châu thuộc Liên khu
Việt Bắc.
Từ năm 1953-1955, Yên Châu thuộc khu Tây Bắc.
Từ năm 1955-1962, Yên Châu thuộc khu tự trị
Thái Mèo.
Từ năm 1962-1975, Yên Châu thuộc khu tự trị
Tây Bắc (đổi tên từ khu tự trị Thái Mèo).
Sau khi khu tự trị Tây Bắc giải thể, Yên
Châu là huyện thuộc tỉnh Sơn La.
Ngày 29/2/1988, Hội đồng bộ trưởng (nay là
Chính phủ) ban hành Quyết định số 18/HĐBT về việc thành lập thị trấn Yên Châu
trên cơ sở tách hợp tác xã 1-5, hợp tác xã 2-9, hợp tác xã Yên Phong và khu dân
cư trên địa bàn huyện lỵ Yên Châu (thuộc xã Viêng Lán) để thành lập thị trấn
Yên Châu thuộc huyện Yên Châu.
Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Yên Châu nằm trong toạ độ từ 1040 10’ đến
1040 40’ kinh độ Đông, từ 210 07’ đến 210 14’ vĩ độ Bắc.
Phía Đông Yên Châu giáp huyện Mộc Châu;
phía Tây giáp huyện Mai Sơn; phía Bắc giáp huyện Bắc Yên; phía Nam giáp Lào.
Địa hình
Địa hình núi cacxtơ và cao nguyên cacxtơ -
xâm thực xen thung lũng xâm thực, các dãy núi đá vôi cao chia cắt Yên Châu
thành 2 vùng; vùng lòng chảo (dọc trục quốc lộ 6) gồm có 9 xã, thị trấn có độ
cao trung bình 400 m so với mặt nước biển; vùng cao biên giới gồm 6 xã có độ
cao trung bình 900 - 1.000 m so với mặt nước biển.
Trên địa bàn Yên Châu có các con suối như:
suối Vạt, suối Nậm Pàn, suối Mơ Tươi, Tô Buông chảy theo hướng Bắc đổ về suối Sập;
còn hệ thống suối Luông chảy theo hướng Đông.
Khí hậu
Yên Châu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa, nóng ẩm mưa nhiều. Tuy nhiên, do địa hình nên khí hậu Yên Châu được phân
thành 2 vùng; vùng lòng chảo có khí hậu khô nóng, chịu ảnh hưởng của gió mùa
Tây Nam; vùng cao, biên giới, khí hậu mát mẻ, độ ẩm cao mang tính chất á nhiệt
đới..
Yên Châu có 2 mùa, mùa mưa (từ tháng 5 –
10); mùa khô (từ tháng 11 – 4), mùa khô thường có rét đậm kéo dài, thường xảy
ra sương muối ở vùng cao biên giới.
Số giờ nắng là 1.919 giờ/năm, lượng mưa
trung bình 1.042 mm/năm; tổng số ngày mưa là 133 ngày/năm.
Nhiệt độ trung bình năm 23 0C, độ ẩm trung
bình 78,2 %, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc (từ tháng 10 – 2), vùng lòng
chảo chịu ảnh hưởng của gió Tây (gió Lào) khô nóng (từ tháng 3 – 5).
Tài nguyên
Yên Châu có mỏ than Mường Lựm, mỏ than Tô
Pang (trữ lượng khoảng 100.000 tấn); mỏ quặng ăngtimon Chiềng Tương (trữ lượng
khoảng 20.000 tấn) và một số mỏ sét, đá xây dựng lộ thiên.
Điều kiện kinh tế, xã hội
Tiềm năng kinh tế
Đất đai ở Yên Châu gồm đất Feralit màu
vàng nhạt trên đá cát (15.000 ha, chiếm 17,9 % tổng diện tích tự nhiên); đất
Feralit đỏ nâu trên đá biến chất (20.500 ha, chiếm 24,4%); đất đỏ nâu trên đá
vôi (19.366 ha, chiếm 23,1%); đất vàng nâu trên đá phù sa cổ (7.600 ha, chiếm
9,1%); đất Feralit nâu vàng trên đá magma axit (17.300 ha, chiếm 20,6%).
Đất
đai Yên Châu thích hợp cho các loại cây trồng như: lúa, ngô, sắn, chè, đồng cỏ, xoài, rừng nguyên liệu, tre, bương, nứa …
và chăn nuôi lợn, bò, ong lấy mật. Yên Châu là địa phương có ngành chế
biến chè, nông sản và khai thác lâm sản (gỗ, tre, bương). Trên địa bàn Yên Châu có quốc lộ 6, tỉnh lộ
10A, 104 chạy qua.
Văn hoá, xã hội
Yên Châu có 15 đơn vị hành chính gồm thị
trấn Yên Châu và 14 xã: Chiềng Đông, Sập Vạt, Chiềng Sàng, Chiềng Pằn, Viêng
Lán, Chiềng Hặc, Mường Lựm, Chiềng On, Yên Sơn, Chiềng Khoi, Tú Nang, Lóng
Phiêng, Phiêng Khoài và Chiềng Tương.
Yên Châu là nơi cư trú của 5 dân tộc như:
Kinh, Thái, Xinh mun, H’Mông, Khơ Mú.
Người H’Mông gồm cách nhóm Mông Đơ (Mông
trắng); Mông Lềnh (Mông Hoa); Mông Đu (Mông đen); thường sống tập trung trên
các triền núi cao; nghề chính của người H’Mông là làm nương rẫy, trồng ngô, lúa
trên những ruộng bậc thang.
Ngoài ra, người H’Mông còn có nghề trồng
lanh để lấy sợi, dệt vải và trồng cây dược liệu.
Trang phục của người H’Mông chủ yếu may bằng
vải lanh tự dệt; bộ y phục truyền thống của phụ nữ H’Mông gồm váy, áo xẻ ngực,
tạp dề trước và sau, xà cạp quấn chân, váy của phụ nữ H’Mông trang trí nhiều
hoa văn rất công phu, là váy mở xếp, nếp xoè rộng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét