Việc hôn nhân của các cặp nam - nữ thanh niên khi trưởng
thành, đã trở thành quy luật và nguyên tắc chung chủa toàn xã hội nói chung,
dân tộc Thái ở Điện Biên nói riêng. Nam nữ thanh niên kết hôn là bước ngoặt của
cả cuộc đời... họ sẵn sàng đến chung sống với bạn đời trăm năm của mình để xây
dựng tổ ấm gia đình?
Do vậy giữa hai gia đình nhà trai - gái sẽ có những quy ước
với nhau rất chặt chẽ thể hiện các nguyên tắc nghi lễ, nghi thức; nhất là về tư
tưởng luôn thường đạo lý... khi tổ chức lễ thành hôn cho đôi lứa thanh niên cặp
vợ chồng, đã trở thành thuần phong mỹ tục dân tộc Thái cho đến ngày
Tục ăn hỏi
Lấy vợ, lấy chồng"bạn đời trăm năm" đối với dân tộc
Thái là việc rất hệ trọng, có ý nghĩa lớn đối với lứa đôi; hơn nữa thắt chặt mỗi
quan hệ giữa hai gia đình, hai họ nhà trai và nhà gái... Do vậy họ rất thận trọng
trong việc kén rẻ, kén dâu
I. Sang thăm dò (Phay
chám)
Bố mẹ chàng trai nhờ mấy
bà khéo ăn nói trong họ sang nhà gái chơi thăm (đi không). Thăm dò tìm hiểu về
gia phong dòng họ, tốt, xấu, quan hệ xã hội... gia đình nhà gái ra sao?
II. Sang ướm hỏi (pay
mai)
Nhà trai xét thấy nhà
gái là gia đình hoà thuận, có nề nếp, con cái ngoan, chăm chỉ học hành... Do vậy
đợt hai đi ướm hỏi, bố mẹ con trai nhờ ông (bà) mối đi theo thay mặt nhà trai
thưa chuyện về luật tục se duyên cho đôi trai gái...
Nhà trai mang sang một
đôi gà (Trống + mái), hai chai rượu để làm bữa cơm tiếp bố mẹ nhà gái. Sau khi
vào mâm hai bên nhà trai, nhà gái chúc nhau vài chén rượu thì chuyển sang nói
chuyện về luật tục... đạo lý bản mường (xoay quanh về duyên số của đôi trai
gái)...
III. Sang ăn hỏi đứt giá trầu cau
- Nhà trai mang sang một đôi gà (trống + mái), hai chai rượu,
hai gói vỏ chay, hai gói trầu cau, ngoài ra rượu, thịt thêm đủ tiếp nhà gái.
1. Mâm lễ trầu cau: được bày giữa sàn nhà, ông, bà, bố, mẹ
bên nhà gái vào ngồi phía đầu mâm, bên nhà trai ngồi phía cuối mâm; ông (bà) mối
thay mặt nhà trai thưa chuyện về luật tục se duyên trai, gái khi trưởng thành
phải xây dựng gia đình... và bên nhà gái có lời đáp lại...
Kể từ ngày, giờ này hai bên đã chính thức đặt vấn đề dứt điểm,
không được thay lòng đổi dạ, con trai, con gái như đã có vợ, có chồng... Hai
gia đình thống nhất ngày tốt, giờ đẹp để nhà trai sang nhà gái tổ chức cho hai
con.
2. Nhà trai tiếp rượu:
Thực phẩm nhà trai mang sang và chủ động mổ, chế biến món
ăn... bày mâm xong nhà trai mời nhà gái vào mâm!
Vị trí ngồi như mâm lễ trầu cau, nhà gái ngồi phía đầu mâm,
nhà trai ngồi phái dưới, phía yêu cầu người ta gả con gái cho mình, nhà trai phải
tiếp và hầu rượu nhà gái.
Đại diện nhà trai tuyên bố lý do... và mời nhà gái cùng
nâng chén rượu chúc sức khoẻ nhau... sau đó nói chuyện về luật tục... giống như
ở mâm lễ trầu cau...
Lễ cưới
Nhà trai mang sang nhà gái đủ sính lễ, vật cưới thì tiến
hành các bước theo phong tục:
I. Lễ chải chăn đệm:
Đến giờ tốt bốn bà đã được chọn, tiến hành thủ tục chải
chăn đệm cho cô dâu chú rể, nơi gian buồng cô dâu theo thứ tự: chải chiếu cô
dâu trước đến chiếu chú rể chải lên trên; đệm cô dâu đến đệm chú rể; ga đệm cô
dâu đến ga đệm chú rể; hai gối cô dâu chú rể đặt sát vào nhau, tiếp theo chân
cô dâu chải xuống, chân chú rể phủ lên trên.
Bốn bà làm thủ tục chải đệm, cùng đó vừa có lời cầu may hạnh
phúc cho cô dâu chú rể:
Chải đệm cho dầy
Chải chăn cho rộng
Chải đệm rộng lấy con gái con trai nhé!
Cuối cùng bốn bà mắc màn cưới rồi buông xuống chùm kín cả
chăn đệm.
II. Lễ búi tóc ngược (Thái đen)
Cử một bà trong bốn bà chải chăn đệm cho cô dâu chú rể tiếp
tục làm lễ búi tóc cho cô dâu; Mâm lễ đặt phía gian phòng cô dâu gồm:
- Đồ xích lễ búi tóc bố mẹ chồng đưa sang:
Hai búi tóc độn, Một cái châm cài tóc bằng bạc, tám sải vải
trắng tự dệt, tám sải vải thổ cẩm, một sải thắt lưng tơ tằm, tiền nhiều ít tuỳ
khả năng.
- Tặng phẩm bố mẹ vợ mừng lễ búi tóc cho con gái:
Bốn sải vải trắng tự dệt, bốn sải vải thổ cẩm, một sải thắt
lưng tơ tầm, tiền nhiều hay ít tuỳ khả năng, một cái lược, một bát nước lã... để
chải tóc cô dâu
Mâm lễ búi tóc chuẩn bị xong, cô gái sắp thành cô dâu, mặc
váy áo đẹp và mặc áo dài mới choàng ra ngoài; song bà mẹ cô gái dắt tay cô gái
đến ngồi bệt xuống chiếu trước mâm lễ búi tóc.
Bà mẹ thả duối tóc con gái xuống cho bên nhà trai tiến hành
thủ tục búi tóc ngược (tẳng cẩu), bà được chọn đến chải tóc duối xong, lại nằm
tóc chải ngược lên, lấy hai búi tóc độn trong mầm lễ độn thêm, sau đó búi tóc
lên trên đỉnh đầu cô dâu cưới chồng; tiếp theo lấy trâm bạc trong mâm lễ cài
lên búi tóc, lấy vòng cổ, vòng tay đeo cho cô dâu (nếu có).
Xong lễ búi tóc, bà mối thay mặt nhà trai có lời cảm ơn nhà
gái đã có sự quan tâm, đồng tình ủng hộ, tạo điều kiện cho nhà trai tiến hành
làm lễ cho hai con đạt kết quả tốt đẹp, thành vợ, thành chồng; Nói xong họ đẩy
đôi vợ chồng mới vào trong màn cưới, một lúc sau mới được ra khỏi màn và đi tiếp
khách bình thường.
III. Xướng lễ báo ma nhà:
Là phong tục không thể thiếu của dân tộc Thái, báo với tổ
tiên...
IV. Rượu mừng lễ thành hôn:
Mo xướng lễ ma nhà xong! nhà trai cũng bày cỗ xong và mời
khách hai họ nhà trai và nhà gái cùng vào mâm, chủ hôn tuyên bố lý do;
Hai gia đình nhà trai, nhà gái cùng nâng chén rượu chúc mừng hạnh phúc cho đôi
vợ chồng trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét