Ngôi nhà của dân tộc La Hủ tại Làng Văn hóa
- Du lịch các dân tộc Việt Nam
.
Ban thờ tổ tiên được người La Hủ gọi là Tê
khừ hay Gù cu, nhưng cụm từ Tê khừ (Bát cúng) được dùng phổ biến hơn. Ban thờ tổ
tiên của người La Hủ thường được đặt ở lưng chừng cây cột cái trong căn buồng
ngủ của vợ chồng gia chủ.
Cùng với người Cống và người Si La, người
La Hủ chịu ảnh hưởng lớn bởi những đặc trưng về kinh tế, văn hoá, xã hội của
người Hà Nhì trong cùng địa vực cư trú. Bên cạnh đó, do một thời gian dài phải
sống lang thang trong các cánh rừng sâu, thiếu thốn trăm bề đã tác động tiêu cực
tới sự phát triển của tộc người. Tục thờ cúng tổ tiên của người La Hủ phản ánh
những đặc trưng đó trong văn hóa của người La Hủ hiện nay.
Trách nhiệm thờ cúng của con trai
Theo tập tục truyền thống, việc thờ cúng tổ
tiên là nhiệm vụ của con trai và nếu gia đình có đông anh em trai thì trách nhiệm
thờ cúng thuộc về người anh trai cả. Trong các dịp thờ cúng hàng năm, gia đình
các em trai phải về dự lễ chứ không được lập ban thờ riêng. Chỉ khi nào anh
trai chết thì ban thờ tổ tiên mới được chuyển cho người em thứ và cũng theo
nguyên tắc ấy mà đến người em trai út.
Ban thờ tổ tiên được người La Hủ gọi là Tê
khừ hay Gù cu, nhưng cụm từ Tê khừ (Bát cúng) được dùng phổ biến hơn. Ban thờ tổ
tiên của người La Hủ thường được đặt ở lưng chừng cây cột cái trong căn buồng
ngủ của vợ chồng gia chủ. Ban thờ đơn giản với một tấm nan đan bằng nan tre hoặc
tấm ván gỗ có kích thước: dài 60 cm, rộng 20 – 30 cm, trên đó có 4 ống tre hoặc
giỏ đan để dùng vào mỗi dịp Tết cổ truyền: 2 cái dùng để đựng cơm, 2 cái dùng để
đựng nước trà mỗi khi cúng.
Ở phía trên tấm đan (hoặc ván gỗ) ấy, người
ta buộc một cái giỏ đan (à da ga) hoặc một ống tre đựng một chút men rượu, một
ít gừng, vài hạt muối và một đoạn chỉ đỏ. Dưới cái giỏ (hoặc ống tre) ấy là một
túm lúa gồm những bông lúa được giắt lên sau mỗi mùa cơm mới.
Sự khác biệt giữa các nhóm La Hủ
Phong tục thờ cúng tổ tiên của người La Hủ
có sự khác biệt giữa các nhóm. Ở nhóm La Hủ Trắng, ngoài việc thờ cúng tổ tiên
vào Tết cổ truyền (tháng mười ÂL), Tết cúng bản (tháng ba ÂL) và Tết cơm mới
còn cúng tổ tiên mỗi tháng một lần, thường chọn vào một trong những ngày Dần của
tháng. Gia chủ dâng một bát cơm gói trong lá rừng lên ban thờ nhưng không được
dâng rượu, thịt để cúng.
Trong tiếng La Hủ, tổ tiên được gọi là Dế
mà khừ hay Ót tè. Theo quan niệm của người La Hủ, tổ tiên là bố mẹ, ông bà, cụ
kỵ đã chết nhưng đồng bào chỉ thờ tổ tiên một đời, tức là bố mẹ của gia chủ và
đó cũng chính là ma nhà (hà chạ).
Người La Hủ quan niệm con người khoẻ mạnh,
ngũ cốc phong đăng, vật nuôi phát triển đều do ma tổ tiên phù hộ.
Các nhóm La Hủ Đen và La Hủ Vàng cúng tổ
tiên bốn lần mỗi năm. Lần thứ nhất, họ cúng tổ tiên cùng với dịp cúng bản, gọi
là Dệ ma khừ. Lần thứ hai, họ cúng tổ tiên trong Tết cơm mới, gọi là Ổ xơ chà.
Lần cúng tổ tiên thứ ba trong năm được tổ chức trùng vào dịp Tết mùa mưa (tháng
sáu ÂL) được gọi là Ổ te. Và lần cúng tổ tiên cuối cùng trong năm được tổ chức
vào dịp Tết cổ truyền, gọi là Khọ chà.
Lễ vật cúng tổ tiên gồm có: một con gà trống,
hai bát gạo, hai chén rượu, một bát thịt và vài củ gừng. Sau khi luộc chín con
gà, người ta dọn lễ vật ra một cái mâm đặt ở đầu giường ngủ của gia chủ. Ở cột
ma nhà, người ta buộc vào đó một cành cây có lá còn tươi cho đầu gốc cành cây
chạm đất và ngọn cành cây vươn đến chỗ giao nhau giữa cột thiêng và xà nhà. Ở
ngọn cây này có buộc một sợi chỉ đỏ tượng trưng cho lá cờ.
Ở thân cành cây cắm dựa vào cây cột
thiêng, người ta khắc 9 rãnh sâu vừa phải với khoảng cách đều nhau bắt đầu từ
điểm cách đất khoảng một gang tay đến ngang tầm ngực người trưởng thành. Ở những
rãnh đó, người ta gài ngang những cái lông cánh của con gà đã mổ hiến sinh (9
cái lông cánh gà).
Theo quan niệm dân gian, đó chính là bắc
thang lông gà cho tổ tiên về hưởng lễ. Nhờ có thang này mà tổ tiên sẽ bay như
chim từ điểm giao nhau giữa cột thiêng và xà nhà. Toàn bộ số lông đuôi gà và số
lông cánh còn lại của con gà sẽ được buộc giắt lên cây cột thiêng.
Trong
các dịp cúng tổ tiên, cả nhà thường
nghỉ việc để lo nấu nướng. Chủ nhà đích thân chủ trì nghi lễ cúng.
Phong tục thờ cúng tổ tiên của người La Hủ
cho thấy sự tương đồng khá rõ nét với tục thờ cúng tổ tiên của người Hà Nhì
(nhóm Hà Nhì Cồ Chồ) ở nguyên vật liệu làm ban thờ và cách bài trí ban thờ tổ
tiên. Đặc điểm đó còn phản ánh trong phân công trách nhiệm thờ cúng trong gia
đình.
Nhưng đặc trưng riêng trong văn hóa La Hủ
vẫn còn đậm nét trong nghi thức cúng tổ tiên của các nhóm La Hủ Đen và La Hủ
Vàng với những quan niệm cổ xưa, sơ khai của loài người. Ở nhóm La Hủ Trắng, đó
là tàn dư của một thời kỳ khó khăn, vật lộn mưu sinh trong những cánh rừng sâu
giáp biên giới Việt - Trung thuộc các huyện Mường Tè (Lai Châu) và Mường Nhé
(Điện Biên), khi mà cơm gạo đối với họ là đồ cao sang, chỉ dành để cúng tổ
tiên.
Triệu Kim Bắc (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét