Với
trên 1 triệu người sinh sống, dân tộc Thái tập trung chủ yếu tại các tỉnh Tây Bắc
như: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái và sinh sống rải rác ở một
số tỉnh miền núi phía Bắc. Dân tộc Thái còn có những tên gọi khác là Táy và có
các nhóm Táy Đăm, Táy Khao, Táy Mười, Táy Thanh, Hàng Tổng, Pu Thay, Thổ Đà Bắc.
Tiếng Thái thuộc hệ ngôn ngữ Tày – Thái.
Người
dân tộc thái có ngôn ngữ và chữ viết khá đa dạng. Tính tới thời điểm hiện tại,
họ còn bảo tồn được khá nhiều pho sách Thái cổ ghi lại lịch sử dân tộc, những bản
thiên tình ca. Giống như các dân tộc khác, trang phục của người Thái thường thể
hiện khá rõ bản sắc văn hóa dân tộc. Trang phục của người phụ nữ thường có: áo
ngắn, áo dài, váy, khăn, nón, xà cạp, vòng cổ, vòng tay…
Một
trong những nét đặc trưng nữa của người dân tộc Thái chính là Xôi nếp. Đây được
coi là món ăn truyền thống của dân tộc Thái. Xôi chín bằng hơi, mềm, dẻo nhưng
không dính tay. Xôi được đựng vào ép khẩu hoặc giỏ cơm đậy kín, ủ ấm, giữ cho
cơm dẻo lâu. Bên cạnh đó, Cơm lam cũng là một đặc sản của dân tộc Thái thường
được sử dụng vào dịp lễ, tết hay đãi khách. Đúng là mùa nào thức nấy, người
Thái đãi khách bằng sản vật, như: măng đắng, măng ngọt, rau cải ngồng, rau dớn...
chấm với gia vị chéo, đậm đà vị cay của ớt, riềng, mặn của muối rang, hương
thơm của rau làm biết bao du khách phải ngẩn ngơ khi đã một lần nếm thử những
món ăn đặc sản mà giản dị nơi đây.
2. Dân tộc Mông
Người
Mông là một trong những dân tộc thiểu số có dân số đông ở miền Bắc Việt Nam.
Cùng với 53 dân tộc anh em, người Mông luôn luôn là một phần của sự thống nhất
khối đại đoàn kết dân tộc và góp phần làm phong phú cho nền văn hoá các dân tộc
Việt Nam.
Người
Mông bao gồm nhiều ngành: Mông Hoa, Mông đen, mông trắng sống rải rác khắp vùng
núi Tây Bắc, đặc biệt tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Bắc. Mặc dù sống ở độ cao
hơn 1500m so với mực nước biển song những cô bé, cậu bé vẫn tung tăng đến trường,
cười giòn tan bên những vách núi dựng đứng. Nét riêng trong trang phục của
người dân tộc Mông đó là những trang phục khá bắt mắt, màu sắc sặc sỡ. Nếu
có dịp một lần đặt chân lên mảnh đất Tây Bắc hẳn du khách sẽ không khó để bắt gặp
hình ảnh những cô gái trong khăn áo đa màu sắc đang hăng say lao động.
3. Dân tộc Mường.
Hòa
cùng 54 dân tộc của Việt Nam, người Mường (còn có tên gọi Mol, Mual, Moi) có
dân số hơn một triệu người. Họ có cùng nguồn gốc với người Việt cổ, cư trú ở
nhiều tỉnh phía Bắc, tập trung đông nhất là ở tỉnh Hòa Bình. Bản sắc văn hóa của
dân tộc Mường gắn liền với nền văn hóa Hòa Bình ra đời cách đây hơn một vạn
năm.
Người
dân tộc Mường đưuọc mọi người biết tưới bởi họ có nền âm nhạc đặc sắc, những
bài hát, câu ca họ kể thường lôi cuốn người nghe đến lạ lùng.
Mộc
mạc và giản dị đó chính là nền văn hóa đặc sắc của người Mường cùng trường ca nổi
tiếng “Đẻ đất đẻ nước”đã được truyền lại qua bao thế hệ, để ngày nay mang trong
mình một sức sống mạnh mẽ, lâu bền. Mang trong mình dòng máu con Lạc cháu Hồng,
những thế hệ đồng bào Mường đang cùng nhau xây dựng bản làng, phát triển đời sống
văn hóa tinh thần, cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc…
4. Dân tộc Dao
Người
Dao là một trong những dân tộc thiểu số đông dân và độc đáo, sinh sống chủ yếu
tại các tỉnh miền núi Tây Bắc. Người dao Đỏ sống chủ yếu quanh khu vực thị trấn
SaPa. Phụ nữ Dao Đỏ thường trong trang phục rất đặc sắc với khăn trùm đầu đỏ và
đeo nhiều trang phục bằng bạc.
Trò
chơi của người Dao cũng rất đa dạng, gồm nhiều thể loại khác nhau; có trò mang
tính nghi lễ như trò tập lên đồng, tập bói, nhảy múa...; có trò chơi trong lúc
uống rượu như trò chỉ ngón tay, hát đối đáp...; có trò chơi trong ngày tết và
những lúc rảnh rỗi khác như trò bắt dây bằng các ngón tay, đu dây, đánh quay,
đánh còn...
Hiện
nay, xã hội ngày càng phát triển, nhiều tục lệ đã bị mai một dần theo thời
gian. Việc bảo tồn những giá trị văn hoá người Dao là việc làm cần thiết để
góp phần bảo tồn và phát huy vốn văn hóa phi vật thể đặc sắc trong cộng đồng
các dân tộc Việt Nam.
5. Dân tộc Tày.
Người
Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ nửa cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước
Công nguyên. Họ có truyền thống làm ruộng nước, từ lâu đời đã biết thâm canh và
áp dụng các biện pháp thuỷ lợi như đào mương, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy
nước tưới ruộng.
Người
Tày có chữ viết riêng và có truyền thống văn hóa được lưu giữ lâu đời. họ thường
sống ở vùng trũng, đất đai màu mỡ và mặc trang phục màu nhuộm chàm.
Như
vậy, cùng với việc tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc khu vực Tây Bắc trong
xu hướng phát triển kinh tế hội nhập để từ đó gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc
nói riêng và cả nước nói chung. Với việc bảo tồn và phát huy những nét văn hóa
độc đáo của người dân tộc đòi hỏi mỗi người làm du lịch, yêu du lịch có một
chính sách nhất quán để người dân tộc hiểu và nhận thức được vốn quý giá của
dân tộc, có ý thức gìn giữ là lưu truyền qua nhiều thế hệ. Có như vậy mới tránh
được tình trạng dần mất đi bản sắc của dân tộc mà nhiều dân tộc hiện nay đang gặp
phải…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét