Nói đến nền văn hóa của người dân tộc Thái vùng Tây Bắc,
chúng ta chợt nhớ tới chiếc khăn Piêu nổi tiếng. Cùng với đó là những điệu múa
xòe, nhảy sạp đặc trưng trong những lễ hội hoa ban truyền thống. Ngoài ra, người
dân tộc Thái còn nổi tiếng với những món ăn đậm đà bản sắc dân tộc, những món
ăn truyền thống là di sản kết tinh muôn đời. Hãy cùng với dulichngaynghi.com
cùng khám phá về nền văn hóa và ẩm thực của người dân Thái miền Tây Bắc Bộ nhé.
I.Khái quát về lịch sử
và văn hóa của người Thái miền Tây Bắc Bộ
Trải qua các cuộc di dân lớn trong lịch sử, dân tộc Thái đã
có mặt ở đất nước chúng ta từ hơn hàng trăm năm trước. Người dân tộc Thái giỏi
những công việc làm lúa nước như đào mương, dựng con, bắc máng lấy nước… Vì vậy
trong dân gian vẫn lưu truyền câu nói: “Xá ăn theo lửa, Thái ăn theo nước” ám
chỉ người dân tộc Thái là những người làm ruộng nương rất giỏi. Ngoài ra, họ
còn thông thạo các công việc dệt vải, đồ gốm, và nổi tiếng nhất chính là những
tấm thổ cẩm rực rỡ sắc màu với những hoa văn chi tiết độc đáo, khác lạ.
Trang phục truyền thống của
nam giới là những bộ quần áo thổ cẩm chàm đen hoặc chàm xanh. Còn người phụ nữ
Thái lại gắn liền với những bộ áo cỏn trắng mỏng, xanh đen bó sát toàn thân, những
hoa văn họa tiết được trang trí ở những đường viền, kết hợp với nhũng bộ trang
sức, vòng cổ bạc lóng lánh. Ngày nay, những tấm vải thổ cẩm đẹp mắt, cùng với
những bộ trang sức bạc được chế tạo thủ công ngày càng thu hút sự quan tâm của
những du khách trong nước và quốc tế. Vải thổ cẩm đã trở thành một mặt hàng xuất
khẩu đem lại lợi ích không nhỏ cho người Thái.
Thổ Cẩm Dân Tộc Thái
Thổ Cẩm Dân Tộc Thái 2
Xét về mặt tâm linh của người
Thái, họ có quan niệm thờ cúng tổ tiên cùng với nhiều vị thần cai quản giúp cho
họ có những mùa màng bộ thu. Ngoài ra còn có những tục lệ như lấy nước đêm giao
thừa, lễ hội cầu mùa… Họ quan niệm những người đã chết đều sống ở một thế giới
bên kia, nên đám ma chay là lễ tiến người chết về với mường trời. Xét về mặt
văn học nghệ thuật, người Thái có một kho tàng đồ sộ những câu ca dao, tục ngữ,
thơ, văn học dân gian nổi tiếng như “Xống chụ xon xao”, “Khun Lũ, Nàng ửa”… Những
người Thái ưa ca hát khi nhảy múa xạp, quanh những đống lửa, cùng với điệu múa
quạt hấp dẫn nhiều vị khách tham gia.
Bởi vì dân tộc Thái sống phụ
thuộc vào nguồn nước với nghề trồng lúa nước, bản làng của họ phải ở gần nguồn
nước, với những nóc nhà kề bên nhau. Nhà sàn dân tộc Thái được thiết kế chắc chắn
với những cột gỗ vuông, lá cọ làm mái nhà và thường mỗi căn nhà rộng rãi 3 đến
5 gian sinh hoạt. Những cột gỗ chính được đục đẽo thiết kế những hình thù như
mai rùa, hay những loài sinh vật cúng lễ của chính người dân miền Tây Bắc Bộ
II.Nền ẩm thực độc
đáo, riêng biệt của người dân tộc Thái
Người dân tộc Thái ưa thích
những hương vị đậm đà giàu dinh dưỡng, và đặc biệt được chế tạo từ những nguyên
liệu thiên nhiên phong phú đặc biệt, Những món ăn nơi đây mang đậm hương vị núi
rừng, với những loại rau, gia vị chỉ có miền Tây Bắc Bộ mới có. Món ăn của người
miền núi thường là những món ăn Nướng, Hấp hoặc hun khói… có thể để bảo quản
lâu mà không làm ảnh hưởng tới chất lượng cũng như hương vị của món ăn. Chúng
ta cùng điểm qua một vài món ăn nổi tiếng của người dân tộc Thái nhé
1.Các món ăn từ rêu
Món rêu đá là một món ăn đơn
giản, được chế biến từ rêu rửa sạch đem cắt nhỏ, bỏ vào hấp chín, trộn với những
loại gia vị như muối đường, gừng, hạt sen rau thơm cùng với hương vị cay xè của
ớt và hạt tiêu. Món ăn là một sự chế biến khá cầu kỳ để có thể loại bỏ được những
hương vị không thuận miệng từ rêu, không làm cho thực khách cảm thấy sợ hãi,
khó chịu
Món Canh rêu tươi lại là một
món ăn mùa đông, rêu được chế biến sạch sẽ đem nấu với nước dùng canh xương lợn
hoặc gà, nêm nếm với gia vị đủ xài và ăn nóng. Các món ăn được chế biến từ rêu
tươi đều có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chống huyết áp cao. Và đặc biệt
trong rêu có một số loại vi chất có thể chống lại được sự lão hóa, làm tăng
thêm sức khỏe cho người.
2.Các món ăn từ gạo nếp
Gạo nếp là thức ăn truyền thống
của người Thái. Khi đi lên làm nương rẫy, nhũng món ăn được chế biến từ gạo nếp
chính là lương khô của họ. Gạo nếp được người Thái được chính họ chăm sóc, tạo
ra nổi tiếng với độ dẻo, và không bị khô khi để lâu. Vì vậy, người Thái đã chú
tâm tạo ra những món chính từ những năm gạo nếp thơm ngon này
Cơm Lam người Thái chế biến từ gạo nếp chính là một trong
những đặc sản của người dân miền Tây Bắc. Gạo nếp được chứa trong những khúc
tre nứa, cùng với nước dừa hoặc nước khe suối, được nướng đặc biệt trong bếp củi
hoặc than cho tới khi vừa chín tới. Món cơm Lam rất thơm ngon, ngọt, dẻo chính
là món ăn được dùng trong những dịp đặc biệt của người Thái, hoặc tiếp đón những
vị khách tới chơi.
Món cơm xôi tím được ngâm từ lá cây gừng mọc ở rừng, ngâm
hàng giờ liền, đến khi được đồ lên tạo thành một món xôi màu tím rất đặc biệt của
người Thái. Ngoài ra, người dân tộc Thái còn có một món xôi nổi tiếng kết hợp từ
những loại xôi khác nhau là món xôi Ngũ Sắc. Món ăn này cực kỳ đặc biệt chứa đựng
5 loại màu khác nhau.
Xôi Ngũ Sắc
3.Các món nướng, hun
khói của người dân tộc Thái
Phải nói, việc chế biến các
món ăn nướng của người dân tộc Thái đã đạt đến một đẳng cấp rất cao. Họ không
bao giờ sử dụng dầu mỡ, mà chú trọng vào cách phối các mùi vị cay đắng mặn chát
tạo nên một sự hài hòa vừa miệng cho thực khách.
Món Pà Pỉnh Tộp
Món cá nướng “Pa pỉnh tộp” là
một món cá nướng đặc biệt của người Thái. Món ăn này đòi hỏi một sự cầu kỳ từ
việc chọn lựa cá chép tươi nguyên con để nướng. Cá được sát qua chút muối cùng
bột ớt khô khử mùi tanh, kết hợp với những loại rau thơm, quả mắc khén, gừng tỏi
sả được băm nhỏ nhồi vào trong bụng cá và sát lên mình cá để tạo nên hương vị đặc
biệt của món ăn. Cá được kẹp vào trong vỉ sắt hoặc trong các que nướng bằng tre
tươi, nướng trên than hoa rực hồng. Những loại gia vị và rau quả bên trong thấm
dần vào từng thớ thịt của cá tạo nên một hương vị đậm đà đặc biệt.
Món Nhứa Giảng
Món Nhứa Giảng: là món thịt
được hun khói, chế biến từ thịt bò, thịt trâu hoặc thịt ngựa. Là một món hun
khói được tích trữ nên món ăn là những miếng thịt dày, dài khoảng 20 – 30cm, được
ướp tỏi, gừng, xả, hạt tiêu rừng, ớt… xiên vào các que tre và treo lên gác bếp.
Sau khi thịt đã khô, thịt được đập cho tơi ra dễ ăn, và thường là món ăn trong
những buổi tiệc rượu của người Thái. Món Nhứa Giảng giữ được sự thơm ngọt của
miếng thịt rừng, cùng với hương thơm đặc biệt từ hạt tiêu mang vị cay nồng khác
biệt so với vùng khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét