Giới thiệu chung huyện Mai Sơn

 Lễ hội chọi trâu tại xã Chiềng Mung - Mai Sơn

I. ĐỊA LÝ
Huyện Mai Sơn gồm 21 xã và thị trấn Hát Lót: Xã Hát Lót, Mường Bon, Cò Nòi, Chiềng Mung, Mường Bằng, Chiềng Sung, Chiềng Chăn, Tà Hộc, Nà Bó, Chiềng Ban, Chiềng Mai, Chiềng Dong, Chiềng Kheo, Chiềng Ve, Mường Chanh, Chiềng Chung, Nà Ớt, Phiêng Cằm, Chiềng Nơi, Phiêng Pằn, Chiềng Lương
1. Vị trí, địa giới
Mai Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Sơn La, trung tâm huyện lỵ cách trung tâm tỉnh 30 km về phía Bắc. Là trung tâm công nghiệp và là huyện trọng điểm kinh tế của Tỉnh nằm trong cụm tam giác kinh tế Thành phố Sơn La - Mai Sơn - Mường la.
Địa hình bị chia cắt mạnh, phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi, thung lũng, lòng chảo và cao nguyên. Độ cao trung bình so với mực nước biển, trung bình khoảng 800 m - 850 m, với 2 hệ thống núi chính là dãy núi Đông chính chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và dãy chạy theo hướng Tây Bắc - Tây Nam, tạo ra nhiều tiểu vùng với các ưu thế khác nhau cho phép phát triển nền kinh tế đa dạng; khu vực có nhiều núi cao, dốc, bị chia cắt mạnh bởi các con sông, con suối lớn và các dãy núi cao, độ cao trung bình khu vực này là 1000m - 1200m so với mực nước biển, phân bố ở phía Đông Bắc và Tây Nam của huyện bao gồm các khu vực thuộc xã Tà Hộc, Chiềng Chăn, Phiêng Pằn, Nà Ớt, Phiêng Cằm, Chiềng Nơi...; địa hình đồi núi trung bình, có độ cao trung bình 500 - 700m so với mực nước biển, phổ biến là các dãy núi cao trung bình, xen kẽ các phiêng bãi, lòng chảo, rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp và xây dựng các khu công nghiệp..., phân bố chủ yếu dọc trục Quốc lộ 6: xã Cò Nòi thị trấn Hát Lót, xã Hát lót, xã Chiềng Mung, Nà Bó, Chiềng Sung...
Huyện Mai Sơn nằm trong toạ độ, từ 20052'30'' đến 21020'50'' vĩ độ Bắc; từ 103041'30'' đến 104016' kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp huyện Mường La, thành phố Sơn La. Ranh giới chủ yếu là đồi núi, khe suối
Phía Đông giáp huyện Yên Châu, ranh giới chủ yếu là đồi núi, khe suối; giáp huyện Bắc Yên với ranh giới là dòng Sông Đà (chảy qua hai xã Chiềng Chăn và Tà Hộc).
Phía Tây giáp huyện Sông Mã, huyện Thuận Châu. Ranh giới chủ yếu là đồi núi, khe suối.
Phía Nam giáp huyện Sông Mã, tỉnh Hủa Phăn (CHDCND Lào). Ranh giới chủ yếu là đồi núi, khe suối, với chiều dài dường biên giới 6,4 km.
Huyện lỵ đóng tại thị trấn Hát Lót. Từ TP. Sơn La đến huyện lỵ đi theo đường Quốc lộ 6, dài khoảng 30 km. Từ Hà Nội đến huyện lỵ có hai tuyến đường: Tuyến Quốc lộ 6 (đường 41 ngày xưa) dài khoảng 270 km, hướng về Hà Nội qua các huyện Yên Châu, Mộc Châu...; tuyến đường 113A (tức đường 13) đi qua huyện Bắc yên, Phù Yên sang tỉnh Yên Bái về Hà Nội dài khoảng 370 km.
2. Điều kiện tự nhiên
2.1-  Diện tích đất
Tổng diện tích tự nhiên là 143.247,0 ha , trong đó:
   - Tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp đến 01 tháng 01 năm 2010 là: 93.687,01 ha chiếm 65,40% so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.
          - Tổng diện tích đất lâm nghiệp đến 01 tháng 01 năm 2010 là: 56.379,6 chiếm 39,36% so với tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện
          - Tổng diện tích nhóm đất phi nông nghiệp của toàn huyện đến 01 tháng 01 năm 2010 là: 5.367,65 ha chiếm 3,75% so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Được phân bố như sau:
          +  Đất ở: Tổng diện tích đất ở toàn huyện là: 825,96 ha chiếm 15,39% so với tổng diện tích đất phi nông nghiệp. trong đó: Đất ở nông thôn: 769,3 ha chiếm 93,14% so với tổng diện tích đất ở, được phân bố đều trên các xã trên địa bàn huyện; Đất ở Đô thị: 56,66 ha chiếm 6,86% so với tổng diện tích đất ở,
          +  Đất chuyên dùng: Tổng diện tích đất chuyên dùng đến ngày 01 tháng 01 năm 2010 là: 3.021,19 ha chiếm 56,28% so với tổng diện tích đất phi nông nghiệp.
           + Đất phi nông nghiệp khác: Có diện tích là 7,49 ha chiếm 0,14% so với tổng diện tích nhóm đất phi nông nghiệp.
          + Đất chưa sử dụng: Tổng diện tích nhóm đất chưa sử dụng là: 44.192,34 ha chiếm 30,85% so với tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện, bao gồm đất đồi núi chưa sử dụng và núi đá không có rừng cây.
          2.2- Tiềm năng đất đai
Theo kết quả tổng hợp từ bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Sơn La, tài nguyên đất của huyện Mai Sơn có các loại đất chính sau:
          - Đất Feralit mùn đỏ vàng trên đá biến chất (FHj): bao gồm hầu hết ở vùng đồi núi, có màu vàng đỏ. Với loại đất này thích hợp cho việc trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, loại đất này chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng quỹ đất với 43,50%.



           - Đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv): có diện tích khoảng 26.442 ha, chiếm 18,50% tổng quỹ đất.
          - Đất vàng đỏ trên đá sét (Fs): có diện tích khoảng 30.564 ha, chiếm 21,40% tổng quỹ đất.
          - Đất Feralit mùn vàng trên đá cát (FHq): có diện tích khoảng 1.998 ha, chiếm 5,60% tổng quỹ đất.
          - Đất phù sa ngòi suối (P'): phân bố chủ yếu ven các suối Nậm Pàn, Nậm Quét, Nậm Lẹ,….Loại đất này rất thích hợp cho việc trồng lúa, hoa màu và các loại cây ăn quả. Có diện tích khoảng 2.541 ha, chiếm 1,80% tổng quỹ đất.
          - Đất dốc tụ (Ld): phân bố chủ yếu ở các phiêng bãi bằng phẳng, loại đất này thích hợp cho việc trồng cây ăn quả, cây công nghiệp,…Có diện tích khoảng 9.526 ha, chiếm 6,67% tổng quỹ đất.
          Hầu hết các loại đất trên địa bàn huyện có độ dày tầng đất trung bình đến khá, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng. Các chất dinh dưỡng trong đất, như: Đạm, Lân, Kali, Canxi, Manhê… có hàm lượng trung bình. Do đa phần đất đai nằm trên độ dốc lớn, độ che phủ của thảm thực vật thấp nên cần chú trọng các biện pháp bảo vệ đất, hạn chế rửa trôi, xói mòn làm nghèo dinh dưỡng đất.                                                
          2.3- Khí hậu, thủy văn
- Khí hậu, thời tiết:
Mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền núi Tây Bắc, các yếu tố khí hậu, thời tiết đo được như  sau:
+ Nhiệt độ trung bình trong năm là 21o C.
+ Thường nóng nhiều vào các tháng 4 - 8
+ Thường lạnh nhiều vào các tháng: 11 - 03 năm sau
+ Thường nắng nhiều vào các tháng: 3-10 với tổng số giờ nắng 1.940 giờ/năm.
+ Thường mưa nhiều vào các tháng: 5-9
+ Độ ẩm trung bình năm là 80,5%.
+ Tổng lượng mưa bình quân 1.410 mm/năm.
- Thuỷ văn:
+ Sông, suối: Ngoài dòng sông Đà chảy qua huyện với chiều dài 24 km, Mai Sơn còn có hệ thống suối thuộc lưu vực sông Đà và sông Mã như: Nậm Pàn, Nậm Khiêng, Nậm Pó, Ta Vắt, Suối Quét, Huổi Hạm, Nậm Mua, suối Căm,…. với tổng chiều dài khoảng 250 km và nhiều con suối nhỏ khác.
+ Hồ, đập:
Biểu thống kê hồ, đập trên địa bàn huyện

STT
Tên công trình
Địa điểm xây dựng
Năm xây dựng
Kích thước đập
Dung tích hồ (m3)
Dài (m)
Cao (m)
1
Hồ Bản Củ
xã Chiềng Ban
2002
 -
 -
    40.000
2
Hồ Bản Kéo
xã Chiềng Ban
1994
73
11
    35.000
3
Hồ Bản Đốm
xã Chiềng Ban
1994
100
8
 -
4
Hồ Huổi Viu
xã Chiềng Ban
1994
80
10
 -
5
Hồ Bản Thộ
xã Chiềng Ban
1994
80
5
 -
6
Hồ Con Kén
xã Chiềng Mung
1979
80
6
 112.000
7
Hồ Cọ Mỵ
xã Chiềng Mung
2009
54
 -
 -
8
Hồ Xum Lo
xã Chiềng Mung
2000
100
10
    80.000
9
Hồ Đen Phường
xã Chiềng Chăn
1989
104
18
    80.000
10
Hồ Bản Sẳng
xã Mường Bằng
1989
80
8
 -
11
Hồ Bản Giàn
xã Mường Bằng
1989
35
5
 -
12
Hồ Nà Bó
xã Nà Bó
1989
60
12
 360.00
13
Hồ Tiền Phong
xã Mường Bon
1971
92
25
 -
14
Hồ Bản Ỏ
xã Mường Bon
1996
70
9
    20.000
15
Hồ Bản Pòn
xã Chiềng Mai
2001
50
7
      1.000
16
Hồ Xa Căn
xã Mường Bon
2001
 -
 -
 -
17
Hồ BẢn Bon
xã Mường Bon
2001
 -
 -
 -

+ Nguồn nước tự nhiên cho sản xuất và đời sống: Chủ yếu là đập dâng trên các con suối để cung cấp nước tưới cho cây trồng. Nước sinh hoạt của nhân dân chủ yếu được khai thác thông qua hệ thống cấp nước tự chảy, nước ngầm. Nhìn chung nước sông, suối là nguồn nước chính dùng cho sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của nhân dân hiện nay.
3. Núi, đồi, đèo, dốc, hang động, đường biên giới:
3.1- Đường biên giới: Có 6,4 km giáp với bản Nà Noong, huyện Xiềng Khọ - tỉnh Hủa Phăn nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, tại địa phận bản Đen và bản Pẻn thuộc xã Phiêng Pằn.
- Hệ thống hang động: Số lượng ít, chủ yếu là những hang nhỏ và một số hang lớn (đó là các hang ở khu vực thị trấn Hát Lót, ở Chiềng Lương... theo lời kể của các bậc cao niên, hang có lòng rộng, sâu, dài hàng km). Trong đó đã được khai thác, sử dụng là hang Thẳm Quai Quai ở bản Na Tre, xã Chiềng Ban, trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, tỉnh uỷ Sơn La đã sơ tán về đây và hang Thẳm Quai được khai thác, sử dụng làm hội trường, nơi tổ chức các hội nghị của tỉnh uỷ (từ tháng 6/1965 - 1979). Để tới được hang, có thể đi theo hai tuyến đường chính: Tuyến đường thứ nhất, từ đường Quốc lộ 6 đến ngã ba Mai Sơn, theo đường 4G vào huyện Sông Mã (khoảng 6 km), qua dốc bản Mạt 200m có đường rẽ phải, đi khoảng hơn 1 km là tới hang Thẳm Quai (Có biển chỉ dẫn); tuyến thứ hai: Từ Thành phố Sơn La suôi về Hà Nội theo đường Quốc lộ 6, đến km 6 rẽ phải đi qua Công ty cấp II đi thẳng là tới hang.
3.2- Núi, đồi, đèo, dốc, cao nguyên:
- Cao nguyên Nà Sản: Thuộc địa phận của xã Chiềng Mung, độ cao trung bình 750 m so với mực nước biển, cao nguyên tương đối bằng phẳng, tầng đất mặt là tầng đất tích tụ các chất màu bị rửa trôi từ các dãy núi bao quanh cao nguyên, do đó đất ở đây rất màu mỡ, mặt khác khí hậu ở đây mạng tính chất chung của khí hậu vùng Tây Bắc, rất thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Cao nguyên kéo dài theo đường Quốc lộ 6 và có cảng hàng không rất thuận lợi cho việc giao lưu và giao thương với các vùng trong huyện, trong tỉnh và với các tỉnh Miền Bắc.
- Dãy núi Pha Văn: Là dãy núi cao, xen đất đá, kéo dài từ xã Cò Nòi đến trung tâm Thị trấn Hát Lót.
- Nhóm núi vây quanh và chia cắt xã Phiêng Pằn với các vùng lân cận, gồm: Dãy núi Chom Mai, nằm giữa địa phận của xã Phiêng Pằn và xã Chiềng Lương, kéo dài từ giáp huyện Yên Châu đến Phú lương (Chiềng Lương), có đỉnh Chom Mài cao hơn 1.500 m so với mực nước biển; dãy núi Pu Luông (Pu Luông = Núi to)  nằm giữa xã Phiêng Pằn và xã Nà Ớt; núi Pu Khặc (Pu Khặc = dấu = danh giới) nằm giữa xã Phiêng Pằn và xã Mường Sai - huyện Sông Mã; pu Quai hảy (Quai hảy = Trâu khóc, núi quá dốc nên trâu không thể qua được, trâu phải khóc xin thua), nằm giữa xã Phiêng Pằn và xã Chiềng Lương.
- Nhóm núi ngăn cách xã Nà Ớt với các vùng lân cận, gồm: Pu Chom Khang (Chom Khang = Đỉnh sắt) nằm giữa xã Nà Ớt và xã Mường Sai - huyện Sông Mã; Pu Lọng Dang, nằm giữa xã Nà Ớt và xã Phiêng Cằm; Pu Xúm Hom, là dãy núi kéo dài từ Nà Ớt qua đỉnh đèo Trạm Cọ, ngăn cách xã Nà Ớt với xã Phiêng Cằm và xã Chiềng Kheo.
- Nhóm núi ngăn cách xã Phiêng Cằm và xã Chiềng Nơi với các khu vực lân cận, gồm: Núi Pu Tạu là núi ngăn cách xã Chiềng Nơi với xã Chiềng Dong; núi Đông Bai và Chom Tẳng là hai dãy núi ngăn cách xã Chiềng Nơi với xã Chiềng Chung.
- Nhóm núi tiếp giáp xã Mường Chùm - huyện Mương La, gồm:
- Đèo Chiềng Đông, là danh giới giữa Xã Cò Nòi - huyện Mai Sơn và xã Chiềng Đông - huyện Yên Châu (nằm chủ yếu trên đất xã Chiềng Đông).
- Dốc Mường Hồng, là con dốc nằm trên Quốc lộ 6, là danh giới giữa Thị trấn Hát Lót và Xã Hát Lót, dốc dài 5 km, đầu con dốc phía xã Hát Lót, có Hồ Tiền Phong là điểm du lịch sinh thái.
- Dốc Bản Mạt, là con dốc thuộc địa phận Bản Mạt - xã Chiềng Mung, nằm trên Quốc lộ 4G, dốc có chiều dài 2 km, là danh giới giữa bản Mạt với xã Chiềng Mai và  xã Chiêng Ban, đầu con dốc phía Bản Mạt có Bia căm thù, là di tích thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
- Dốc Xi nạ và đèo Trạm Cọ, là hệ thống đèo, dốc nối liền nhau, trên trục đường Quốc lộ 4G và nằm giữa xã Chiềng Kheo và xã Nà Ớt. Dài khoảng 10 km.
Các dãy núi, đèo, dốc nêu trên, là những dãy núi, đèo, dốc tiêu biểu, có độ cao và độ dốc lớn, ngăn cách giữa các vùng, tạo ra các vùng tiểu khí hậu rất đặc trưng của Mai Sơn.
4. Tài nguyên khoáng sản:
Khoáng sản của huyện Mai Sơn phần lớn có quy mô nhỏ, trữ lượng không lớn, lại phân tán và điều kiện khai thác không thuận tiện, xa đường giao thông. Đáng chú ý có các loại khoáng sản sau:
- Vàng sa khoáng ở xã Chiềng Lương, Chiềng Chung, Chiềng Dong, Chiềng ve và một số điểm khác nhưng trữ lượng không lớn.
- Mỏ đồng Chiềng Chung, mỏ quặng sắt xã Phiêng Pằn
- Nguồn đá vôi và đất sét phân bố tương đối rộng, điều kiện khai thác thác thuận lợi dùng để sản xuất vật liệu xây dựng thông thường như mỏ đá vôi ở xã Chiềng Mung; Nà Pát, xã Nà Bó; xã Hát Lót; xã Cò Nòi…
- Đất sét ở Chiềng Chung, Mường Chanh, là loại đất có tính chất đặc biệt, rất thích hợp cho sản xuất đồ gốm.
Ngoài ra trên địa bàn còn có hơn: 1.000 núi đá có thể khai thác làm nguyên liệu xây dựng, làm đường giao thông và làm nguyên liệu cho nhà máy xi măng.
5. Tài nguyên sinh vật:
- Diện tích rừng nguyên sinh: 53.650 ha
- Diện tích rừng tái sinh: 12.000 ha
- Diện tích rừng trồng: 2.729 ha
- Độ che phủ của rừng: 39,4 % (số liệu năm 2010).
- Có những loài thực vật quý hiếm: Nghiến, lát, đinh hương... các loại tre, trúc và các loại cây dược liệu: Đẳng sâm, sa nhân, hương nhu, cửu cẩu, hoàng tinh...
- Có những loài động vật quý hiếm: Hươu, nai, hổ, gấu, khỉ...; các loại chim: Công, trĩ, vẹt, hoạ mi, khướu...
6. Dân cư
- Tổng dân số toàn huyện: Theo số liệu điều tra dân số và nhà ở năm 2009, toàn huyện Mai Sơn có 31.113 hộ với 137.341 nhân khẩu. Trong đó: nam 69.227 người, nữ 68.114 người.
Năm 2010: Tổng số có 31.271 hộ, 142.063 nhân khẩu. Trong đó: Nam 12.707; nữ: 69.356 người.
Năm 2011: Tổng số có 32.210 hộ, 145.470 nhân khẩu. Trong đó: Năm 72.182, nữ 73.288 người.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét