Làm gốm là một trong những nghề thủ công truyền thống có từ
lâu đời của dân tộc Thái tại Sơn La. Nói đến nghề gốm, nổi tiếng nhất nghề gốm ở
xã Mường Chanh, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La..
Làm gốm là một
trong những nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời của dân tộc Thái tại Sơn
La. Nói đến nghề gốm, nổi tiếng nhất nghề gốm ở xã Mường Chanh, huyện Mai Sơn,
tỉnh Sơn La..
Xã Mường Chanh cách thành phố Sơn La khoảng 20 km về phía Bắc, từ
ngã ba Mai Sơn đi theo đường quốc lộ 4G đến xã rất thuận tiện. Đây là xã 100%
dân tộc Thái đen, nơi duy nhất còn tồn tại nghề làm đồ gốm thủ công truyền thống.
Đồ gốm Mường Chanh nổi tiếng với các sản phẩm chính nhằm phục vụ nhu cầu sinh
hoạt đời sống của người dân như: Chum, vại, hũ, lọ…được dùng với rất nhiều công
dụng: đựng nước, ngâm chàm nhuộm vải, đựng muối, mỡ, mắm cá, muối dưa cà rất
thơm ngon, dùng chứa hạt giống, đựng thóc, sắn, thức ăn và làm công cụ chăn
nuôi gia cầm và các loại con giống làm đồ chơi cho trẻ em.
Theo một số thông tin của người dân, tư liệu về kết quả nghiên cứu về kỹ thuật sản xuất của người thợ gốm nơi đây thì Mường Chanh là một làng gốm rất lâu đời, thậm chí là trung tâm gốm cổ của đồng bào Thái đen trên đất Sơn La. Sản phẩm làm ra đều đem trao đổi với phương thức “mua bán” giản đơn cổ xưa, kiểu đổi chác lấy các sản phẩm khác: nông sản, bông, vải, thóc,…Họ có quan niệm giá trị hàng hóa đem đổi càng xa, giá trị càng cao. Chẳng hạn, cùng một sản phẩm nếu đem đi xa khoảng 2-3 ngày đường có thể gổi gấp đôi số nông sản so với đổi tại chỗ (nơi sản xuất). Có thể thấy, đây là sự bảo lưu quan niệm thời tiền sử về giá trị hàng hóa của dân tộc Thái đen tại nghề gồm này. Những đồ gốm ở đây còn thô, rất gần với các loại gốm tối cổ ở các di chỉ khảo cổ tiền Phùng Nguyên.
Theo một số thông tin của người dân, tư liệu về kết quả nghiên cứu về kỹ thuật sản xuất của người thợ gốm nơi đây thì Mường Chanh là một làng gốm rất lâu đời, thậm chí là trung tâm gốm cổ của đồng bào Thái đen trên đất Sơn La. Sản phẩm làm ra đều đem trao đổi với phương thức “mua bán” giản đơn cổ xưa, kiểu đổi chác lấy các sản phẩm khác: nông sản, bông, vải, thóc,…Họ có quan niệm giá trị hàng hóa đem đổi càng xa, giá trị càng cao. Chẳng hạn, cùng một sản phẩm nếu đem đi xa khoảng 2-3 ngày đường có thể gổi gấp đôi số nông sản so với đổi tại chỗ (nơi sản xuất). Có thể thấy, đây là sự bảo lưu quan niệm thời tiền sử về giá trị hàng hóa của dân tộc Thái đen tại nghề gồm này. Những đồ gốm ở đây còn thô, rất gần với các loại gốm tối cổ ở các di chỉ khảo cổ tiền Phùng Nguyên.
Ths Bùi Văn Vượng “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam”,
Nxb Văn hóa –Thông tin, 2002, trang 139.
Đất Mường Chanh là loại đất dẻo, đất sét pha cao lanh có chất lượng
tốt. Đất được khai thác trên mỗi thửa ruộng của gia đình và được chuyển về nhà
bằng những đôi sọt nan hoặc được nặn thành từng viên tròn gánh về nhà. Khai
thác đất lên, đem sản xuất ngay hoặc bảo quản nơi kín gió để dùng dần. Chất đất
làm gốm tại Mường Chanh gồm nhiều màu sắc: vàng, hanh đỏ, xanh xám và đen.
Trong đó, chất đất kết dính cao nhất trong số loại chất này là loại hanh đỏ.
Trước khi tạo hình gốm, đất được gia công thật nhuyễn, loại bỏ tạp chất bằng cách giã, hay đập tùy theo từng gia đình. Sau đó, người thợ sử dụng đôi bàn tay khéo léo và những công cụ tạo hình đơn giản để tạo ra những hình gốm phong phú và đa dạng. Hoa văn trên các đồ gốm đơn giản gắn liền với đời sống của người dân như hình ảnh con cá, sóng nước, dải đất…Thợ gốm ở đây còn dùng một số công cụ thô sơ khác như dụng cụ miết thành gốm, que dàu để cắt và khắc văn chìm. Có hai loại dụng cụ miết là “Vi kiêng” (các mảnh gỗ hình bán nguyệt, hình liềm); “Vi cho” (mảnh gỗ hình rìu, có vai). Dụng cụ để cắt và khắc là “cái đát” (que bằng tre, nứa cắt vát sắc, đầu nhọn).
Trước khi tạo hình gốm, đất được gia công thật nhuyễn, loại bỏ tạp chất bằng cách giã, hay đập tùy theo từng gia đình. Sau đó, người thợ sử dụng đôi bàn tay khéo léo và những công cụ tạo hình đơn giản để tạo ra những hình gốm phong phú và đa dạng. Hoa văn trên các đồ gốm đơn giản gắn liền với đời sống của người dân như hình ảnh con cá, sóng nước, dải đất…Thợ gốm ở đây còn dùng một số công cụ thô sơ khác như dụng cụ miết thành gốm, que dàu để cắt và khắc văn chìm. Có hai loại dụng cụ miết là “Vi kiêng” (các mảnh gỗ hình bán nguyệt, hình liềm); “Vi cho” (mảnh gỗ hình rìu, có vai). Dụng cụ để cắt và khắc là “cái đát” (que bằng tre, nứa cắt vát sắc, đầu nhọn).
Ths Bùi Văn Vượng “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam”,
Nxb Văn hóa –Thông tin, 2002, trang 140.
Gốm sau khi được tạo hình và hong khô thì được đem đi nung gốm.
Đây là cuối cùng cũng là khâu quan trọng nhất và quyết định phần lớn chất lượng
của sản phẩm. Lò gốm Mường Chanh là loại lò hầm, không được xây mà được đào sâu
dưới đất hoặc đào vào sườn đồi, bao gồm có: cửa lò, bầu đốt, buồng nung và ống
khói. Thời gian nung gốm mất khoảng 1 ngày (24 giờ), lúc đầu đun to lửa, sau đó
cho cháy đều và nhỏ lửa dần, giữ cho gốm chín đều và đem ủ 3 ngày 3 đêm ở trong
lò để tạo độ chắc, bền cho gốm, khi nguội hẳn mới dỡ lò. Nhiên liệu nung gốm ở
đây chủ yếu là củi mà hầu hết là tận dụng cây, cành khi phát nương rẫy. Để tạo
màu sắc cho gốm người thợ cho vào lò một ít lá dẻ, lá cây này khi cháy tạo
thành khói đen ám vào sản phẩm và tạo được màu xám đen rất đặc trưng của gốm Mường
Chanh.
Tuy kỹ thuật còn đơn giản nhưng gốm Mường Chanh của dân tộc Thái
đen từ lâu đã có tiếng vang và tín nhiệm trong vùng các dân tộc miền núi Tây Bắc.
Trong những năm gần đây sản phẩm gốm trên thị trường ngày càng phong phú, giá rẻ;
Còn việc sản xuất gốm Mường Chanh gặp rất nhiều khó khăn về củi đốt (nếu không
có nguồn than để thay thế), sản phẩm đơn điệu,… Hiện nay, cả xã chỉ còn gia
đình ông Hoàng Văn Nam là còn duy trì nghề gốm nhưng cũng chỉ làm vài lò trong
một năm. Chính vì vậy, nghề gốm truyền thống ở Mường Chanh rất cần được sự quan
tâm của các cấp, các ngành trong việc giới thiệu, quảng bá, mở rộng thị
trường, phổ biến và quan tâm tới việc truyền dạy kỹ thuật cho các thế hệ tiếp
theo nhằm giữ gìn và phát triển nghề gốm truyền thống của xã Mường Chanh nói
riêng và của dân tộc Thái đen nói chung.
Nguồn tin: sonla
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét