Tên tự gọi: Xơ Đăng
Tên gọi khác: Hđang, Kmrâng, Con lan,
Brila.
Nhóm địa phương: Xơ Teng, Tơ Ðrá, Mnâm, Ca
Dong, Ha Lăng, Tà Trĩ, Châu.
Dân số: 169.501 người (Tổng cục Thống kê
năm 2009)
Ngôn ngữ: Tiếng Xơ - đăng thuộc ngôn ngữ
Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam Á), gần với tiếng Hrê, Ba-na, Gié-Triêng.
Nguồn gốc lịch sử: Người Xơ-đăng là cư dân
sinh tụ lâu đời ở Trường Sơn - Tây Nguyên và vùng lân cận thuộc miền núi Quảng
Nam, Quảng Ngãi.
Địa bàn cư trú: Người Xơ-đăng cư trú ở tỉnh
Kon Tum và hai huyện Trà My, Phước Sơn tỉnh Quảng Nam, huyện Tây Sơn, tỉnh Quảng
Ngãi; sống tập trung nhất ở vùng quần sơn Ngọc Linh.
Đặc điểm kinh tế: Làm rẫy trồng lúa đóng
vai trò chủ đạo. Một bộ phận trồng lúa nước, điển hình là nhóm Mnâm. Ngoài lúa,
còn trồng kê, ngô, sắn, bầu, bí, thuốc lá, dưa, dứa, chuối, mía... Vật nuôi
truyền thống là trâu, dê, lợn, chó, gà. Việc hái lượm, săn bắn, kiếm cá có ý
nghĩa kinh tế không nhỏ. Nghề dệt vải, nghề rèn, đan lát phát triển ở nhiều
vùng.
Phong tục tập quán
Ăn: Người Xơ-đăng ăn cơm tẻ, cơm nếp với
muối ớt và các thức kiếm được từ rừng; thích uống rượu cần, hút thuốc lá.
Ở: Họ ở nhà sàn, trước kia nhà dài, thường
cả đại gia đình ở chung (nay phổ biến hình thức tách hộ riêng).
Phương tiện vận chuyển: Gùi được dùng hàng
ngày chuyên chở hầu như mọi thứ trên lưng, mỗi quai khoác vào một vai. Gùi ở
các nhóm Xơ-đăng có sự khác biệt nhau nhất định về kiểu dáng, kỹ thuật đan.
Hôn nhân: Phong tục ở các vùng không hoàn
toàn giống nhau. Song, phổ biến là cư trú luân chuyển mỗi bên mấy năm, thường
khi cha mẹ qua đời mới ở hẳn một chỗ. Ðám cưới có lễ thức cô dâu chú rể đưa đùi
gà cho nhau ăn, đưa rượu cho nhau uống, cùng ăn một mâm cơm... để tượng trưng sự
kết gắn hai người. Không có tính chất mua bán trong hôn nhân.
Tang ma:
Ngùi chết được "chia của", bỏ trong tài độc mộc, chôn trong bãi
mộ chung của làng, không có lễ bỏ mả.
Lễ hội:
Các lễ tết gắn liền chu kỳ sản xuất nông nghiệp và đời người. Tiêu biểu là lễ
cúng thần nước
Tín ngưỡng: Thờ đa thần (thần sấm sét, thần
mặt trời, thần núi, thần lúa, thần nước... ). Họ có rất nhiều lễ thức cúng bái
đối với các lực lượng siêu nhiên, tập trung vào mục đích cầu mùa, cầu an, tránh
sự rủi ro cho cộng đồng và cá nhân.
Trang phục: Nam đóng khố, ở trần. Nữ mặc
váy, áo. Trời lạnh dùng tấm vải choàng người. Trước kia, nhiều nơi người
Xơ-đăng dùng y phục bằng vỏ cây.
Đời sống văn hóa: Người Xơ-đăng có nhiều
loại nhạc cụ (đàn, nhị, sáo dọc, ống vỗ kloongbút, trống, chiêng, cồng, tù và, ống
gõ, giàn ống hoạt động nhờ sức nước...). Họ có nhiều làn điệu dân ca, điệu hát
phổ biến là: hát đối đáp của trai gái, hát của người lớn tuổi, hát ru. Trong một
số dịp lễ hội, đồng bào trình diễn múa: có điệu múa riêng cho nam, riêng cho nữ,
cũng có điệu múa cả nam, nữ cùng tham gia. Truyện cổ Xơ-đăng phong phú, đặc sắc.
Hải
Ninh (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét