Tên tự gọi: La Hủ.
Tên gọi khác: Xá lá vàng, Cò Xung, Khù
Sung, Kha Quy, Cọ Sọ, Nê Thú.
Nhóm địa phương: La Hủ na (đen), La Hủ sư
(vàng) và La Hủ phung (trắng).
Dân số: 9.651 người (theo kết quả điều tra
dân số năm 2009 của Tổng cục thống kê)
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng
- Miến (ngữ hệ Hán - Tạng), gần với Miến hơn.
Hoạt động sản xuất: Người La Hủ chủ yếu
làm nương du canh với nhịp độ luân chuyển cao. Gần đây họ chuyển dần sang trồng
lúa trên ruộng bậc thang. Người La Hủ nổi tiếng về nghề đan lát (mâm cơm, ghế
mây), rèn.
Trang phục nữ La hủ có nhiều tua chỉ màu
trên khăn; nhiều đồng xu trên áo và can ghép tay áo bằng các loại vải nhiều
màu. Chiếc mũ của trẻ em không phân biệt trai gái, đều được đính nhiều xu bạc
và chỉ màu. Mũ của chúng có liên quan đến hồn vía. Vì vậy họ thường kiêng cho
hoặc bán mũ con cái của mình.
Săn bắt, đánh cá, hái lượm có vai trò đặc
biệt quan trọng trong đời sống kinh tế.
Ăn: Người La Hủ đã chuyển từ ăn ngô, cơm nếp
sang chủ yếu cơm tẻ, thích dùng các loại thịt chim, thú do săn bắn được, cá bắt
ở khe suối, măng chua, canh đậu, bầu bí.
Mặc: Người La Hủ không có truyền thống trồng
bông. Trước đây, phụ nữ thường đem thịt thú rừng, nấm hương, thuốc phiện và các
lâm thổ sản quý đổi lấy vải của các dân tộc khác hoặc đổi lấy bông để tự dệt
thành vải. Phụ nữ mặc quần áo dài. Mặc hai lớp áo, áo trong tay dài, cài khuy
bên nách phải, áo ngoài tay ngắn, cài khuy giữa ngực. Ngày thường họ chỉ mặc áo
dài, ngày lễ, tết mặc thêm áo ngắn ra ngoài.
Ở: Trước đây họ thường làm nhà, lều rải
rác ở ngay trên nương, trên núi cao thuộc hai xã Pa Ủ VÀ PA VỆ SỦ HUYỆN Mường
Tè (Lai Châu). Nhà lợp lá, lá vàng lại chuyển đi nơi khác nên người La Hủ mới
có tên Xá lá vàng. Hiện nay, họ phổ biến ở nhà trệt hoặc trình tường bằng đất
hoặc ván. Bếp, nhà thờ và giường ngủ của gia đình bao giờ cũng ở chung một
gian.
Phương tiện vận chuyển: Người La Hủ quen
dùng gùi đan bằng mây, giang, có hai quai đeo vai để chuyên chở trong điều kiện
địa hình rất dốc. Hon thường địu trẻ khi đi ca hay lúc làm việc.
Trong các dịp lễ tết, người La Hủ thường
dùng trống để giữ nhịp trong điệu xoè múa. Cũng giống trống Hà Nhì, trống La Hủ
được khoét bằng đoạn thân cây gỗ và chỉ bịt bằng da thú rừng như: nai, hoẵng,
bò tót...
Quan hệ xã hội:Người La Hủ cư trú phân tán
thành nhiều xóm nhỏ với thành phần dân cư thay đổi thường xuyên do lối sống du
canh. Xã hội chưa có sự phân hoá giàu nghèo. Người phụ nữ được tôn trọng trong
gia đình song có ít vai trò xã hội.
Quan hệ dòng họ lỏng lẻo, không có người đứng
đầu dòng họ và không có nghi lễ cúng bái cho cả họ. Một số mang tên chim, thú
nhưng nhiều họ khác không còn ai nhớ ý nghĩa.
Cưới xin: Trai gái La Hủ được phép tự do
yêu đương khi đến tuổi lập gia đình. Việc cưới hỏi được tiến hành qua nhiều bước.
Trong só lễ vật nhà trai đưa sang nhà gái bắt buộc phải có thịt sóc. Sau lễ cưới,
cô dâu cư trú bên chồng. Tuy nhiên, tục ở rể vẫn tồn tại với những chàng trai
không sắm đủ đồ dẫn cưới, nhất là bạc trắng.
Sinh đẻ: Phụ nữ La Hủ được phép đẻ trong
gian buồng của mình với sự giúp đỡ của mẹ chồng hay chị em gái. Sau khi đẻ ba
ngày thì lễ đặt tên cho đứa trẻ. Tên của trẻ sơ sinh thường được đặt theo ngày
sinh, do vậy trong cộng đồng người La Hủ, việc trùng tên khá phổ biến. Nếu thấy
trẻ lâu lớn hoặc hay đau ốm, có thể làm lễ đổi tên khác.
Ma chay: Khi nhà có người chết, người ta bắn
súng để đuổi ma và báo cho họ hàng, làng xóm biết. Quan tài thường là một khúc
gỗ bổ đôi, khoét rỗng cả hai nửa. Ngày giờ đi chôn được lựa chọn cẩn thận.
Người La Hủ không có nghĩa địa cố định. Thời
hạn để tang của con cái đối với cha mẹ là ba năm song không có các dấu hiệu đặc
biệt trên trang phục hay đầu tóc.
Thờ cúng: Người ta cúng tổ tiên, bố mẹ và
những người thân đã mất chỉ vào các dịp cơm mới, ngày tết tháng bảy hay gieo
xong lúa nương, khi cưới xin, ma chay. Không có tục cúng vào ngày giỗ. Lễ vật
duy nhất dâng cho tổ tiên là cơm gói trong lá rừng.
Ngày nay, người La Hủ đã ở trong các ngôi
nhà đất dựng trên các triền núi cao. Nhiều bản đã định canh định cư.
Cảnh trong ảnh là một góc bản Nậm Xã, xã
Bum Tổ, Mường Tè, Lai Châu.
Là cư dân hái lượm nhưng vào dịp tết cơm mới,
đầu tháng 10 hay tháng 11, họ kiêng 3 ngày không đi hái rau, lấy củi, chặt cây,
phát cỏ trong rừng để cầu mong cây cỏ tốt quanh năm.
Quan niệm về sự sống và chết là do trời định.
Ở TRÊN TRỜI CÓ HAI CĂN nhà, một gọi là nà đề (nhà ốm), một gọi là xơ đề (nhà chết).
Nếu hồn của người nào lên đến xơ đề thì nhất định xẽ chết. Còn nếu hồn lên tới
nà đề thì phải làm lễ cúng xin hồn về để được sống lâu hơn. Người ta tin mỗi
người chỉ sống trong một hạn tuổi đã định ngay từ khi mới đẻ ra. Nhưng cũng có
thể sống vượt quá hạn đó nếu như tổ chức lễ cúng di chá. Phải bói để tìm nguyên
nhân giải hạn này.
Học: Xưa kia, người La Hủ Không có chữ. Hiện
nay, học sinh học chữ quốc ngữ. Người La Hủ sử dụng lịch truyền miệng chia năm
thành 12 tháng, mỗi tháng tương ứng với một con vật. Họ biết nhiều cây thuốc
trên rừng. Ðể giữ bí mật và mong sự linh nghiệm của những cây thuốc, người ta
thường phủ lên trên những nghi lễ, tín ngưỡng. Mỗi lần định đi hái thuốc họ giữ
kín cả buổi không nói chuyện với ai, bất chợt lẻn vào rừng không cho người khác
biết.
Văn nghệ: Người La Hủ thích nghe và sử dụng
thành thạo khèn.
Chơi: Chiều chiều, trẻ em thường quây quần
bên đống lửa quanh nhà, bên bờ suối vừa chơi, vừa hát, gõ cây làm nhịp.
Mai
Phong (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét