Tổng
số dân Người Thổ 68.394
Khu
vực có số dân đáng kể, phía tây tỉnh Nghệ An
Ngôn
ngữ Tiếng Việt, tiếng Thổ
Tôn
giáo
Phật
giáo, vật linh
Người
Thổ là một dân tộc thiểu số trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Người Thổ có các
tên gọi khác như Kẹo, Mọn, Cuối, Họ, Đan Lai, Ly Hà, Tày Pọng, Con Kha, Xá Lá
Vàng v.v.
Ngôn
ngữ
Tiếng
Thổ thuộc nhóm ngôn ngữ Việt-Mường, thuộc ngữ chi Việt trong ngữ hệ Nam Á. Tuy
nhiên mức độ các nghiên cứu còn hạn chế.
Dân
số và địa bàn cư trú[sửa | sửa mã nguồn]
Người
Thổ có khoảng 69.000 người, chủ yếu sinh sống tại miền tây tỉnh Nghệ An (80 %)
và tỉnh Thanh Hóa (13 %).
Theo
Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Thổ ở Việt Nam có dân số 74.458
người, có mặt tại 60 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Thổ cư trú tập
trung tại tỉnh Nghệ An (59.579 người, chiếm 80,0% tổng số người Thổ tại Việt
Nam), Thanh Hóa (9.652 người, chiếm 13,0% tổng số người Thổ tại Việt Nam), Lâm Đồng
(966 người), Đồng Nai (657 người), Đắk Lắk (541 người), Bình Dương (510 người),
thành phố Hồ Chí Minh (362 người), Điện Biên (226 người), Đắk Nông (216 người),
Hà Nội (211 người)...
Đặc điểm
kinh tế
Người
Thổ làm rẫy trên cả đất dốc, cả đất bằng, trồng lúa và gai là chính. Trong canh
tác lúa, ngoài cách thức chọc lỗ tra hạt, người Thổ còn gieo vãi và dùng cày, bừa
để lấp đất sau khi gieo. Cây gai cho sợi đan nhiều vật dụng cần thiết: túi,
võng, lưới bắt cá, vó, lưới săn thú, v.v. Một tấm lưới săn thú cần đến 30–40 kg
sợi gai.
Cá,
chim, thú là nguồn thực phẩm quan trọng đối với người Thổ, họ có kinh nghiệm săn
bắn, đánh bắt cá. Bên cạnh đó, rừng cung cấp các loại rau, quả, củ làm thức ăn
thông thường cũng như khi đói kém. Người Thổ trước đây có nghề dệt vải nhưng do
điều kiện canh tác cũng như sự giao lưu với người Kinh đã làm cho nghề dệt bị
mai một dần [cần dẫn nguồn].
Tổ
chức cộng đồng
Trong
làng người Thổ, quan hệ gắn bó giúp đỡ lẫn nhau là nếp sống lâu đời. Theo tục cũ,
toàn bộ đất đai, rừng núi, sông suối là của chung dân gian, mỗi người được quyền
quản lý khi đang gieo trồng, được quyền khai thác khi là dân sống trong làng.
Hôn
nhân gia đình
Người
Thổ có tục "ngủ mái": nam nữ thanh niên được nằm tâm tình với nhau,
nhất là vào dịp tết, lễ hội, tuy nhiên không được có hành vi thiếu đúng đắn bởi
dư luận và luật tục rất nghiêm minh. Từ những đêm "ngủ mái", họ chọn
bạn trăm năm. Trong hôn nhân, nhà trai phải tốn không ít tiền của và trước khi
cưới, chàng trai phải năng đến làm việc cho nhà vợ tương lai.
Tục
lệ ma chay
Đám
tang của người Thổ trước kia có nhiều nét độc đáo. Họ dùng quan tài độc mộc,
khiêng người chết đi chôn thì để chân hướng về phía trước, còn mộ thường để
chân hướng xuôi theo chiều nước chảy.
Văn
hóa
Xưa
kia người Thổ có nhiều ca dao, tục ngữ, câu đố, truyện cổ, các điệu ca hát của
người lớn, những bài đồng dao của trẻ, đặc biệt là những điệu hát ru, v.v. Song
vốn văn nghệ dân gian Thổ đến nay đã bị quên lãng, mất mát nhiều.
Cứ
vào dịp hội hè lễ tết thì người Thổ lại tập trung nhau lại các đôi trai gái lai
cùng nhau uống rượu cần, cùng hát múa, tiếng cồng chiêng hoà chung với những
câu hát đối tạo nên những âm thanh vang vọng trong đêm hội. Chiêng của người Thổ
giống với người Thái, mương về cấu tạo nhưng họ lại có những điệu đánh khác hẳn.
Người Thổ có những câu hát dối rất đặc sắc[cần dẫn nguồn].
Nhà
cửaNgười Thổ quen sống trên nhà sàn, nhưng nhà của họ không có gì đặc biệt. ở
vùng Lâm La nhà sàn của người Thổ giống hệt nhà người Mường. Ở những xã phía
Nam, nhà người Thổ lại giống nhà người Thái. Nay nhiều nơi người ta đã chuyển
sang nhà ở đất theo kiểu nhà người Việt.
Trang
phục
Khó
nhận ra cá tính tộc người. Đồ mặc có nơi giống như y phục của người Kinh nông
thôn nửa thế kỷ về trước, có nơi phụ nữ dùng cả váy mua của người Thái. Ở vùng
Thổ phổ biến tập quán phụ nữ đội khăn vuông trắng, còn khăn tang là khăn trắng
dài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét