Bà con dân tộc Thái huyện Mai Sơn thu hoạch cà phê
Được xem là một trong những loại cây công nghiệp chủ lực của
vùng Tây Nguyên nhưng những năm gần đây cao su đã “di cư” đến Sơn La, hiện đạt
diện tích trên 35.000ha. Cây cà phê đã và đang mở ra cơ hội làm giàu chính đáng
cho người dân trên núi.
“Xóa ngắn, nuôi dài”
Xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn là một trong những vùng trồng
cà phê lớn nhất tỉnh Sơn La với 1.564 ha đất sản xuất thì có tới 1.200 ha cà
phê, năng suất đạt 12 - 15 tấn quả tươi/ha/năm. Ngoài xã Chiềng Ban, các xã Chiềng
Chiềng Mung (huyện Mai Sơn), Hua La, Chiềng Đen (TP.Sơn La), Chiềng Pha, Tòng Cọ
(huyện Thuận Châu) cũng phát triển nhanh diện tích cà phê. Hiện toàn tỉnh Sơn
La có khoảng 3.500 ha cà phê, trong đó có hơn 2.500 ha đang khai thác, sản lượng
3.500 tấn/năm, hầu hết xuất khẩu sang Mỹ, EU.
Mới đây, để cây cà phê cho năng suất, chất lượng cao, tỉnh
Sơn La đã chọn Công ty cổ phần tưới Khang Thịnh là đơn vị đầu tư công nghệ tưới
nhỏ giọt tiên tiến của Israel, triển khai thí điểm tưới cho 6 ha cây cà phê tại
6 hộ ở xã Chiềng Ban (Mai Sơn). Công nghệ này cho chất lượng quả tốt nên bán được
giá cao và ổn định hơn với lợi thế có hương vị đặc biệt tương đương với các
vùng cà phê nổi tiếng thế giới. Với cây cà phê, tỉnh Sơn La đã thành công trong
chiến lược “xóa ngắn, nuôi dài” trong định hướng phát triển nông nghiệp.
Làm giầu từ “vàng đen”
Ông Lèo Văn Hặc, Bí thư chi bộ bản
Nong Nưa, xã Chiềng Ban chia sẻ về thời điểm mới tiếp cận mô hình trồng cà phê
từ người đồng đội. Ban đầu ông Hặc chỉ thử nghiệm trồng diện tích nhỏ nhưng sau
việc tiêu thụ thuận lợi nên ông tiếp tục nhân rộng diện tích. Đến nay, ông Hặc
có hơn 4 ha cây cà phê đang thời kỳ thu hoạch, năng suất 15 tấn/ha. Vụ vừa qua,
gia đình đã thu được trên 60 tấn quả tươi, bán được hơn 700 triệu đồng, trừ hết
chi phí thu lãi hơn 400 triệu đồng.
Bên cạnh đó, ông Hặc còn đầu tư xây 1 lò sấy công suất 4 tấn cà phê thóc/ngày và 3 chiếc ô tô tải loại 3,5 tấn, chuyên thu mua cà phê ở những nơi khác mang về sơ chế, tạo việc làm thường xuyên từ 10 - 20 lao động địa phương với mức lương trên 4 triệu đồng/người/tháng.
Bên cạnh đó, ông Hặc còn đầu tư xây 1 lò sấy công suất 4 tấn cà phê thóc/ngày và 3 chiếc ô tô tải loại 3,5 tấn, chuyên thu mua cà phê ở những nơi khác mang về sơ chế, tạo việc làm thường xuyên từ 10 - 20 lao động địa phương với mức lương trên 4 triệu đồng/người/tháng.
Không chỉ gia đình ông Hặc mà hiện
nay xã Chiềng Ban còn có nhiều hộ phát triển mạnh kinh tế gia đình và giải quyết
việc làm cho các lao động huyện Mai Sơn nhờ mô hình trồng cà phê. Qua đó góp phần
thay đổi dân trí và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Sơn La. Vụ cà phê năm
2014, nông dân ở Chiềng Ban càng phấn khởi hơn khi cà phê được giá, ở mức
10.000 - 12.000đồng/kg quả tươi và 45.000 - 50.000đồng/kg khô.
Theo ông Phạm Văn Khánh, Chủ tịch
UBND xã Chiềng Ban, hiện nay toàn xã có hơn 70% hộ trồng cà phê, so với việc trồng
mía thì việc trồng cà phê đem lại giá trị cao hơn 100-130%, gấp 3 lần so với
cây ngô. Vụ cà phê năm 2014, doanh thu từ cây cà phê trên địa bàn xã đạt trên
100 tỷ đồng, tính riêng thu nhập từ cây cà phê trên địa bàn xã đã đạt 16 triệu
đồng/người/năm. Đến nay nhờ phát triển cà phê mà số hộ nghèo ở Chiềng Ban đã giảm
còn 0,8%, hộ cận nghèo 0,31%.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét