Nét đẹp trong ngôi nhà sàn của người Thái


Theo truyền thống, người Thái ở nhà sàn như họ đã xác định trong thành ngữ: "Nhà có gác, sàn có cột" (Hươn mi hạn quản mí xau). Nhà sàn của người Thái mang một nét đẹp riêng biệt, đơn sơ nhưng cũng không kém phần bề thế, sang trọng. 
Ngôi nhà sàn được cấu trúc bởi các loại cây thân gỗ và các loại cây như tre, vầu, nứa... lợp bằng cỏ gianh. Nếu ai đó đã quen với nếp sống thủ công nghiệp mà chưa một lần được nhìn ngắm ngôi nhà của người dân tộc Thái thì khi được tận mắt ngắm nhìn sẽ không sao tránh khỏi ngạc nhiên,
đó là mt ngôi nhà sàn khá đồ sộ như nhà của các gia đình quý tộc ngày xưa mà "không phi dùng đến một mẩu sắt nhỏ nào trong thiết kế xây dựng". Thay vào những cái đinh là cả một hệ thống dây chằng, buộc thắt khá công phu và tinh xảo bằng lạt, tre, giang và mây, hoặc vỏ những cây chuyên dùng như năng hu, năng xa, năng xiu. Khi làm nhà, để nối cái cột kèo, người Kinh thường lắp mộng thắt, còn nhà sàn người Thái sử dụng những đòn dầm xuyên suốt qua các lỗ đục của các cột. Kiểu kiến trúc có vẻ đơn sơ nhưng lại rất chắc chắn, nó đủ lực để chống nắng, mưa, gió, bão và đặc biệt là động đất như hiện nay. Thậm chí có những nếp nhà sàn tồn tại tới hàng trăm năm. Chính vẻ đẹp khác biệt của ngôi nhà mang đậm nét văn hóa truyền thống ấy đã đem đến nguồn cảm hứng sáng tác cho một số thi sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ... 
Nhìn vào cấu trúc mái của nhà sàn, ta có thể phân biệt kiểu nhà của từng nhóm địa phương khác nhau:
Nhà sàn của người Thái đen và người Thái trắng ở Tuần Giáo (Ðiện Biên) thì có mái "vòm khum mui rùa" (tụp cống) và thường đặt ở hai đầu hồi, biểu tượng tạc bằng gỗ quét vôi trắng tựa như hai đôi sừng gọi là khâu cút. Khâu cút có nhiều loại như: khâu cút bẻ, khâu cút méo và khâu cút pụa là một hình thức trang trí hoa văn của dân tộc Thái đen.

Nhà sàn của người Thái trắng ở Mường Lay, Phong Thổ và Mường Tè (Lai Châu) do có mặt phẳng cắt hình chữ nhật gần vuông nên có bốn mái thẳng và gấp góc (gọi là tụp lặn). Bởi vậy, một nhà thơ người Thái đen quê ở Mai Sơn cuối thế kỷ 19, khi quan sát thấy được nét khác biệt của những nếp nhà sàn này so với nhà sàn quê mình, đã có hai câu thơ:

"Là nhà người Hán?
Nhưng sao là nhà sàn?
Nhà người Thái nhưng sao có
Bốn mặt hình vuông?..." 
Một nếp nhà sàn là một đơn vị không gian chứa đựng một tế bào của xã hội nên người Thái mới gọi là "Cộng đồng nhà" (chúa hướn). Ðó có thể là một gia đình nhỏ gồm một cặp vợ chồng và con cái chưa đến tuổi trưởng thành để lấy vợ, lấy chồng rời ra ở riêng. Hoặc đó cũng có thể là một gia đình lớn gồm ba, bốn thế hệ cùng chung sống hòa thuận bên nhau. 


Ngày nay người Thái đang lựa chọn nhà ở hợp với không gian văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Hy vọng trong tương lai đồng bào sẽ tạo ra những kiểu nhà sàn đẹp, nhưng không để mất đi nét đẹp truyền thống ngôi nhà sàn dân tộc mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét