Công việc hàng ngày của phụ nữ Jrai
Dân
tộc Jrai có khoảng trên 40 vạn người
, cư trú tập trung ở tỉnh Gia Lai, một phần ở Kon Tum và Đắc Lắk. Người Jrai gồm
có các nhóm địa phương Tơ-buăn, Mthur, Hdung, Chor, A ráp. Người Jrai có tiếng
nói gần gũi với tiếng Ê-đê, Chăm, Raglai, Chu-ru, thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo.
Người Jrai sống thành từng làng. Làng của
người Jrai khá đông dân cư, có khoảng 50 đến 70 nóc nhà hoặc hơn nữa. Người
Jrai có nơi ở nhà dài, có nơi làm nhà nhỏ nhưng đều chung tập quán ở nhà sàn, cửa
chính nhìn về hướng Bắc. Trong làng, ông trưởng làng cùng các bô lão có uy tín
lớn giữ vai trò điều hành mọi sinh hoạt tập thể, ai nấy đều nghe và làm theo.
Làng nào của người Jrai cũng có nhà rông, có làng có 2 nhà rông, gồm nhà rông đực
và nhà rông cái. Nhà rông không chỉ là nơi sinh hoạt cộng đồng mà còn là nơi hội
họp, đón khách, ngày xưa còn là nơi trực
chiến của các trai làng. Nhà rông nằm ở phía Bắc mỗi làng.
Cô dâu chú rể trong ngày cưới
Người Jrai sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt,
nương rẫy. Công cụ canh tác của người Jrai trước đây khá đơn giản, chủ yếu là
con dao và cái cuốc. Chăn nuôi của người Jrai khá phát triển. Xưa kia người
Jrai có đàn ngựa khá đông. Người Jrai còn nuôi cả voi, đặc biệt, trâu là vật
nuôi rất quan trọng, vì nó không chỉ là con vật dùng để cầu cúng trong các ngày
lễ mà còn là gia sản để trao đổi hoặc định giá các vật quý khác như chiêng,
ché, nồi đồng....
Gùi của người Jrai
Đàn ông người Jrai thạo đan lát các loại
gùi, giỏ; đàn bà giỏi dệt khố, váy, mền đắp, vải may áo cho gia đình. Săn bắt,
hái lượm, đánh cá là những hoạt động kinh tế phụ khác.
Dân tộc Jrai sống theo truyền thống mẫu hệ.
Phụ nữ Jrai tự do lựa chọn người yêu và chủ động trong việc hôn nhân. Sau lễ cưới,
chàng rể về ở nhà vợ, không được kế thừa tài sản của cha mẹ đẻ. Trái lại, con
gái lấy chồng lần lượt tách khỏi cha mẹ, ra ở riêng, được phân chia một phần
tài sản. Con cái đều theo họ mẹ. Đối với xã hội, đàn ông Jrai đóng vai trò quan
trọng hơn phụ nữ .
Dân tộc Jrai nổi tiếng với những trường
ca, truyện cổ như “Đăm Di đi sắn”, “Xinh Nhã”, cũng như độc đáo trong nghệ thuật
chơi cồng chiêng, trống, đàn T’rưng… Người Jrai hầu như ai cũng biết hát múa từ
nhỏ, cho đến khi già yếu không còn đủ sức nữa mới thôi.
Sầm Thị Phong (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét