Tiếng
Thái nằm trong nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (Lào - Thái, Choang - Đồng), thuộc họ
Austo - Thái (Nam - Thái), được hình thành trong thời kỳ đồ đá mới, cách đây
4,5 ngàn năm về trước. Lâu đời là vậy, song cho mãi tới thế kỷ XI, do nhu cầu
ghi chép về chinh chiến và tổ chức di dân tới những miền đất mới xây dựng bản
mường, chữ Thái mới hình thành và phát triển.
Nói
thế kỷ XI là nói theo tập sách “Kể chuyện Mường” (Quam Tô Mương). Có nhà khoa học
đã đưa ra ý kiến là chữ Thái có trong văn hóa Đông Sơn, cách đây từ hơn 3 ngàn
năm trở lên - một mẫu tự đã đi vào lịch sử hàng ngàn năm, cần được bảo tồn, quảng
bá.
Tỉnh
Điện Biên ở vào vị trí Tây Bắc Việt Nam có 21 dân tộc anh em chung sống, trong
đó dân tộc Thái chiếm tỷ lệ trên 40%. Mỗi dân tộc có một truyền thống văn hóa
lâu đời, với những vốn quý văn hóa vật thể và phi vật thể tiêu biểu. Để bảo tồn,
phát huy truyền thống văn hóa các dân tộc nói chung và bảo tồn, phát huy tiếng
nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số nói riêng, nhiều năm qua tỉnh Điện Biên
đã có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát huy
tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số. Tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức
năng xây dựng các chương trình, kế hoạch lồng ghép với nhiệm vụ chuyên môn và
có đầu tư thích đáng, tạo mọi điều kiện để thực thi các chương trình, kế hoạch
đó. Toàn tỉnh đã triển khai việc dạy tiếng nói, chữ viết dân tộc Thái trong các
trường phổ thông; đã tổ chức biên soạn và phát hành tài liệu dạy chữ Thái, tiếng
Thái cho 29 lớp, 1.520 cán bộ, giáo viên và học sinh. Các mặt công tác điều tra
văn hóa phi vật thể của tất cả các dân tộc trên địa bàn được quan tâm. Công tác
tuyên truyền bằng tiếng Thái trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua sóng
phát thanh được duy trì thường xuyên từ năm 1977 đến nay. Đi đôi với việc tổ chức
thực hiện tốt các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, công tác dạy tiếng
nói, chữ viết của các dân tộc nói chung, của dân tộc Thái nói riêng ở Điện Biên
đang ngày càng được khẳng định vị trí, vai trò rõ nét, góp phần không nhỏ vào công
cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ quốc phòng - an ninh trên địa
bàn tỉnh.
Ngày
nay, việc phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ thông tin, đã tác động đến
mọi mặt đời sống xã hội. Việc số hóa và mã hóa chữ Thái để bảo tồn, quảng bá chữ
Thái, cũng có nghĩa là bảo vệ giữ gìn văn hóa phi vật thể của dân tộc Thái.
Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập để phát triển như hiện nay, là một tỉnh miền
núi vùng cao, biên giới, Điện Biên còn nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với
khoa học công nghệ nói chung và công nghệ thông tin nói riêng, nhất là đưa chữ
Thái vào công nghệ thông tin. Tỉnh đã có nhiều cố gắng để khắc phục khó khăn, hạn
chế này và đã đạt được những kết quả bước đầu. Vừa qua, được sự quan tạm của
Trung tâm vì sự phát triển bền vững miền núi, hội thảo dạy chữ Thái đã được tổ
chức tại Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Qua hội thảo này, việc chuẩn bị dạy, học chữ
Thái, số hóa và mã hóa chữ Thái sẽ được thúc đẩy, phát triển nhanh chóng trong
cộng đồng, trong giáo dục cũng như cho việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa
dân tộc Thái trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Rồi đây, chữ Thái sẽ được đưa vào môi
trường đa ngữ, được hình thành mạng lưới bảo tồn và phát triển kho tàng tri thức
bản địa. Tiếng nói, chữ viết, tác phẩm cổ, hạt giống, y học dân tộc, ngành nghề
thổ cẩm và các tri thức bản địa sẽ được quảng bá, phổ biến rộng rãi, nhanh
chóng hơn, để cho các nhóm dân tộc sử dụng chữ Thái có thể trao đổi, thông tin
với nhau cũng như với ngôn ngữ, chữ viết khác, góp phần quảng bá hình ảnh, địa
danh, văn hóa và con người Điện Biên đến với bạn bè gần xa, trong nước và quốc
tế.
Trong
tình hình chung của tỉnh Điện Biên, đại bộ phận dân tộc Thái còn gặp nhiều khó
khăn về đời sống kinh tế, cũng như văn hóa giáo dục. Việc lưu giữ một số sách cổ
viết bằng chữ Thái chưa tốt, để thất lạc, mất mát nhiều; số người được đọc chữ
Thái cổ hiện còn rất ít; chế độ chính sách đối với những nhà nghiên cứu sưu tầm
về văn hóa Thái, chữ Thái chưa tương xứng... Điều đó đặt ra cho những ai quan
tâm đến nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc như tiếng Thái và chữ Thái, một nhiệm
vụ rất nặng nề cần phải có tâm, có tầm mới có thể làm được.
Hy vọng
rằng với sự giúp đỡ, hoạt động tích cực của các chuyên gia quốc tế, các nhà
nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc Thái, các nhà chuyên môn về công nghệ tin học với sự
quan tâm hơn nữa của Trung tâm vì sự phát triển bền vững miền núi, trong việc
xây dựng các dự án hỗ trợ, đào tạo cho con em các dân tộc Thái, nghiên cứu chữ
Thái nói riêng và các lĩnh vực văn hóa, khoa học, giáo dục nói chung ở tỉnh Điện
Biên, sẽ đạt được kết quả mong muốn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét