Tết tháng Bảy của người Phù Lá, là ngày
con cháu đón các cụ tổ tiên, ba đời, bốn đời, các linh hồn cô quạnh không có
người thờ cúng được gia đình
Bạn muốn khám phá văn hóa từng vùng miền
trên khắp thế giới?! Vậy thì hãy tham gia các tour du lịch Nhật Bản, du lich
Han Quoc, hay tour du lịch Campuchia, tour du lịch Nhật Bản, du lịch tết Thái
Lan …..
Tết tháng Bảy của người Phù Lá, là ngày
con cháu đón các cụ tổ tiên, ba đời, bốn đời, các linh hồn cô quạnh không có
người thờ cúng được gia đình gọi về ăn tết và cầu mong các cụ tổ tiên phù hộ
cho các thành viên trong gia đình luôn khỏe mạnh, mùa màng bội thu, gia đình có
cuộc sống ấm no, thịnh vượng. Nên Tết tháng Bảy, các gia đình trong làng đã tất
bật dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị thực phẩm, gà, lợn, giấy tiền, quần áo, vàng
hương… để đón tổ tiên, anh em về ăn tết với gia đình.
Dân tộc Phù Lá còn có tên gọi khác là Xá
Phó, Bồ Khô Pạ, Mú Dí Pạ, Phổ, Va Xơ Lao, Pu Dang. Phần lớn người Phù Lá sống tại
tỉnh Lào Cai của Việt Nam, và dân số năm 1999 là 9.046 người. Cũng như người
Tày, Nùng, Mông, Dao, người Phù Lá có rất nhiều ngày lễ tết trong năm. Dân tộc
Phù Lá sống thành bản riêng, xen kẽ trong vùng có nhiều dân tộc như Mông, Dao,
Tày. Mỗi bản thường có từ 10 đến 5 nóc nhà. Các già làng, trưởng bản, trưởng
dòng họ có vai trò rất lớn trong việc điều hành các công việc ở làng bản.
lễ hội Việt Nam, le hoi dan toc, le hoi
nguoi Phu La, Tết Tháng Bảy
Ngoài tết cổ truyền Nguyên Đán, thì tết
tháng Bảy “sì dì sừ sử”, hay người Phù Lá còn gọi là “lý tháng bảy” luôn có ý
nghĩa quan trọng trong đời sống sinh hoạt, văn hóa, tín ngưỡng của các gia
đình.
Người Phù Lá thường ăn tết tháng Bảy từ ngày
10/7 kéo dài đến hết ngày 14/7 (âm lịch). Những gia đình có điều kiện kinh tế
khá giả, họ tổ chức ăn Tết tháng Bảy từ bốn đến năm ngày, còn những gia đình
nghèo cũng tổ chức ăn tết trong ba ngày. Từ ngày mồng mười trở đi, các gia đình
đã dọn dẹp bàn thờ, bày hoa quả gọi tổ tiên, ông bà, cô dì, chú bác, anh em… đã
mất trong gia đình về ăn tết cho đến ngày mười bốn thì tiễn các cụ. Sở dĩ người
Phù Lá tổ chức ăn tết sớm với quan niệm vì trong một năm, con cháu mới có dịp mời
tất cả linh hồn những người đã mất trong dòng họ về ăn tết một lần, còn những
ngày lễ tết khác thì chỉ có một số người mới được con cháu mời về, cho nên phải
mời các cụ tổ tiên về sớm. Mặt khác, người Phù Lá cũng cho rằng, ngày tết các
gia đình con cháu đều tổ chức ăn tết, các cụ tổ tiên sẽ không đến đủ mọi nhà
nên con cháu phải tổ chức sớm và kéo dài thì tổ tiên mới đến ăn tết hết các nhà
con cháu.
Hoàng Thị Lê (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét