Dân tộc Cống (Đàm Kim Phượng)

Một góc bản làng của người Cống
Dân tộc Cống hiện có khoảng trên 2.000 người, sống tập trung chủ yếu tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên và khu vực ven sông Đà. Dân  tộc Cống còn có các tên gọi khác là Xắm Khống, Mâng Nhé, Xá Xeng.

Người Cống cư trú thành các bản riêng. Bản của người Cống có từ 20 đến 30 nóc nhà sàn. Nhà của người Cống được ngăn thành 3 - 4 gian, gian giữa là nơi tiếp khách, chỉ có một cửa ra vào ở đầu hồi và một cửa sổ ở gian giữa. Gia đình của người Cống là gia đình phụ hệ. Mỗi họ của người Cống có một trưởng họ, có chung quy định về chỗ đặt bàn thờ tổ tiên và cách cúng bái. Một trong những lễ được người Cống coi trọng là lễ đặt tên cho con khi đứa trẻ đầy tháng. Ông ngoại là người đặt tên cho cháu.
Trang phục truyền thống của phụ nữ Cống

Người Cống thờ cúng tổ tiên 2 - 3 đời. Lễ cúng thực hiện vào những ngày cưới, ăn cơm mới, khi sinh con, khi bố hay mẹ mất. Hàng năm, từng bản người Cống có lễ cúng tập thể mở đầu vụ gieo trồng lúa.

Người Cống chủ yếu sống bằng nghề làm nương rẫy, trồng bông rồi đem đổi lấy vải. Tuy nhiên, nam nữ đều biết đan lát giỏi, trong đó có nghề đan chiếu mây nhuộm đỏ.

Người Cống có kho tàng văn nghệ dân gian khá phong phú với các làn điệu dân ca sâu lắng

Ngày nay, trai gái dân tộc Cống được phép lấy người dân tộc khác. Theo phong tục của người Cống, người cùng họ phải cách nhau 7 đời mới được lấy nhau. Sau lễ hỏi, chàng trai ở rể vài năm còn cô gái búi tóc ngược lên đỉnh đầu thể hiện là mình đã có chồng. Người Cống có kho tàng văn nghệ dân gian khá phong phú với các làn điệu dân ca sâu lắng và thường được hát tập thể vào dịp lễ hội.
 Đàm Kim Phượng (sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét