Nhà của người Thái đen Nậm Sỏ.
Tôi đã nhiều năm sống với người Thái đen ở Nậm Sỏ (Tân
Uyên, Lai Châu), nên hiểu khá kỹ về các phong tục tập quán của họ và nói được tiếng Thái. Không ít người nhầm tưởng tôi là người
Thái, dân bản coi tôi như con em họ. Từ lâu tôi đã đặt câu hỏi: Người Thái đen
từ đâu tới?...
Năm 1975, tôi mới ra trường được điều về xã Nậm Sỏ dạy học. Khi đó tôi mới 21 tuổi, vừa mới
trút bộ quần áo giáo sinh đến vùng
khó khăn bậc nhất của huyện
Than Uyên, khi đó chưa tách thành hai huyện Than Uyên và Tân Uyên như bây giờ. Tôi dạy
học ở đó 4 năm, cả xã chỉ có khoảng
10 người biết nói tiếng Kinh, sống trong môi trường như
thế tôi phải tự học tiếng Thái từ chính người dân và học sinh của mình. Đường vào Nậm Sỏ dài hơn 30 km đường rừng đèo núi quanh co, có chỗ chỉ vừa hai người tránh nhau có 3 cái dốc
dài kinh khủng, đó là dốc
Phiêng Ban, Huổi Mèn và Ngam Kha. Từ trên đỉnh dốc Ngam Kha nhìn xuống, xã Nậm Sỏ nằm trong một thung
lũng dài và hẹp dọc theo hai con suối Nặm Ngò và Nặm Sỏ, ruộng bậc thang vân vi quanh các sườn núi. Chỉ một con đường duy nhất đến được Nậm Sỏ, đó là con đường từ trên đỉnh núi xuống.
Người dân Nậm Sỏ chủ yếu là dân tộc Thái đen, họ lập thành từng bản đông
đúc, nhà sàn làm bằng những cây cột khá to điều đó muốn nói họ đến lập cư trên
mảnh đất này đã khá lâu. Họ từ đâu tới? Đó là câu hỏi nhiều người lắc đầu. Nhà
của người Thái đen Nậm Sỏ Do sống trên núi cao nên người dân mắc nhiều bệnh tật,
nhất là vào mùa mưa và những ngày giáp hạt. Đói thường sinh nhiều bệnh tật, mùa
mưa ẩm ướt cũng sinh bệnh. Người dân xã Nậm Sỏ ngày ấy được phát không thuốc chữa
bệnh, nhưng chủ yếu là: Thuốc cảm, đau đầu, sốt rét... Bản Nà Ngò nằm ngay dưới
chân dốc Ngam Kha, bản có khoảng hơn ba chục nóc nhà, nhưng lại có bốn ông thầy
cúng, người ta gọi là ông mo. Ông mo có tên là Lò Văn Cứu, dáng ông gầy nhỏ nhà
nằm gần cuối bản, biết nói tiếng Kinh nhưng không thạo lắm. Ông bảo: Thầy giáo ạ.
Tao không biết chữ phổ thông đâu, ngày xưa có học chữ Thái, nhưng lâu rồi không
nhớ nữa... Tôi kinh ngạc, ông không biết chữ nhưng các bài cúng ông đọc thâu
đêm. Hỏi ra mới hay ông học truyền miệng từ người thầy mo từ lúc ông tám chín
tuổi. Tôi không tin các thầy cúng có thể đuổi được ma tà, nhưng thích xem các
thầy cúng, bởi giọng cúng của họ là những câu văn vần, họ cúng như hát. Thầy
cúng được dân bản kính trọng, họ chính là trí thức bản địa nơi họ sinh sống.
Tôi hỏi ông Cứu: Người Thái từ đâu tới đây, họ tới Nậm Sỏ theo đường nào? Ông Cứu
trả lời: Theo các cụ kể lại người Thái đen tới Nậm Sỏ theo dòng Nậm Mu rồi ngược
dòng Nặm Sỏ lên. Còn từ đâu tới thì không ai biết... Câu hỏi ấy gần 40 năm sau
tôi mới được trả lời. Ông Lò Văn Biến, một trí thức bản địa người dân tộc Thái
đen hiện đang sống ở bản Cang Nà, phường Trung Tâm, TX. Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái
kể cho tôi nghe cuộc thiên di vĩ đại của tổ tiên ông từ vùng đất Xíp Xong Ba Na
nơi thượng nguồn sông Hồng thuộc tỉnh Vân Nam-Trung Quốc, được kể truyền miệng
từ đời này sang đời khác. Do cuộc chiến tranh sắc tộc kéo dài liên miên giữa
dân tộc Hán và các bộ tộc thiểu số khác, người Thái dạt xuống miền núi phía Bắc
Việt Nam, Điện Biên là nơi họ đặt chân đầu tiên vào khoảng thế kỷ 7 rồi toả đi
khắp vùng Đông Nam châu Á và phía Nam tỉnh Vân Nam. Ông Lò Văn Biến lục tìm tài
liệu đã sưu tầm được Hai anh em rể người Thái đen có tên là Tạo Xuông và Tạo
Ngân, đã dẫn đoàn di cư theo dòng sông Hồng xuôi về phương Nam. Tới Văn Yên họ
gặp dòng suối Thia nước xanh như lá chuối chảy từ trong rừng ra, Tạo Xuông và Tạo
Ngân nhìn dòng nước bảo: Phía đầu nguồn dòng suối kia là vùng đất yên bình và
màu mỡ, họ dẫn đoàn người ngược dòng Thia vào khai phá đất Mường Lò. Từ Pú Lo
nhìn xuống cánh đồng Mường Lò bạt ngàn lau lách và cây rừng giống chư chiếc chảo
nấu rượu Tạo Xuông gọi là Lo Lẩu. Sau khi chặt cây dựng nhà lập bản trên núi Pú
Lo, Tạo Xuông tổ chức khai phá ruộng nương, vợ Tạo Xuông đẻ ra một người con
trai, đặt tên là Tạo Lò, khi về già Tạo Xuông trao quyền cho Tạo Lò cai quản
vùng đất Lo Lẩu, người dân gọi là Mường Lò. Tên Mường Lò được gọi từ đó đến
nay. Vợ Tạo Lò sinh ra được bảy người con trai đặt tên là: Ta Lúc, Ta Lẳu, Lặp
Li, Lò Li, Lạng Ngạng, Lạng Quang, Lạng Chượng. Ông chia cho mỗi con cai quản một
vùng đất Mường Lò, khu vực vùng ngoài Văn Chấn rồi ngược lên Gia Hội, Tú Lệ.
Người con út Lạng Chượng do sinh sau đẻ muộn không có đất lại có tới 27 người
con, ông quyết định ngược Khau Phạ sang Mường Chiến (Sơn La) lập bản, lập mường.
Đi tới sông Đà thì gặp người Khơ Mú, hai bên đánh nhau dữ dội, quân của Lạng
Chượng thua to. Lạng Chượng cho người quay lại Mường Lò cầu cứu viện binh. Nhờ
có viện binh quân của Lạng Chượng đánh lui quân Khơ Mú, thủ lĩnh quân của Khơ
Mú là Khum Ăn Poi bỏ đất Mường La cho quân Lạng Chượng rút lên đất Viêng Hai
nay là TP. Sơn La lập ấp xây đồn. Biết không thể thắng Khum Ăm Poi, Lạng Chượng
xin làm con rể Khum Ăm Poi lấy Nàng An một nữ tướng làm vợ. Sau đó Lạng Chượng
bày rượu lập mưu giết Khum Ăm Poi, quân Khơ Mú mất chủ tướng bỏ chạy về Mộc
Châu, Lạng Chượng giao lại cho quân sĩ cai quản vùng đất nhỏ còn mình dẫn đại
quân vượt qua Tuần Giáo, Mường Ả, Mường Phăng tiến về Mường Theng nay gọi là Mường
Thanh một vùng đất rộng lớn, cây cối tốt tươi chinh phục các bộ tộc nơi đây
trong đó có những người Thái đã tới đây từ thế kỷ 7 để lập mường.
Trang đầu tiên trường ca Quam Tô Mương, do Nguyễn Văn Hoà chép lại bằng chữ Thái
Do biết cha mình bị giết bởi bàn tay của Lạng Chượng, Nàng An mới lập mưu
cưa cầu bắc qua sông Nậm Rốm để giết Lạng Chượng trả thù cho cha là Khum Ăm
Poi. Sau khi Lạng Chượng mất, nhưng con cháu của Lạng Chượng và Nàng An tiếp tục
cuộc thiên di về các vùng đất Lai Châu Hoà Bình, Thanh Hoá rồi vượt núi rừng
sang Lào, Thái Lan, Miến Điện... lập nên những bản làng người Thái đen. Trang đầu
tiên trường ca Quam Tô Mương, do Nguyễn Văn Hoà chép lại bằng chữ Thái Quam Tô
Mương được viết bằng chữ Thái cổ là bản hùng ca bi tráng, biên niên sử của người
Thái đen trong cuộc thiên di vĩ đại đi mở đất lập mường do nhà Thái học Nguyễn
Văn Hoà sưu tầm và tổ chức biên dịch từ bản chép tay trên giấy dó đang lưu giữ
tại bảo tàng tỉnh Sơn La. Qua bản trường ca này đã cho chúng ta biết con cháu của
Tạo Xuông, Tạo Ngân hiện đang có mặt ở khắp nơi trên vùng núi phía Bắc Việt Nam
và một số nước Đông Nam châu Á. Người Thái đen Việt Nam và một số nước đã coi Mường
Lò là đất tổ của mình, họ gọi Mường Lò là “Đin pẩu pú” hay “Bản pẩu mương pú”,
nghĩa là đất tổ tiên của người Thái đen, coi Tạo Xuông, Tạo Ngân là thuỷ tổ của
mình. Lịch 2013 do Hội người Thái đen Thái Lan xuất bản có hình ảnh thác Nặm Tốc
Tát trên đất Mường Lò Hằng năm những người Thái đen ở khắp nơi trong đó không
ít người từ Lào, Thái Lan và Mỹ... đã hành hương về Mường Lò thăm lại quê cha đất
tổ. Hội người Thái đen ở Thái Lan đã in thành lịch treo trong nhà để nhắc nhở
cháu con luôn nhớ về vùng đất của tổ tiên mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét