Dân tộc Thái

I. Đặc điểm
Dân tộc Thái có khoảng 60 vạn người bao gồm nhiều ngành, mỗi ngành lại chia làm nhiều nhóm khác nhau:
1.Thái Đen (Táy Đăm)
Cư trú chủ yếu ở 2 tỉnh Sơn La, Hoàng Liên Sơn và các huyện Điện Biên, Tuần Giáo tỉnh Lai Châu. Ở miền Tây Thanh Hóa và Nghệ Tĩnh, những nhóm Tày Thanh (Man Thanh), Tày Mười, Tày Khăng đã bị ảnh hưởng nhiều về văn hóa và nhân chủng của các cư dân địa phương Lào.

Họ đến Việt Nam vào khoảng thế kỉ thứ XI và XII. Bộ phận Tày Thanh từ Mường Thanh (vùng Điện Biên) qua Lào và Thanh Hóa tới Nghệ An cách đây hai, ba trăm năm. Nhóm này gần gũi với nhóm Thái Yên Châu (Sơn La) và chịu ảnh hưởng văn hóa Lào. Bộ phận Tày Mười ban đầu là một phần dân cư xã Chiềng Pấc di vào Thanh Hóa và Nghệ Tĩnh từ thời Lê Thái Tổ.

2. Thái Trắng(Táy Đón và Táy Khao)
Cư trú chủ yếu ở tỉnh Lai Châu và các huyện Quỳnh Nhai, Bắc Yên, Phú Yên (Sơn La). Ở Đà Bắc thuộc Hà Liên Sơn, có một số Thái Trắng đã chịu ảnh hưởng đậm của văn hóa Tày. Ở Sa Pa, Bắc Hà, những nhóm gốc Thái Trắng ngày nay đã Tày hóa. Một số nhóm Thái ở Thanh Hóa cũng gốc từ Thái Trắng.
Thái Trắng là con cháu người Bạch Y đã cư trú từ lâu ở Tây Bắc và Nam Vân Nam. Nhưng phải đợi đến đầu thiên niên kỉ thứ II sau Công nguyên, họ mới chiếm được ưu thế ở dọc hữu ngạn sông Hồng và tỉnh Lai Châu. Đến thế kỉ thứ XIII, họ đã làm chủ Mường Lay. Ở vùng ven song Hồng, họ đến sớm hơn người Thái Đen vì trong hành trình hành quân, Lạng Chượng đã gặp các tù trưởng Thái Trắng ở dọc đường. Bộ phận Thái Trắng sau phát triển thế lực sang các vùng Quỳnh Nhai (Sơn La), Mường Tè (Lai Châu), tới Mường Tấc (Phú Yên) và một bộ phận xuống Đà Bắc và Thanh Hóa

3. Một ngành khác, gồm nhiều nhóm phức tạp 
Cư trú chủ yếu ở Mộc Châu (Sơn La), Mai Châu (Hà Sơn Bình) và các huyện miền núi hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ Tĩnh. Nhóm Thái Mộc Châu từ Lào sang vào khoảng thế kỉ XIV chịu ảnh hưởng về nhân chủng và văn hóa của cả 2 ngành Thái Trắng và Thái Đen. Nhóm Thái Mai Châu gốc từ miền Bắc Hà (Hoàng Liên Sơn) chuyển về vào khoảng thế kỉ XIV, từ đó xuống Mường Khoáng (Thanh Hóa) và một số ngược lên Châu Mộc (Sơn La), hòa vào nhóm Thái cũ đã ở đó. Người Thái ở Thanh Hóa tiếp tục được bổ sung bằng những luồng di dân từ Lào qua hay Tây Bắc về, có quan hệ qua lại huyết thống với văn hóa và người Mường. Bộ phận Tày Mường hay Tày Chiềng là nhóm đông đảo nhất ở Nghệ Tĩnh cơ cấu không thống nhất gồm nhiều nhóm nhỏ họp thành, có mặt muộn nhất ở đất Nghệ Tĩnh vào thế kỉ

XIV. Nhóm đến đầu tiên là nhóm lập nghiệp ở Mường Nọc (Quế Phong) sau lan rộng ra thành lập 2 trung tam khác: Châu Tiến (Quỳ Châu) và Khun Tinh (Quỳ Hợp). Một số nhóm ở vùng Cửa Rào trên song Nậm Pao (ngọn sông Lam) được gọi là Tày Pao hay các nhóm ở huyện Tương Pương, Con Cương đến cùng thời gian đó hay muộn hơn.

II. Hình thái kinh tế:
Khi đến Việt Nam, người Thái đã biết làm ruộng nước. Nước là yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc trồn lúa, cần quanh vụ và khi có nước mới bắt đầu cày cấy được. Đồng bào đã phải bỏ nhiều công sức để hoàn thiện hệ thống thủy nông thích hợp với việc trồng lúa ở những thung lũng chạy dọc theo các con suối và khai phá them ruộng đồng. Nhiều đoạn trong các sách sử và truyện kể của người Thái đã ghi chép lại việc khai khẩn đất đai mở rộng diện tích canh tác ở những vùng ven song Đà từ Quỳnh Nhai qua Thuận Châu, Mường La đến Phù Yên (Sơn La), vùng Mường Lay, Mường Thanh, Than Uyên (Lai Châu), vùng Mường Lò, Mường Cha (Nghĩa Lộ nay thuộc Hoàng Liên Sơn), vùng Mường Hạ, Mường Pa (Mai Châu – Hà Sơn Bình), vùng Mường Khoòng ( Thanh Hóa), vùng ba huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp (Nghệ Tĩnh)... Qua nhiều thế hệ, người Thái đã có nhiều sáng kiến tạo ra những công trình thủy lợi thích hợp với địa thế ruộng đất. Họ có nhiều kinh nghiệm trong việc đào mương, đắp phai, bắc ống dẫn nước về ruộng, cũng như trong việc sử dụng một cách phổ biến và rất tài tình chiếc con nước, một thứ máy móc đơn giản, vào việc dẫn nước vào ruộng.
Cũng đã từ lâu, người Thái biết dung cày và sức kéo (trâu, bò) vào việc canh tác. Có giả thiết cho tên tự gọi của đồng bào Táy, chính là tên tự giới thiệu với các cư dân khác tộc mình là người cày ruộng. Tuy nhiên, trước Cách mạng Tháng Tám, ở một nơi chưa dùng cày, vẫn dùng lối “hỏa canh thủy nậu”. Đồng bào đốt rơm, rạ, cỏ ở ruộng rồi tháo nước vào cho trâu quần sục bùn hoặc bừa thẳng không cần cày bằng bừa răng gỗ rồi cấy lúa. Lối canh tác này thích hợp với tinh chất đất đai ở một số thửa ruộng miền núi mà ở đây nếu dùng cày hay bừa sâu quá lớp đất màu xốp và mỏng thì lại làm hỏng đất. Nó chỉ thích hợp khi việc bón phân chưa xảy ra. Việc dùng phân bón từ phân chuồng, phân bắc, phân xanh cho đến phân hóa học là một biến đổi lớn trong sinh hoạt sản xuất của đồng bào từ sau ngày giải phóng.
Trước kia, việc gieo mạ và làm mạ có nhiều cách khác nhau và rất đáng lưu ý. Đồng bào thường ngâm giống vào nước ấm và cứ 20 cân giống lại hòa một lạng muối. Khi hạt mọc mầm, đem gieo vào ruộng mạ. Cách gieo có nơi cây mạ đã lên cao được hai đốt ngón tay. Khi cây mạ cao 20 – 25 phân, đồng bào nhổ lên cấy đầy vào thửa ruộng mạ khác. Khi cây mạ cứng cáp, họ lại nhổ lên và cấy vào ruộng. Cách cấy chuyển qua hai thửa ruộng mạ, theo quan niệm của đồng bào, làm cây lúa khỏe, mọc nhanh.
Nói chung, trước đây, lúa chỉ cấy một vụ, rất ít nơi hai vụ. Hiện nay, tình hình cấy hai vụ lại phổ biến. Những giống mới được đem trồng cho năng suất khá cao.
Trước đây, ruộng chỉ cung cấp cho cư dân Thái một số lượng lương thực hàng năm và cũng không thật đầy đủ để nuôi người và gia súc. Đó là không kể một bộ phận Thái không nhỏ chỉ sống về nương rẫy. Nương nhằm cung cấp một số lương thực nhất định: lúa, ngô, khoai, sắn… và một số sản phẩm khác: vừng, lạc, bầu, bí, rau xanh để dùng làm thức ăn, bông chàm để đáp ứng nhu cầu về quần, chăn, màn, đệm…Bên cạnh ruộng, nương trở thành một tư liệu sản xuất không thể thiếu được đồng bào. Nương nhằm cung cấp một số lương thực thực phẩm nhất định: lúa, ngô, khoai, sắn…và một số sản phẩm khác: vừng, lạc, bầu, bí, rau xanh để dung làm thức ăn, bông chàm để đáp ứng nhu cầu về quần áo, chăn, màn, đệm…Nương Thái có 2 loại: nương hay rẫy như nương lúa, ngô, sắn làm hai, ba năm phải bỏ hóa, thường đi đôi với các công cụ là gậy chọc lỗ hay cuốc. Nương bông, chàm đã được xới, bón kĩ, có nơi còn bón lót, cày ải. Loại nương này đã bắt đầu được thâm canh nhưng chưa đến mức độ chuyển hóa thành ruộng hay thành vườn được. Nương rau cũng ở tình trạng này. Trước Cách mạng, ở vùng Thái, hiếm thấy những mảnh vườn rau như ở dưới xuôi. Ngược lại, nhà nào cũng có một loại “vườn treo” dùng để trồng một vài khóm hành hay các cây làm đồ gia vị. Đó là những máng gỗ đựng đất đặt ở sàn phía sau nhà.
Sau ngày giải phóng, việc trồng lúa có năng suất cao hơn là nhờ tiếp thu những kĩ thuật và phương pháp canh tác mới. “Nước, phân, cần, giống” được chú trọng và giải quyết tùy theo khả năng của địa phương với sự giúp đỡ của Chính phủ. Đã xuất hiện những công cụ cải tiến, những máy móc loại nhỏ hay vừa… Đất được khai thác mạnh hơn nhờ làm thủy lợi, bỏ phân tro, tăng diện tích, tăng vụ. Sản lượng lúa có nơi đã đạt trên 4 tấn/ha, trung bình 2 – 3 tấn/ha.
Nhờ ruộng đất, đời sống cư dân Thái có phần sung túc hơn cư dân quanh vùng. Nhưng họ cũng chưa thoát khỏi cảnh tháng ba, ngày tám, những năm đói kém do lũ lụt, hạn hán gây ra.
Họ không bị chết đói là nhờ có rừng bao quanh có khả năng cung cấp cho họ các thứ củ hay than cây có chất bột. Lại them, từng mùa, rừng cung cấp các loại rau, quả, hạt dại, nấm, mộc nhĩ, măng, rêu đá, các loại côn trùng. Dưới khe suối có tôm, cua, ốc, cá nhỏ… Những thứ đó thường xuyên tham gia vào 2 bữa ăn chính hang ngày của đồng bào. Nên hài lượm vẫn đóng một vị trí nhất định trong đời sống kinh tế của những cư dân này.
Rừng còn cung cấp cho đồn bào nguyên vật liệu để làm nhà, đan lát những gia cụ, cung cấp củi đun, dầu thắp sáng, những cây thuốc và những lâm thổ sản quý. Hiện nay do chính sách thu mua lâm thổ sản và khuyến khích viêc khai thác và trồng rừng, có hợp tác xã đã thu thập được những món tiền lớn góp phần nâng cao đời sống xã viên.
Trong rừng, các loại chim, thú là đối tượng để đồng bào săn bắn. Tuy nhiên, nghề này chưa bao giờ chiếm vị trí quan trọng vì ở rừng nhiệt đới, thú nhiều đến đâu cũng không thể cung cấp lượng thịt thường xuyên cần thiết cho con người. Vả lại cư dân trồng trọt, người Thái chỉ săn bắn lúc nhàn rỗi với mục đích bảo vệ mùa màng. Săn có nhiều thể loại từ lối săn tập thể có tính sơ khai như lối săn đón, vây ráp để xua thú ngã xuống khe hay để người đón bắn, hoặc để thú xô vào lưới đã giăng sẵn cho đến cách săn cá nhân bằng nỏ, bằng súng hỏa mai. Đồng bào cũng săn bằng bẫy, nhưng ít phổ biến hơn các cư dân ở trên rẻo cao, vì đi đôi với việc chăn nuôi thả rông, bẫy đôi khi lại có tác dụng ngược lại. Tên tẩm thuốc độc cũng rất ít nơi biết dùng.
Trái với săn bắn, nghề đánh cá phát triển hơn.“Pây kin pa, má kin lẩu” tức là đi ăn cá, về uống rượu là câu nói cửa miệng của đồng bào. Cá là món ăn thường thấy trong bữa ăn thường ngày và không thể thiếu được trên mâm lễ và khi nhà có khách. Nên ngoài việc nuôi cá ruộng tài tình và phổ biến, hàng năm có thể cung cấp cho mỗi gia đình hàng tạ cá để làm mắm, sấy khô, các con sông, con suối chảy qua bản là nguồn cung cấp thường xuyên của đồng bào. Phổ biến nhà nào cũng có một chiếc chài, đơm, đó…có nhiều loại và mỗi loại có chức năng khác nhau thích hợp với đối tượng và môi trường đánh cá. Đặc biệt là đến mùa lũ, có cách làm chặng. Suối được ngăn hướng dòng nước chỉ chảy vào một chiếc cầu tre, một đầu được nâng cao cho nước không chảy tới. Đến đầu chặng, cá bị mắc cạn không ra được. Nếu chặng to, mỗi mùa nước có thể thu được hàng chục tạ cá.
Trừ những ngày đánh cá tập thể toàn mường hay toàn bản được tổ chức vào những dịp có liên quan đến tôn giáo, người dân dùng lưới quay, duốc cá, làm chặng… hay đánh cá cá nhân đều được hưởng cá bắt được, không phải chia cho bọn thống trị. Tuy nhiên có nơi chúa đất cũng chiếm riêng những khúc sông lắm cá, những hang nhiều tôm, cũng như chiếm các hang don, tổ ong, các khu rừng thú hay về.
Rừng không chỉ là nguồn cung cấp, dữ trữ nguyên liệu lương thực, là đất để săn bắn, mà còn là nơi chăn gia súc. Ở đây ít có những đồng cỏ lớn. Nhưng ở từng địa phương, người Thái vẫn tìm kiếm được chỗ để thả rông trâu bò trong những lúc không dùng chúng vào sản xuất. Xưa kia mỗi bản hay những bản cạnh tranh nhau thường khoanh một vùng, thường là một thung lũng hẹp, kín gọi là “púng”. Púng thường chỉ có một lối ra vào. Còn chỗ nào hở trâu chui qua được thì được rào kín. Trâu sống đó từng bầy, tự bảo vệ nhau chống thú rừng. Đàn trâu có nơi tới hàng trăm con.
Việc thả rông trâu bò nay không thích hợp vì đồng bào quanh năm đã cầy cấy vụ này tiếp vụ khác. Hợp tác xã đã phải có kế hoạch xây dựng chuồng trại và chăn dắt.
Đồng bào chú ý chăn nuôi lợn và gia cầm để dung vào những dịp tế lễ, cúng bái hay khi nhà có khách và để nộp quan, nộp chúa. Mỡ lợn được dữ trữ quanh năm.
Các nghề thủ công của người Thái chưa tách khỏi nông nghiệp và chỉ có thể coi là nghề phụ gia đình. Có thể nói phụ nữ Thái là những thợ dệt chăm chỉ, lành nghề, sản xuất không những đủ chăn, màn, quần áo cho gia đình mà còn đem trao đổi. Người Thái nổi tiếng với những tấm thổ cẩm dệt rất tinh vi với những mô-tip hoa văn hình thú, chim, cây cối. Đôi nơi, họ có khả năng dệt những hình lãnh tụ nhiều màu. Nghề đan lát là công việc của đàn ông. Họ chỉ đan những mặt hàng thô kệch dùng hàng ngày.
Lác đác có những bản người Thái có lò gốm, nơi làm vại, nơi làm nồi, với chiếc bàn xoay thô sơ, năng suất thấp. Người nông dân Thái kiêm làm đồ gốm này chỉ nhân hàng đặt và sản xuất vào những tháng nông nhàn. Có một số ít người biết làm nghề bạc, nghề rèn.
Trong xã hội hầu như không có chợ búa, việc trao đổi hàng hóa thường chỉ hạn chế vào một số nhu yếu phẩm và chủ yếu là dưới hình thức hàng đổi hàng với các cư dân khác tộc ở rẻo giữa và rẻo cao. Thỉnh thoảng có những chuyến hàng ngược sông hay những đoàn ngựa, bò của các thương nhân người Lào, người Miến đem các nhu yếu phẩm đến bán hoặc trao đổi lấy những sản phẩm địa phương. Ở một vài địa điểm vùng ven biên giới, chợ được tổ chức định kì. Dưới thời Pháp thuộc, nảy sinh hình thức độc quyền buôn bán của một số chúa đất. Nhưng khi cách mạng thành công, hình thức buôn bán độc quyền nhường chỗ cho hình thức thương nghiệp xã hội chủ nghĩa với những cửa hàng mậu dịch, những trạm thu mua và những hợp tác xã mua bán.
VŨ THỊ THÚY: VĂN HÓA VẬT CHẤT VÀ VĂN HÓA TINH THẦN

III. VĂN HOÁ VẬT CHẤT:
1. VẬN CHUYỂN
Cũng như các dân tộc khác ,trong 54 dân tộc anh em,người Thái cũng sử dụng cá phương tiện vận chuyển cổ xưa: gùi ,cưỡi ngựa,thồ song phổ biến nhất là gánh, còn gùi theo kiểu chằng dây đeo vắt qua trán là các hình thức vận chuyển thông dụng trên bộ.
Còn ở dọc các con sông lớn, họ rất nổi tiếng trong việc xuôi ngược bằng thuyền đuôi én.

2. ẨM THỰC
Tầm quan trọng của ăn uống cùng với ở và mặc thiết nghĩ là điều không phải bàn nhiều.nhưng nếu chúng ta có thể nhắc lại luận điểm rất nổi tiếng của Ăng ghen và đã trở thành nguyên lý kinh điển là con người trước hết cấn phải ăn, ở và mặc rồi mới có thể nói đến chuyện hoạt động xã hội, khoa học,nghệ thuật, tôn giáo …sẽ thấy rằng ăn, ở, mặc có liên quan đến những vấn đền lớn hơn nhiều so với quan niệm mang tính dung tục, coi miếng ăn là thứ “quá khẩu thành tàn”.
Ngày nay gạo tẻ đã trở thành lương thực chính của người Thái, tuy nhiên gạo nếp vẫn được coi là lương ăn truyền thống.
Trong các “đặc sản” nếp có 2 thứ là: Xôi và cơm lam
2.1. XÔI (khảu ón)
Xôi được đồ từ gạo ngâm qua đem trong những chiếc chõ gỗ. Nồi để đồ xôi là cái ninh (mỏ nưng) cao, bằng đồng. Xôi đồ chin được dỡ ra mâm bao giờ cũng phải quạt cho nguội rồi mới cho lại vào chõ hay các giỏ xôi (ép khảu) để ăn hàng ngày.
Xôi là khẩu phần lương thực thong dụng, và từ xôi người ta làm thành nhiều thứ có giá trị như là quà bánh cho trẻ con, người già ăn lót dạ hay ăn cho ngon miệng. Các món ăn này bao hàm trong đó có cạư quan tâm , tình cảm quý mến mà người ta dành cho người già và con trẻ, Có 3 loại quà như vậy:
+Xôi nướng (khảu chì)
Người ta nắm xôi thành nắm rồi đặt lên than hồng (gọi là lam lho);bóp xôi vo thành cục năm vào đầu que hong trên than (gọi là mó);nắm xôi rồi ấn bẹt thành hình quạt cắm vào đầu que hong than (gọi là vi);bóp xôi lăn thành thỏi dài căm vào đầu que, bôi thêm mỡ hoặc mật mía rồi nướng xôi sẽ phồng , thơm(gọi là ống – súng);nặn xôi thành thỏi rồi uốn nối 2 đầu dính vào nhau, tạo thành hình vòng tay đặt trực tiếp trên than hồng gọi là póc khèn – vòng tay)
+ Xôi cặp (bái khảu)
Xôi nặn thành hình đĩa cặp các thức ăn đã được nghiền nát hoặc xé vụn rồi lăn thành nắm xôi có nhân. Có nhiều tên gọi xôi cặp, chẳng hạn: cặp chứng luộc(bái xáy), cặp cá (bái pa), cặp ong non (bái to), cặp thịt xé hoặc ruốc(bái nhứa), cặp đường mía(bái nặm ỏi)
+ Xôi vừng(khảu lét ngạ)
Đây là món xôi trộn cùng vừng đen, có vị ăn ngậy, mùi thơm,món xôi này trước đây còn được dùng như là 1 biểu hiện của sự tỏ tình, hay là muốn nhắc lại tình cũ,nghĩa xưa.
2.2. CƠM LAM (khảu làm)
Cơm lam là loại cơm chín trong loại ống đặc biệt thuộc họ tre.Gạo đẻ làm cơn phải là gạo nếp thơm và dẻo. Người ta chọn 1 loại ống bánh tẻ mà thành ruột của nó có mùi thơm như hương cơm nếp để lam ống lam. Gạo được ngâm trước rồi cho vào ống với 1 lượng nước vừa phải,sau đó đặt nghiêng trên ngọn lửa xoay đều cho ống không bị cháy. Nước sôi và cạn thì dập lửa, nướng ống cơm trên than hồng. Cơm chin lấy ra đẻ nguội, cạo bóc lớp vỏ, ăn rất dẻo thơm mà không ngán.
Món cơm lam này thường được làm cho sản phụ, nó cũng có giá trị như quà bánh cho người già,trẻ con ,cho khách quý hay người thân đi xa nhà cần có lương thực mang theo vài ba ngày.
Nếu xét dưới góc độ lịch sử thì cơm lam, đồ lam nói chung có thể là những món ăn đã có từ rất sớm,vì các rừng nhiệt đới Việt Nam và Đông Nam Á rất sẵn tre nứa…..
Với đặc trưng 1 nền kinh tế nông nghiệp tự cấp tự túc điển hình “cơm cày ruộng, cá kiếm ăn”, thực phẩm dùng trong bữa ăn của người Thái về mặt so sánh giống với nhiều tộc người ở Đông Nam Á. Đó là thói quen ăn các loài động vật thuỷan với 1 lượng khá nhiều rau trong bữa ăn.
Sống trong môi trường thung lũng với hệ thống song suối dày đặc là nguồn cung cấp thuỷ sản phong phú cho con người, Người Thái có câu tục nhữ “ Lúa ở ruộng, cá ở nước” ( Khảu dú na, pa dú nặm) hay “ Miếng cơm trắng, khúc cá bạc” (Khảu đón, tón pa khao) để nói về món cá trong kết cấu của bữa ăn. Ngay cả trong ngôn ngữ văn chương, đẻ biểu thị mùa cá người ta vẫn dùng những “mùa lúa,mùa cá” để thể hiện chu kì 1 năm hay nhiều năm. Cũng cần lưu ý rằng do làm ruộng nước mà người ta có thể đánh bắt cá ngay trong các thửa ruộng, các cánh đồng của mình.Đấy là chưa nói ở nhiều vùng người Thái có nghề nuôi cá ruộng, 1 nguồn lợi lớn làm giàu thành phần đạm trong bữa ăn của họ.
Trước hết là món cá sống, ăn gỏi ( tiếng Thái gọi là cỏi). Món này chỉ phổ biến đối với đàn ông. Người ta ăn gỏi với các loại cá chép nhỏ cỡ gần bằng 2 ngón tay, cả con hoặc ăn gỏi loại cá chép to lọc lấy phần nạc nhất ở 2 bên lườn của nó. Các món dùng cho ăn gỏi có nước chua, rau thơm, hành. ớt,hoa chuối thái nhỏ, các loại lá chát. Ăn gỏi trở thành 1 thú ăn của đàn ông và người ta sánh gỏi cá ngang với thịt ***: “Thèm thịt thì ăn thịt ***, thèm cá thì ăn gỏi cá” (Xép nhứa kin nhứa ma, Xép pa kin pa cỏi)
- Cá chín cũng có nhiều cách chế biến, trong đó món ăn được ưa thích là món cá nướng (pa pinh).Người ta có thể nướng cá bằng cách hong trên than hay đặt trực tiếp trên than hồng, hoặc lùi cá trong chất bùn dẻo vào đống tro than đang cháy
+ Cá cũng được dùng để nấu canh, kho như nhiều dân tộc khác
+ Người Thái rất thích ăn cá chua. Cá chua được làm từ cá con trộn với cơm lên men cho vào ống nứa để 1 số ngày. Khi ăn đổ ra đun thành canh.
Ở các vùng Thái ( Thanh Hoá, Nghệ An) trước kia món cá chua (pa xỏm) là một thứ không thể thiếu được trong các đồ sính lễ của cả quý tộc và bình dân Mắm là món ăn dự trữ,đồng thời cũng là món gia giảm. Ở Sơn La đã nổi tiếng về các mónmắm cá của người Mường Chiến,mắm “đòng đong”(mắm lý) của thị xã Sơn La. Người ta có thể để các loại mắm này hang năm. Mắm để lâu thường ăn sống ngon hơn;măm mới làm thường phải chưng lên trước khi ăn.Có thể ăn xôi chấm mắm cung các loại măng,rau ghém như:măng lay luộc,măng loi sống, quả non và búp của cây vả,quả và lá cây sung…
- Khi kiếm được nhiều cá người ta sấy khô để làm món ăn dần. Ở Tây Bắc ,cá sấy khô là 1 thứ đồ dẫn cưới ,là lễ vật quý để thờ cúng tỏ tiên,biếu tặng bạn bè, người than.
Bên cạnh cá,thịt cũng là món ăn được coi là quan trọng.Nguồn thức ăn thịt là do chăn nuôi gia đình cung cấp,cũng có thể do săn bắn,đặt bẫy mà có được.
Trong các món ăn rất đặc trưng Thái còn phải kể đến món nặm pia. Nặm pia là nhủ tương trong ruột non của các loài động vật ăn cỏ có vị vừa bùi,vừa đắng. Món này có tác dụng kích thích dịch vị,dung để chấm lạp,chấm thịt luộc rất hợp.
Thịt nạc thái mỏng,để sống, ngâm vào nước măng chua cho tái rồi ăn thì gọi là xa,là món ăn của những người đàn ông. Thịt băm nhỏ rồi nhúng tái hoặc rang chín dậy mùi thơm,đỏ vào nước chua có các gia vị đã chuẩn bị sẵn để ănthì gọi là lạp chin,thường dành cho phụ nữ và trẻ em.
Món thứ hai cũng rất Thái là món chéo. Thành phần không đổi của chéo là muối và ơt giã,cùng tỏi,rau thơm,mùi,lá hành….có thể them gan gà luộc chín,ruột cá,cá nướng…Có thể thêm các gia vị rồi giã nát để chấm thịt,cá,rau,măng. Có nhiều loại chéo : Chéo ớt giã với muối gọi là chéo ượt cưa;nếu them tỏi để sống hoặc tỏi nướng gọi là chéo hua hom;thêm rau thơm,tỏi,cá nướng gọi là chéo pa.Mỗi món chéo như vậy ăn với 1 laọi thức ăn phù hợp nào đó.
Nười Thái ưa thích ăn có các vị: Cay,chua,chát,đắng,bùi,ít dùng các món ngọt, lợ, đậm, nồng…hay uống rượu cần,cất rượu.
- Ngoài ra tục ăn trầu,hút thuốc lào cũng được người Thái biết đến như là những tập quán quen thuộc của nhiều tộc người an hem. Tuy vậy,ở Tây Bắc hiện nay tục ăn trầu hầu như đã gần mất hẳn,tục uống rượu cần cũng không phổ biến và điển hình như ở miền Tây Thanh Hoá, Nghệ An.
Người Thái hút thuốc bằng điếu ống tre,nứa và châm bằng mảnh đóm tre ngâm,khô nỏ.
Người Thái trắng trước khi hút còn có lệ mời người xung quanh như trước khi ăn.

3. TRANG PH ỤC:
3.1. TRANG PHỤC NỮ:
Y TRANG PHỤC PHỤ NỮ THÁI ĐEN: 
1.Khăn đội đầu (piêu):

“Em xe sợi thành vóc hoa dâu
Em dệt cửi thành gấm vân chéo
Em dệt tơ thành đoá hoa vàng
Người các bản các phường muốn khóc 
Đều ước ao được em thêu khăn”
(Dân ca Thái)

Nếu chỉ trừ một bộ phận phụ nữ ngành Thái Trắng đội nón tất thì đa số phụ nữ Thái Mường Thanh (Lai Châu),Mường La ( Sơn La),Mường Lo( Hoàng Liên Sơn),Mai Châu ( Hoà Bình),Thanh Hoá,Nghệ An đều đội khăn vải.Khăn vải dùng để đội trên đầu,người Thái gọi là “piêu”
“Piêu” có nhiều loại khác nhau : có loại được thêu hoa văn chỉ màu sặc sỡ,có loại chỉ là một tấm vải bông nhuộm chàm.Tuỳ từng vùng từng địa phương mà “piêu”cũng có những sắc thái riêng.
“Piêu có tác dụng che đầu khi đi nắng gió,làm ấm đầu khi mùa đông giá lạnh. Không chỉ có vậy “piêu” còn là vật trang sức quan trọng của các cô gái Thái trong sinh hoạt hàng ngày,nhất là trong lúc đi hơi hay trong lễ hội.
Xung quanh viền của “piêu” còn có các “cút piêu” được làm từ một mảnh vải đỏ rộng khoảng 1cm nên trong bọc lõi chỉ rồi cuộn tròn lại.Tiếp đó cuộn vải tròn được khâu vắt thành 1 hình tròn rồi quấn dây vải lại theo hình tròn ốc,”cút piêu” sau đó được quấn thêm các loại chỉ màu thành hình các múi trong hình tròn. 
Các “cút piêu” sau khi làm xong được ghép rất khéo vào đầu piêu.Phụ nữ Thái dùng các loại chỉ màu để ghép “cút” và “piêu” 
Cácloại đường khâu đều do phụ nữ Thái tự sáng tạo ra,có nhiều kiểu: móc xích, chân rết,xương cá …Các “cút piêu” trước hết được đặt trên 3 đoạn thẳng của mỗi đầu khăn. Còn hính 4 góc khăn họ dùng dây làm cút còn dư tết thành hình bông hoa cáhc điệu. 
“Cút piêu” thường được sắp xếp thành từng chùm số lẻ (3,5,7 cái) trên các vị trí cách đều nhau ở 2 đầu khăn. Bởi vậy,”cút” ở trên “piêu” bao giờ cũng là “cút” chùm.Bình thường phụ nữ Thái thường đội “piêu” có cút chùm ba.Nhưng khi tặng piêu cho người bậc trên,người mình yêu thương, quý trọng, kính yêu. thì tặng “piêu” có cút chùm 5 trở lên.
Sau khi bọc viền và ghép “cút piêu” xong ,phụ nữ Thái bắt đầu công việc thêu “piêu”. Trong quá trình thêu,họ có thể thêu theo ý muốn chủ quan của mình.Nét đặc biệt là người phụ nữ Thái không thêu “piêu” ở mặt phải mà lại thêu mặt trái,các hoa văn với đồ án và màu sắc lại hiện lên ở mặt phải. Đó là lối thêu truyền thống với trí tưởng tượng ,kỹ thuật và mỹ thuật dân gian tài tình.“Piêu” được thêu theo lối luồn chỉ hay đan chỉ màu vào vải.

2, Trâm cài tóc ( may khắt cẩu)
Phụ nữ Thái để tóc dài nên phải búi.Tóc có thể búi ra sau gáy hoặc búi ngược lên đỉnh đầu.Việc búi tóc không chỉ cho gọn ,tiện lợi trong sinh hoạt và lao động mà còn cho đẹp. Đối với phụ nữ Thái ,việc búi tóc có khéo hay không sẽlàm tăng hoặc giảm vẻ đẹp gương mặt của chính mình .Khi búi tóc ,phụ nữ Thái thường dùng thêm tóc để độ và dùng trâm cài tóc.
Trâm cài tóc của phụ nữ Thái là 1loại kim một đầu có mũi và một đầu nhọn.Trâm thường được làm bằng bạc và ngà voi.Mũ trâm là 1 miếng bạc hình tròn có đường kính trên 1cm 
Các cô gái khi chưa lấy chồng thường búi tóc sau gáy và sử dụng trâm của mẹ làm cho. Đến khi lấy chồng,phụ nữ Thái búi tóc ngược trên đỉnh đầu.Từ đó trở đi họ sử dụng trân cài của nhà chồng tặng trong lễ “Tăng cẩu” (Búi tóc ngược) trong dịp cưới.

3. Hoa tai(cóng hu)
Đa số phụ nữ Thái đều đeo hoa tai.Khi chưa lấy chồng ,các cô gái Thái đeo hoa tau bố mẹ đẻ cho,khi đi lấy chồng thì các cô lại đeo hoa tai của mẹ chồng tặng. sự trnag điểm hoa tai là điều phổ biến đối với các cô gái
4. Aó (xửa cóm)
Trong bộ y phục phụ nữ Thái,nổi tiếng vàđậm đà màu sắc dân tộc là chiếc “xửa cóm”,loại áo ngắn được các ngành Thái sử dụng hành ngày,với hàng cúc bướm (mák pém).Hàng mák pém với số lẻ 11 chiếc được bố trí khéo léo,dày đặc,lóng lánh ánh bạc trước ngực các cô gái như toả hào quang. “xửa cóm” lcó hàng cúc bướm giữa ngực chủ yếu phổ biến ở phụ nữ Thái vùng Tây Bắc. Đay là loại áo xẻ ngực,dài tay, khi mặc áo ôm sát lấy thân người. 
“Mák pém” là những bộ cúc hình con bướm,ve sầu … đính ở 2 bên nẹp áo giữa ngực.Với chất liệu kim loại,màu sáng nổi lên trên màu tối của chất liệu vải,hàng “mák pém” nổi bật giữa chiếc xửa cóm tạo nên 1 hiệu quả thẩm mỹ,một sự chu ý.Một áo ngắn trung bình có từu 11 – 13 bộ cúc bướm.Số bộ cúc bướm nhất thiết phải là số lẻ.
Nhìn lại toàn bộ xửa cóm nếu thoáng qua ta thấy rất giản dị,song nếu quan sát kĩ ta lại thấy không đơn giản. Đó là sự gia công đúng mực về kỹ thuật và nghệ thuật. Điều đó làm choi xửa cỏm Thái nổi bật bởi sự hài hoà giữa cái che và cái phô ra,giữa cái giản dị mà không kém phần lộng lẫy.
5. Vòng cổ (pók co) Nếu như đối với một số dân tôc như : H Mông,Dao vòng cổ nhất thiết phải có trong trang sức của mọi người thì ở đồng bào Thái không hoàn toàn như vậy.Trước dây trong các bản,mường của người Thái phần lớn cư dân đều có vòng cổ tuy nhiên vòng cổ đắt hơn hoa tai nên hiện nay vòng cổ thường thấy đeo ở các em gái,trai nhỏ tuổi làm bùa hộ mệnh
6. Vòng tay (pók khẻn) Vòng tay là vật trang sức được phụ nữ Thái ưa dùng Là những vòng tròn khép kín hoặc co khoá làm bằng bạc đeo ở cổ tay phụ nữ Vòng tay bao giờ cũng được đeo từng đôi.Nghĩa là hai tay phụ nữ Thái đều đeo vòng. Ít nhất mỗi tay một chiếc, được trang trí chạm khắc hoa văn ,có loại để trơn.
Vòng tay bạc lấp lánh ở 2 cổ tay người phụ nữ Thái làm sinh động vẻ đẹp làm tăng thêm sự duyen dáng của họ.Vòng tay nằm ở cổ tay tức là điểm cuối của ống tay áo và đầu bàn tay với chất liệu bạc có giá trị như1 điểm chốt của toàn bộ bố cục của chất liệu kim loại trong mối quan hệ với chất liệu vải và màu da. 
Vòng tay còn là vật “bảo mệnh” của người Thái. Đồng bào quan niệm vòng tay cũng như vòng cổ,với chất liệu bạc có thể “đánh giá” trừ độc hại.Một số vùng Thái , đồng bào còn cho con cái đeo vòng bằng vàng hoặc vàng giả để trừ tà ma.

7. Thắt lưng(xài ẻo
Là một dải băng vải có chức năng giữ cho cạp váy quấn chặt ở cơ thể người mặc váy.
thắt lưng truyền thống của phụ nữ Thái thường làm bằng vải tơ tằm óng ả.Ngoài thắt lưng dệt bằng tơ tằm,người Thái còn phổ biến dùng loại thắt lưng dệt bằng sợi bông.Thắt lưng dệt băng sợi bông thường đem nhuộm rồi mới dùng.Thắt lưng thường được nhuộm màu xanh lá cây .Các cô gái còn gia công thêm 2đầu thắt lưng miếng vải màu cho đẹp.Các cô còn thêu xung quanh miếng vải ghép ở 2 đầu khăn.
8. Xà tích
Xà tích là dây bạc phụ nữ Thái dùng để đeo chìa khóa và những đồ nữ trang nhỏ khác. Một bộ xà tích gồm: Dây đeo chìa khóa bằng bạc, một hộp đựng kim bằng bạc, túi vải đựng tiền (ghép bằng vải nhiều màu), dao nhíp, bấm móng tay.
Xà tích được gài vào thắt lưng, buông xuống một bên hông. Trên nền chàm của váy, xà tích bạc óng ánh đung đưa theo nhịp chân bước tạo nên một vẻ đẹp vừa diêm dúa vừa sang trọng. Trong những ngày thường các cô gái ít đeo xà tích. Họ chỉ đeo trong những dịp hội hè, lễ tết, cưới xin…Nhưng với phụ nữ có chồng, vai trò tay hòm chìa khóa nặng hơn con gái nên lúc nào xà tích cũng luôn luôn bên mình.
Trong quan niệm truyền thống, xà tích được gắn thêm hộp kim không phải là vô thức. Hôp kim gồm 9 cái đeo vào dây bạc được xem như là vật chủ yếu để trừ tà ma. Có hộp kim trong chùm xà tích phụ nữ Thái yên tâm không sợ bị làm hại, quấy rầy bản thân và làm hại con cái. Trong những đồ vật chính đeo vào dây xà tích có thể có thứ này thứ khác nhưng hộp kim thì khônh thể thiếu được. Vì lẽ đó mà ý nghĩa của xà tích vượt ra ngoài giá trị trang điểm bởi nó còn thể hiện một tín ngưỡng dân gian của dân tộc Thái.
9. Váy(xỉn ông):
Váy được tạo thành bởi 4 mảnh vải khổ 40cm,dài trên dưới 90 cm,khâu khép kín lại theo chiều dài.cạp váy được can từ miếng vải khac từ than váy.
Cạp váy thường được làm bằng vải màu trắng hoặc đỏ.khi nôíi vào than váy ,cạp váy có chiều cao khoảng 10cm. người Thái gọi cạp váy là “đầu váy” (hua xỉn).Tên gọi đó nói lên sự quy định khi sử dụng váy. Đầu váy luôn ở phía trên để phân biệt với chân váy phía dưới. Phía dưới chân váy được phụ nữ Thái viền hoặc dáp them miếng vải khác màu vừa cho cứng vừa tạo nên một giá trị thẩm mỹ riêng.

Y TRANG PHỤC PHỤ NỮ THÁI ĐEN: 
Nói chung trang phục phụ nữ Thái Trắng cũng có những nét giống nhau về : hoa tai, vòng cổ, vòng tay, thắt lưng, xà tích, váy. Tuy nhiên, trang phục phụ nữ Thái Trắng có một số nét khác biệt so với trang phục của phụ nữ Thái Đen, đó là: 
- Phụ nữ Thái Trắng không đội khăn piêu. 
Trong đó có một bộ phận phụ nữ Thái không đội “piêu” mà đội nón. Đó là phụ nữ Thái Trắng Lai Châu và một số vùng Thái Đen. người Thái gọi loại nón đan lợp lá bằng nón tát.Bên trong nón có vách để đội đầu.Loại nón này gần giống với chiếc nón thúng của người Kinh mà người ta còn thấy ở liền anh,liền chị quan họ 
Dân ca Thái có câu : 
“Nón Kinh chưa nên vành
Nón tát chưabuộc quai
Anh chàng trai trơn xin đến tìm vợ”
Các cô gái Thái Trắng đội nón này trông thanh thoát.Nón không che kín mặt mà nở xoè ra như bông hoa tên đầu tôn thêm khuôn mặt đẹp xinh của các cô gái Thái.Nón không chỉ che sương,gió ,nắng ,mưa mà còn là đạo cụ trong điệu xoè nổi tiếng trong và ngoài nước của đồng bào Thái 
Đồng bào Thái Đen (Sơn La) ngoài đội piêu ra cỏn đội cúp làm bằng cật nứa.Loại nón này chóp nhọn,giống nón lá của người Kinh ở đồng bằng song nặng hơn gấp nhiều lần.
- Phụ nữ Thái Trắng không dùng trâm cài tóc mà họ buộc tóc phía sau. Và họ cũng không có tục “Tằng cẩu” như người Thái Đen.
- Áo của phụ nữ Thái Trắng tương đối giống áo của phụ nữ Thái Đen nhưng có một nét khác biệt là ở cổ áo không phải là cổ cao mà là cổ áo hình thìa,hình chữ V.
Và màu áo thường là màu sáng, màu được dùng nhiều nhất là màu trắng. 

3.2. TRANG PHỤC NAM:
Có một nét chung trong trang phục của nhiều thành phần dân tộc ở nước ta cũng như nhiều cư dân trên thế giới là trang phục nam bao giờ cũng giản gị hơn trang phục nữ và trang phục của nam giới Thái cũng vậy.
Trang phục nam giới Thái chủ yếu gồm: khăn, áo, quần
1.Khăn: 
Khăn của nam giới không công phu, không đẹp như khăn “piêu” của phụ nữ mà đó chỉ là một miếng vải màu chàm đen.
Khăn của nam giới thường có hai loại: một gọi là “khằn pau” dài >1m; một loại gọi là “ khằn trọc” dài gần 1m. Đàn ông thường quấn khăn trên đầu khi lao động hoặc trong sinh hoạt.
“Khằn pau” được quấn trên đầu khi đi xa, hoặc dùng trong các ngày hội hè, lễ tết.
“Khằn trọc” sử dụng khi đi làm ruộng, nương, trong lao động hàng ngày.
Cũng như khăn “piêu” của nữ, hai loại khăn của nam giới có tác dụng như chiếc mũ. “khằn” giúp con người bảo vệ cái đầu, che nắng, tránh rét.
“Khằn trọc” được quấn đơn giản trên đầu theo lối chữ nhân. Cách vấn này tiện, nhanh.
“Khằn pau’’ là loại khăn được sử dụng trong những ngày lễ tết nên được vấn cẩn thận, trang trọng hơn. “Khằn pau” được vấn theo kiểu khăn xếp của người Kinh, tức là quấn nhiều vòng tạo thành các lớp xếp lên nhau.
Chỉ khi trưởng thành, 13-14 tuổi thanh niên nam người Thái mới bắt đầu dùng khăn. Nhìn chung ở tuổi trẻ nam giới Thái ưa dùng khăn màu chàm biếc, còn các cụ ông hay dùng khăn màu chàm đen.

2. Aó: 
Aó của nam giới đơn giản về cấu tạo và trang trí so với áo của nữ giới. Aó của đàn ông dân tộc Thái được cắt may theo kiểu xẻ ngực, cổ tròn, không cầu vai, 2 túi dưới…đây là loại áo cánh mặc thông dụng. Loại áo này cũng góp phần quan trọng tạo nên đặc điểm giới tính của trang phục nam.
Aó nam giản gị, ít trang trí so với áo nữ. ít ai nhìn thấy đôi “mák may” lấp ló ở chỗ gián tiếp được xẻ tà và đường giáp hông áo. Đó là nơi được trang trí duy nhất trên áo nam giới. “Mák may” được quấn bằng chỉ màu, không có lõi bên trong. Đó là các loại chỉ xanh, đỏ, vàng…trong đó màu đỏ được dùng với tỉ lệ lớn hơn màu khác. Chỗ xẻ tà của áo nam được người Thái liên tưởng đến sự sinh sôi, nảy nở. Đồng bào quan niệm chỗ xẻ tà áo giống như chỗ chia đôi trên thân cây, từ “mák” ở đây biểu thị cho sự nảy mầm, phát triển vươn lên.

3. Quần
Nếu váy (xỉn) là biểu hiện rõ nét giới tính của trang phục nữ thì đối với nam giới biểu hiện là quần.
Quần là một kết cấu gồm 2 ống vải tách ra ở phần dưới và chung nhau ở phần trên.
Về hình dáng nhìn chung quần nam giới Thái không khác quần bà ba của người Kinh. Cái khác là ở chỗ cắt may nó. Nếu quần của người Kinh trước đây thường cắt đũng chéo (đũng chân què) thì người Thái lại xẻ đũng giữa.
Quần nam giới dân tộc Thái không rộng như quần nam Hmông mà mặc vừa người. Giống như áo vừa dùng màu chàm vừa dùng các loại vải kẻ khác nhiều màu thì quần cơ bản là màu chàm.
3.3. Y PHỤC TRẺ EM:
Khi sinh con đầu lòng, giống như người Kinh, bà mẹ Thái đi xin quần áo cũ của các gia đình đông con trai và con gái để lấy phước cầu mong con cháu của gia đình mình cũng như vậy.
Khi mới sinh, trẻ được bọc trong những mảnh vải bông màu chàm, gọi là hả trán. Trẻ em từ 3-4 tuổi trở đi được may quần áo, khăn, mũ tuỳ theo giới tính. 
Trẻ trai mặc áo ngắn, quần ngắn và dài buộc dây rút, thắt lưng vải, đội mũ ghép bằng các mảnh vải màu gọi là muk lếch nọi (mũ trẻ nhỏ). 
Trẻ em gái mặc áo,váy,thắt lưng, tới 9-10 tuổi bắt đầu đội khăn piêu như người lớn. Trẻ em cũng đeo vòng cổ, vòng tay, chân ngoài cho đẹp còn có tác dụng giữu vía, trừ ma tà làm hại. Trẻ em khoảng 5-6 tuổi đục lỗ tai để sau này đeo vòng.
Trẻ nhỏ còn đeo bên mình túi tổ cẩm nhỏ, trong đó đựng đồ chơi.

3.4. TANG PHỤC:
Y phục chính trong tang lễ của người Thái là chiếc áo xửa co lòng, may bằng vải màu trắng, kiểu xẻ ngực, dài quá gối nẹp áo không có khuy cài mà dùng dây buộc, gấu áo xổ, gấu tay đáp vải màu xanh, đỏ. Loại áo này dành cho con trai, con dâu của người đã quá cố.
Người chết sau khi được tắm rửa sạch sẽ,mặc áo xửa cỏm (nếu là nữ) vào trong, rồi đến xửa chái và ngoài cùng là xửa luổng.
Trong thời gian tang lễ, vợ, con dâu trưởng, con gái cả của người quá cố mặc “xửa luổng”, con dâu thứ và con gái thứ mặc xửa cò lòng, họ hàng và những người thân thích mặc xửa cỏm màu trắng. Sau khi mai táng xong, ra về, con gái cả, con dâu cả cởi bỏ xửa luổng treo trên cột nhà mồ để lại cho người chết rồi mặc xửa cò lòng ra về. Sau đám tang, những người để tang mặc xửa cỏm màu trắng, chỉ khác là hàng khuy bạc đơm ở mặt trái.
Các nhóm Thái Phong cách trang trí Địa phương
Nhóm Thái Trắng
(Táy Khao) - “Piêu” không hoa văn 
(chỉ là dải vải màu chàm ) Mường Tấc (Phú Yên), Mường Xang (Mộc Châu) … tỉnh Sơn La
Nhóm Thái Đen
(Táy Đăm) - Hoa văn trang trí thoáng, nhã nhặn. Đồ án trang trí có trung tâm.
Hoa văn thực vật + hình học
- Mật độ đồ án trang trí vừa phải,có trung tâm đồ án (chiếm diện tích chủ yếu)
Hoa văn động thực vật + hình học
- Đồ án hoa văn trang trí đậm đặc,có trung tâm của bố cục đồ án.
Hoa văn chủ yếu là hình học. - Điện Biên – Lai Châu
- Huyện Thuận Châu và quanh thị xã Sơn La
- Huyện Yên Châu tỉnh Sơn La.
Nhóm Thái
Thanh Hoá-Nghệ An-Hà Tĩnh - Mật độ đồ án trang trí rất đậm đặc
Bố cục dải băng ngang. Có nhiều trung tâm ở án trang trí.
Hoa văn động vật + hình học
- “Piêu” không chỉ trang trí ở 2 đầu mà toàn bộ diện tích khăn (theo lối dệt hoa văn) - Huyện Thường Xuân – Thanh Hoá
- Nghệ An – Hà Tĩnh
3.5.Y PHỤC THÀY CÚNG
Trong các bản mường Thái có một số người hành nghề cúng, bói và cúng giải các loại “phi” (ma) làm hại cho người. Đó là các thày Mo, bà Một, các ông bà Then …
Thày mo hành lễ trong các dịp cúng Xên Mường, Xên Bản. Mặc áo thụng rộng, may kiểu chui đầu, màu vải đỏ, gấu áo phủ quá gối, có ghépp những mảnh vải hình tam giác, gần giống với áo Xửa luổng của người Thái Đen, đầu đội mũ bằng vải khít có tua rủ xuống vai, có khi trên mũ có dán thêm hình các con vật như :bò. rắn, rết, sâu … Các cụ già kể lại rằng, xưa các thủ lĩnh Thái đi chinh chiến cũng thường mặc loại áo thụng này.
Trong các nghi lễ cúng ma nhà (phi hướn), thày mo mặc áo màu đen xửa vạt lẳn, quấn khăn dài thành nhiều lớp trên đầu. Các bà Một khi cúng mặc áo dài xửa chái, thắt lưng màu trắng có trang trí hình các con vật, đầu đội khăn hình chóp, hai dải khăn để xoã phía sau lưng.

NHÀ CỬA: 
Do nằm trong hệ sinh thái của rừng mưa nhiệt đới,độ ẩm cao,mưa nhiều,côn trùng, thú dữ lắm,các cư dân của khu vực Đông Nam Á trước đây chủ yếu là ở nhà sàn. Do vậy, nhà sàn trở thành mô típ của Đông Nam Á. Cho đến hiện nay ở các vùng nông thôn của các nước này ngôi nhà sàn vẫn hiện diện ở nhièu nơi như là 1 đặc trưng của văn hoá phương Nam.
Nhà sàn Thái là lâu đài gỗ, tre, nứa, lá…Mọi nguyên liệu làm nhà đều là sản phẩm của địa phương.
Đối với bất kì dân tộc nào việc lựa chọn địa điểm phải thỏa mãn các yêu cầu: thuận tiện cho sản xuất, gần nguồn nước. Ở người Thái địa điểm làm nhà thường là chân đồi, nơi gần ruộng, nương tiện cho sản xuất, gần các thung lũng có nước chảy. Địa thế nhà thường thấp hơn nguồn nước để có thể bắc máng nước chảy về gần nhà.
Trông quá trình dựng là nhà thì người Thái chú trọng đến việc chọn và dựng cột cái “xau hẹ’’. Xau hẹ được dựng trước nhà, là sức mạnh, là linh hồn, là điểm tựa bên ngoài của gia đình.
Nhà sàn Thái có 4 mái: 2 mái to chạy dọc theo chiều dài của nhà, 2 mái nhỏ che 2 mái nhà. Các vùng khác nhau thì có sự khác nhau ở 2 mái nhỏ: ở vùng Sơn La 2 mái nhỏ chủ yếu có hình cánh quạt cong; còn ở Lai Châu, ngoài loại trên còn thêm loại hình cánh quạt phẳng.
Nhà sàn truyền thống là loại nhà sàn có 2 mái phẳng hình chữ nhật, 2 mái nhỏ cong hình cánh quạt úp che 2 phía đầu hồi. Trông toàn bộ mái nhà từ bên ngoài có hình dáng giống mai con rùa hoặc một chiếc thuyền úp. Bên trong mái nhà rất thoáng, cao vì trong nhà hoàn toàn không có cột. Một khoảng không gian rộng, lại được bếp lửa sưởi ấm suốt ngày cho nên trong nhà giữ được khong khí ấm áp, thơm mùi khói bếp khác hẳn với môi trường bên ngoài. Nhà sàn đẹp một phần quan trọng thể hiện ở các mái.
Trên mái nhà sàn Thái ở hai đầu hồi khau cút vút cao được ghi nhận như là một đặc trưng đậm đà màu sắc dân tộc. Tác dụng trực tiếp của “khau cút” là nó đóng vai trò làm cái nẹp giữ cho lớp chanh ở hai đầu hồi khỏi bị tốc lên khi có mưa to gió lớn. Song bên cạnh đó khau cút còn mang nội dung thẩm mỹ dân tộc rõ rệt.
Khau cút dược làm từ hai miếng gỗ. Màu tự nhiên của gỗ thường là màu ngả lõi, còn khau cút lúc nào cũng có màu trắng.Trước đây quét vôi trắng còn ngày nay quét sơn trắng.

4.1. NHÀ SÀN:
Là nhà sàn nên nhà người Thái cũng có 3 mặt bằng chồng lên nhau như nhà sàn Tày,Nùng hay Mường :
“Tê đa” hay còn gọi là “ thản hạnh”(trần nhà)
“Hạn cang” hay còn gọi là “chuông cang”(sàn nhà)
“Pựn lang”(nền nhà) Bên cạnh nhà thường trồng 1 khóm chuối hay khóm mía tượng trưng cho yếu tố nén-sức sống vươn thẳng từ mặt đất,còn mặt đất là yếu tố minh. Minh, nén là 1 khái niệm trừu tượng được cụ thể hoánhư 1 điểm tựa của “hồn” là nền móng của sự sống trong tâm thức của người Thái,bắt nguồn từ đất mẹ.
+ Nhần có 2 cửa đi lại. Hai cửa được mở ở chính giữa 2 đầu hồi,2 cửa đi lại này có 2 tên gọi khác nhau: Cửa “chán” và cửa “quản”. Cửa “chán” là cửa mở từ trong nhà ra phía “chán”,”cửa quản” là cửa mở ra phía “ qủan”. Thường thường cửa “ chán” nhìn về phía nào thì đó là hướng của ngôi nhà.
Hai cửa “quản” và “ chán” đối diện nhau qua giữa nhà,phân chia bên nhà ra làm 2 nửa bằng nhau: Nửa trên và nưa dưới.Phía Bắc cầu thang lên là nửa dưới,nửa còn lại là nưa trên.Nửa trên và nửa dưới hoàn toàn không có gì ngăn cách,đường ranh giới chỉ là sự ứoc lệ nhưng đối với đòng bào thì rất rõ rang. Ranh giới ở đây là đường thẳng tượng trưng nối giữa 2 cửa đi lại.
Theo phong tục đồng bào Thái,nửa trên của nhà dành làm chỗ thờvà chỗ ngủ của mọi thành viên trong gia đình.Khách không bao giờ được đi lại qua nửa này.Tính từ bên cưa “quản” vào,gian thứ nhất là “hoỏng coóng”-gian thờ.Gian này có “xau hoóng”-nơi trú ngụ của tổ tiên .”phi hướn” – ma nhà,cho nên đồng bào dành gian này để thờ.Gian này thường trống trải,không có đồ đạc,ít khi quét dọn,bụi bặm bámnhiều làm tăng thêm vẻ hiu quạnh,lạnh lẽo-không gian đó gợi cho ta ấn tượng của 1 thế giới hư vô.Khi có việc ,ông chủ nhà hoặc năm giới trong nhà có thể đến gian này.Khách tuyệt nhiên không được đến.
Theo phong tục đồng bào Thái,nửa trên của nhà dành làm chỗ thờvà chỗ ngủ của mọi thành viên trong gia đình.Khách không bao giờ được đi lại qua nửa này.Tính từ bên cưa “quản” vào,gian thứ nhất là “hoỏng coóng”-gian thờ.Gian này có “xau hoóng”-nơi trú ngụ của tổ tiên .”phi hướn” – ma nhà,cho nên đồng bào dành gian này để thờ.Gian này thường trống trải,không có đồ đạc,ít khi quét dọn,bụi bặm bámnhiều làm tăng thêm vẻ hiu quạnh,lạnh lẽo-không gian đó gợi cho ta ấn tượng của 1 thế giới hư vô.Khi có việc ,ông chủ nhà hoặc năm giới trong nhà có thể đến gian này.Khách tuyệt nhiên không được đến.
- Đi từ phía “chán” vào nhà,gian đầu tiên là gian bếp. Hàng ngày,bếp này dành cho việc nấu cám lợn,khi trong nhà có việc cưới xin,lễ tết… cần nấu nướng nhiếu người ta cũng dùng bếp này.Trong trường hợp nhà có người sinh con nhỏ thì người mẹ phải nằm cạnh bếp sưởi khoảng 5 ngày đêm lien tục.
+Bếp nữa bếp thứ 2 thường được đặt ở gian giáp với gian ngủ của chủ nhà – gian có “xau hẹ”(cột cái).Đây là bếp dùng để đồ cơm nếp và nấu nướng thức ăn hàng ngày,và người chủ nhà cũng tiếp khách ở quanh bếp này.Bếp và quanh bếp là điểm hội tụ của sinh hoạt văn hoá gia đình.
Gần bếp phía giáp với gian ngủ của chủ nhà có “xau hẹ”(cột cái).Sát “xau hẹ” là nơi đặt cái ninh (được làm băng đồng,hình thù phần dưới giống nhưcái nồi đồng cao nhưng phần miệng làm gờ lo era như cái giá đỡ lấy cái chõ.Khi đồ cơm nếp,người ta vo gạo cho vào đó rồi đặt chõ lên ninh),cái ninh chỉ đặt ở đó.Cái ninh là đồ dùng hàng ngày để đồ cơm nếp cho nên nó là vật tượng trưng cho cuộc sống ấm no,đầy đủ.
Giữa 2 bếp có 1 khoảng không gian rộng dành cho sinh hoạt ăn uống trong gia đình.
Trong ngôi nhà còn có khoảng sàn trống từ bếp giữa nhà đến vách đầu bên “quản”.Thông thường nơi sát bếp là nơi tiếp khách.Ở đây thường đặt bộ ấm chén uống nước và ống điếu cày cổ truyền.
Mặt sàn khác găn liền với nhà sàn trong nhà,nằm dưới mái nhà nhưng lại ở bên ngoài cửa phía “quản” gọi là “tang quản”.Chức năng của “táng quản” là chỗ ngủ của rể “quản”,là rể mới được nhận đến ở.Thời gian đầu này,rể phải nằm ngủ riêng 1 mình ở ngoài “quản”.
Mặt bằng sinh hoạt khác gắn liền với mặt nhà sàn nhưng ở ngoài nhà và hoàn toàn nằm dưới mái nhà,gọi là “túng chán”,là để phơi phóng lương thực và quần áo.Ngoài ra,1số công cụ lao động như cuốc cũng được móc vào lan can,để cái bung,ống mương gánh nước.
Ở trên “tang chánh” bên mép lan can,đồng bào hay dùng than cây gỗ to đục rỗng than,cho đất vào làm nơi trồng hành hoa,tỏi ớt,thì là …
Diện tích mặt bằng dưới gầm nhà sàn ở được đồng bào tận dụng làm nơi để công cụ sản xuất (cày,bừa…),chuồng gà,chuồng ngựa
1. Gian để đồ dùng sinh hoạt 5. Gian tiếp khách
2-3. Gian ngủ a. Bếp chán : Nấu và tiếp khách nữ
Gian thờ b. Bếp quản: Nấu và tiếp khách nam
4. Gian ngủ của con gái Cửa sổ
* Mặt bằng sinh hoạt nhà sàn Thái Đen: 
Phần nhà có các gian chính gọi là Hỏng tô,gian chái là hỏng tụp,chái phụ là hỏng tịp
Những gian nằm trong phạm vi hỏng tô lại có tên riêng : Lấy cột “xau hẹ” làm mốc ranh giới,về phía tay phải gọi là Táng quản. Phần này lại được chia theo gian: hỏng hóng,hỏng quán.Gian chính giữa gọi là cang hướn.Phần nhà về phía tay trái của cang hướn là tang chan.Táng chan lại được chia thành Hỏng lánh ngái,hỏng chan và chan. Chan lại được chia thành : Chan vuông và chan no.
Nhà còn được chia theo chiều dọc,đường ranh giới qua bếp khách.Từ bếp này trở về phía sau là hỏng non,về phía trước là mang tẩu.
1. Mặt bằng sinh hoạt nhà sàn của ngưới Thái Đen ở huyện Mường La,Sơn La:
Nhà theo kiểu phăng đinh – khứ tháng,mái hình mai rùa lợp băng cỏ tranh,hai hcỏm đầu dốc có “khau cút”,xung quanh nhà che vách nứa.Có 2 cưa chính (CL1,CL2) ở 2 đầu hồi,mặt trước và sau nhà có nhiều cưa sổ (CS),có 2 thang ở 2 đầu hồi(T 1,T2).Qua thang chính (T1) lên gian quản (GQ),gian này để trống.Từ gain này qua cửa chính (CL1) vào gian hỏng quản (HQ),Phần sau của gian này có 1 phòng nhỏ dành cho người ở rể,nếu chưa có người ở rể thì để cho con trai (PR),về phía trước là giường khách (GK) và có bàn ghế tiếp khách (BK).Tiếp là gian hỏng hóng (HH),phần sau là của vợ chồng chủ nhà (GC) ở đây có bàn thờ tổ tiên (TT).Gian này có bếp khách (BK).Mặt trước về bên trái có ột xau hẹ (XH).Trên cột này ngườita treo 1 gói ạt giống,1 mai rùa và 1 dương vật đẽo bằng gỗ.Đó là hết phần táng quản.
Tiếp gian hỏng hóng là gian cang hướn (CH),phần sau dành cho con gái (CG),phía trước để trống.Kề gian này về phía bên trái là phần tang chan (TC).Gian đầu của táng chan là hỏng lánh ngái (HLN),về phía sau dành chovợ chồng con gái (GR),phía trước là bếp (BC).Giam kế là hỏng chan (HC) để lương thực,chai lọ ….chủ yếu là nơi đẻ phụ nữ trang điểm (TĐ).Tiếp là chan,phần ưới mái là chan cuông(CC) nơi dành cho công việc của nữ giới ( khâu vá,thêu thàu,đan lát) và cũng là nơi để nước (ĐN) sinh hoạt.Phần lộ thiên là chan no (CN)để ngồi hóng mát và phơi phóng (SP).Thang phụ T2 đặt ở chan chủ yếu để cho nữ giới qua lại.

*Mặt bằng sinh hoạt nhà sàn Thái Trắng 
+Mặt bằng sinh hoạt nhà sàn Thái Trăng ở huyện Mường Lay, Lai Châu:
Nhà làm theo kiểu phăng đinh – khứ tháng ,mái lợp tranh,4 góc mái vuông,không có khau cút,xung quanh nhà che bằng vách nứa
Mặt bằng sinh hoạt chia ra làm 3 phần theo chiều dọc nhà: 
Thang chính (T1) đặt ở đầu hồi thuộc về hành lang phía sau.Qua thang lên thẳng phòng tiếp khách (PK).Liền với phòng khách về bên trái là nơi dành cho con gái (CG),cạnh đó có bàn ăn (BĂ),tiếp là bếp (BC,BP).Cạnh bếp,giáp váchngăn với sàn phía noài là nơi để chai lọ… Ngoài cùng là sàn đêr nước (SN),sàn này có thang phụ (T2) dành cho nữ giới qua lại. 
Hành lang ở giữa,trước mơi dành cho vợ chồng chủ nhà có bếp khách(BK),tiếp là sa quay sợi và khung cửi(SS, KC).Hnàh lang phía trước,đầu hồi có 1 phòng nhỏ dành cho khách (PK),tiếp là 1 ô nhỏ trong đặt bàn thờ tổ tiên (TT),tiếp là nơi dành cho vợ chồng chủ nhà (GC,vợ chồng con chủ nhà (GT) và con gái chủ nhà (GG).

4.2. NHÀ ĐẤT
- Bộ khung của ngôi nhà đất được làm theo kiểu vì kèo suốt – 4 hàng cột,kết cất kèo – cột – xà với kkkĩ thuật mộng có mang thắt. Nhà 6 gian lại thêm 2 gian phụ ở 2 đầu hồi.Mái lợp tranh,xung quanh nhà bưng bằng ván mỏng.Đằng trước có hiên rộng (H).Trước nhà có 1sân phơi (SP) cao khoảng 1m và 1 mảnh vườn nhỏ.
Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt như sau: Gian hồi bên phải có bếp (BC),1giường cá nhân (GM) và 1 chạn bát (CB).Gian thứ 2 và thứ 3 thuộc về nửa nhà sau là 1 sạp cao cách mặt đất khoảng 70 cm dành cho vợ hai (GV2)và con gái nhỏ,về phía trước có 1 bàn học sinh (BH),Hai gian này có vách ngăn với gian bên cạnh.Gian thứ 4 cũng có sạp như gian thứ 3 dành hco chủ nhà và vợ cả (GV1),về phía trước có bếp phụ (BP) dùng về mùa đông.Gian thứ 5 có 1 tủ áo (TA),1 bộ bàn ghế tiếp khách (BK) (trước đây gian này có vách ngăn với gian thứ 6 nhưng nay đã bỏ đi ).Gian thứ 6 và thứ 7 có 2 giường đôi kê sát nhau dành cho khách (GK1, GK2).Bên cạnh giường khách treo trên đó là bàn thờ tổ tiên (TT).Ở góc nhf về phía trước còn có 1 cót thóc (CT).Gian thứ 8 cũng tức là gian hồi bên trái để trống.
- Kiểu nhà đất thuộc xã Chiêng Xôm 
Nhà 3 gian xây gạch lợp ngói,nửa nhà phía trước có trần.Bên cạnh nhà này còn có 2 nhà sàn,1 là nhà bếp, 1 là nhà của người con trai thứ 4. 
Mặt bằng sinh hoạt được bố trí như sau : Nhà được chia thành 2 phần theo chiều dọc: Phần nhà phía trước,3 gian để thong nhau.Gian thứ nhất có giường khách (GK) và 1 bộ bàn ghế tiếp khách (BK).Gian giữa để trống,gian thứ 3 có bàn học sinh,1 giường cá nhân của cháu trai (GCT)
Phần nhà phía sau,các gian đều có tường ngăn,chia thành 3 phòng,Phòng thứ 1 của cợ chồng chủ nhà (PC),bên trong có 1 giường đôi,1 tủ áo (TA) và 1 hòm gỗ (HG).Phòng hứ 2 của cháu trai (PCT) ,có 1 giường cá nhân,1 xe đạp (XĐ),1 cót thóc (CT) và 1 hòm gỗ (HG).Phòng thứ 3 của vợ chồng con trai trưởng (PT),có 1 giường đôi,1 tủ áo(TA) và 1 hòm gỗ (HG) 

5. KIẾN TRÚC TRANG TRÍ
Người Thái Đen ở nhà sàn mái vòm, cong, khum mai rùa (có bình đồ hình bầu dục).
Người Thái Trắng ở nhà sàn mái phẳng (có bình đồ hình chữ nhật).
Kiến trúc Thái Đen có hình thức trang trí hoa nhà “khau cút” ở hai đỉnh nóc đầu hồi của ngôi nhà vươn cao như biểu tượng về sự hiện diện của con người trong khung cảnh bao la của núi rừng tươi đẹp, hùng vĩ và tạo nên một diện mạo hết sức đặc sắc cho cảnh quan của núi rừng Thái Đen, khác hẳn cảnh quan bản làng bất cứ dân tộc thiểu số nào trên bán đảo Đông Dương.
Khau cút có hai bộ phận: Bộ phận bên dưới gắn chặt vào đầu hồi của nóc nhà, chìm trong khối hình của vòm mái. Bộ phận phía trên nhô cao và được trang trí rất đẹp. Bộ phân trang trí phía trên dường như còn tính chất thể hiện thân phận củ chủ ngôi nhà cho nên được người Thái chia làm hai loại hình:
1. Khau cút bẻ (khau cút sừng dê): Gồm 2 nhánh chính thể hiện ngôi nhà của người đơn côi, góa bụa nên còn được gọi là “khau cút mải).
2. Khau cút chùm(chùm=chêm thêm): Chêm các nhánh còn thêm vào hai nhánh chính, thể hiện ngôi nhà của những người đông con, giàu nhân lực, vật lực, tài lực và quyền lực.

Tùy theo tính chất giai cấp, truyền thống của từng vùng và sự khéo léo củ nghệ thuật dân gian, khau cút Thái Đen rất phong phú, đa dạng.

Người Thái Đen còn sáng tạo một bộ phận kiến trúc xinh xắn đó là cái “máng trồng hành” (xum hom búa). Trồng những loại rau thơm, như những mảnh vườn nhỏ treo cao đưa những đốm màu xanh non tơ, màu hồng sáng tươi của hoa lá về ngay bên nhà sàn. Những máng trồng hành này ngắn hơn và cũng được chế tác từ thân cây gỗ, gần giống như những đuống (luống) giã gạo, thường dựng bên cạnh cầu thang hoặc lan can đầu “quản”). Đó cũng là những nét đặc sắc riêng của cảnh quan kiến trúc bản làng Thái Đen.
Một bên vách của nhà sàn dựa theo triền núi, còn một bên vách có mở nhiều ô cửa sổ trông ra thung lũng có đồng ruộng bậc thang, men theo con suối lượn trôi, lấp lóa trời xanh, mây trắng soi mình trên mặt nước.
Những ô cửa sổ nhà sàn Thái Đen thường được làm bằng gỗ và có trang trí điêu khắc. Dù nhà nghèo đến mấy, người Thái Đen cũng trạm trổ, trang trí ô cửa sổ ở gian tiếp khách, vừa thể hiện tập quán trọng khách vừa như biểu hiện vị thế của chủ nhân ngôi nhà trong cộng đồng xã hội. Sự biểu trưng của bộ phận trang trí ô cửa sổ cũng xứng hợp với sự biểu trưng trang trí trên bộ phận khau cút ở nóc nhà. Đó là sự thống nhất cả trong nội dung và hình thức trang trí điêu khắc phục vụ cho kiến trúc Thái Đen. Bộ phận trấn song dưới có chiều cao đến ngang tầm vai, khi người ngồi trên sàn tựa lưng, tựa vai vào cửa sổ nên có tên là cửa sổ tựa-“táng cơi”. 
Vẻ đẹp hoành tráng và ngời sáng của vũ trụ còn được tái hiện trong “cây hoa vũ trụ” (co xăng bó) trang trí trụ cột cho lễ “Hội mừng mùa măng mọc” (kim lẩu nó) của người Thái. 
Người ta thể hiện tài đan lát hình những con giống, khắc gọt mô hình những công cụ lao động mà tổ tiên đã sáng tạo trong quá khứ xa xăm; khắc gọt những đóa hoa tỉ mỉ tết thành từng tràng hoa rực rỡ sắc màu và bố cục trang trí thành nhiều tầng, tỏa rộng trên cây hoa vũ trụ như những hạt nắng, hạt mưa, hạt âm, hạt dương cơ bản của thiên nhiên ban tặng cho con người từ thuở con người có ý thức trồng trọt và chăn nuôi trong nắng sớm mưa chiều, tự nuôi sống bầy đàn của mình.
6.NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRÊN VẢI:
Người Thái gọi đồ án trang trí vải dệt có hai màu: nền đen (chàm đậm); họa tiết trắng (lái ăm), lái=vằn, ăm= đồ đan, tức là vằn trên đồ đan.
1. Thuật ngữ “lái ăm” cho thấy mối quan hệ giữa kiến trúc đan bằng tay tạo hoa văn trên đồ đan và đan bằng sợi vải trên khung dệt để tạo hoa văn trên đồ vải có cùng nguồn gốc kiến trúc và 4 dạng tạo hình trang trí. Kĩ thuật đó đã tạo nên phong cách tạo hình trang trí hình kỉ hà rất đặc sắc. Muốn sáng tạo những họa tiết trang trí hình kỉ hà, tác giả phải có trí tưởng tượng trừu tượng hóa nguyên mẫu thao quy luật hình kỉ hà-gãy góc, có chiều hướng biểu tượng là chính, nên có tính cách điệu hóa, giàu chát trang trí đăng đối, bố cục chặt chẽ. Trên nền tảng cơ bản của hoa văn “lài ăm”, người Thái đã phát hiện được các loại kĩ thuật dệt và thêu hoa văn nhiều màu trên vải: làm phối màu của vải dệt cạp váy người Mường.
2. Dệt những pe khít nhiều màu tạo nên những đường diềm bố cục ở hai bên để làm tôn một nền màu đỏ thắm, rực rỡ (nhuộm bằng cánh kiến).
Hai loại vải đó có tên gọi là “khít” , đều dùng con thoi để dệt toàn vẹn các dải “pe khít” có họa tiết khác nhau.
3. Người ta chỉ dải hoa văn “lái ăm” thành những chi tiết rồi dệt từng chi tiết đó bằng cách gài sợi màu (theo kiểu dệt) tùy ý thích. Như vậy trong dải hoa văn “lái ăm” là một tập hợp nhiều chi tiết được dệt – gài sợi bằng những màu khác nhau. Vì vậy loại vải này được gọi là “khít nhó” hoặc “khít khẳm khép” (khảm ghép nhiều màu). Loại hoa văn, loại kiến trúc dệt này có ảnh hưởng sâu sắc tới kiến trúc thêu truyền thống, phổ biến của phụ nữ Thái. Tiêu biểu nhất là khăn đội đầu “piêu” của phuk nữ Thái Đen vùng Tây Bắc và trên vải may gấu váy của phụ nữ Thái vùng tây Thanh Hóa và tây Nghệ An.
7. ĐỒ CHẠM BẠC – TRANG SỨC:
Đồ chạm bạc nổi tiếng độc đáo của người Thái là các khuy bạc chạm nổi thành hình bướm để làm khuy áo của phụ nữ.
Đồ trang sức có: hoa tai, trâm cài tóc, vòng cổ, vòng tay, xà tích…
8. ĐỒ GỐM:
Có hai địa điểm làm đồ gốm nổi tiếng ở vùng Thái Tây Bắc: Mường Chanh (Mai Sơn- Sơn La), Chiềng Cỏi (thị xã Sơn La- Sơn La). Kĩ thuật tạo tác gốm còn giữ được nhiều yếu tố đò gốm nguyên thủy:
- Tạo dáng không có bàn xoay: chủ yếu dùng bàn vả, một thứ dụng cụ để dập các thỏi đất nhuyễn vào nhau. Muốn tạo một đồ gốm để có dạng tròn như chum, vại…người thợ gốm phải dùng bàn vả để dập, để vuốt đò gốm và phải chủ động đi quanh đồ vật trong khi đồ vật để yên 1 chỗ trên giá đỡ. Tuy vậy đến nay đã học được kĩ thuật dùng bàn xoay.
- Tạo họa tiết bằng cách khắc vạch thành các hoa văn đơn giản, hoặc đắp nổi các họa tiết bằng cách gắn thêm các dải đất xoe tròn, vê nhỏ.
Nhiệt độ nung thấp. Sản phẩm gốm Mường Chanh có dạng sành; gốm Chiềng Cỏi dạng đất nung. Tất cả đều chưa có lò nung mà dùng cách đốt lò lộ thiên.
9. ĐỒ ĐAN:
Tre, nứa, dang, mây… là những thứ cây đặc sản của miền nhiệt đới được người Thái tận dụng để đan thành những đồ dùng phục vụ sinh hoạt, sản xuất.
Người ta thường dùng cách đan long mốt, long đôi để tạo nên các vằn hoa văn đơn giản gọi là “ lái ăm”. Hoặc dùng nan đã chuốt kĩ, hun khói bếp để lấy màu nâu từ đậm đến nhạt, để đan xen kẽ, cài hoa trên nền đồ đan có nan trắng ngà. Các kiểu đồ đan có khối hình đặc sắc và phù hợp với công năng của nó.
Các loại như: đồ đựng nhạc cụ, đồ dùng gia đình…Ngoìa ý thức sử dụng người ta còn chú ý tới sự gia công tạo cho khối hình, đường nết trang trí thuận mắt, ưa nhìn, có giá trị thẩm mỹ.
IV. VĂN HOÁ TINH THẦN
1. NGÔN NGỮ:
Là tài sản vô giá của bất kỳ cộng đồng tộc người nào. Là công cụ giao tiếp nhưng ngôn ngữ là sản phẩm của lao động,chỉ có con người mới có ngôn ngữ và nhờ ngôn ngữ mà con người sống thành xã hội ,dân tộc.Ngôn ngữ người Thái được coi là gía trị văn hoá đặc biệt.
Người Thái cũng là tộc người có văn tự từ lâu đời.Tiếng Thái thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái(Ngữ hệ Thái-Kađai),còn chữ Thái thì thuộc dòng chữ Phạn.Chính nhờ có văn tự mà cha ông họ đã ghi chép lại được rất nhiều truyện cổ tích, truyền thuyết (quắm tố mường – kể chuyện bản mường ),gia phả của các dòng họ,những lời răn dạy con người (quắm xon cốn), những quy định mang tính chất luật tục của các mường (Tục lệ người Thái Đen ở Thuận Châu), những truyện thơ, do tác giả hữu danh, vô danh sáng tác (Xống chụ xon xao – Tiễn dặn người yêu, Khun Lú náng Uả - Chàng Lú nàng Uá …Các tác phẩm văn học của người Kinh, người Hán chuyển sang tiếng Thái và lưu truyền trong cộng đồng
2. TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO:
Không giống như người Mông và người Dao, người Thái không theo một tôn giáo cụ thể nào, mặc dù văn hoá của họ anhhr hưởng tư tưởng Phật giáo. Tín ngưỡng dân gian Thái gắn với quan niệm: Van vật hữu linh: Mỗi ngôi nhà, bờ suối, gốc cây, hòn đá, cánh rừng, các đồ vật xung quanh…đều có hồn ngụ ở đó và chịu sự cai quản của Then luông. Người Thái cho rằng, không những con người mà mọi vật dều có cuộc sống được quy định bởi các phi. 
Phi có nhiều loại,trong những hoàn cảnh cụ thể khác nhau về ý nghĩa, chức năng trong đời sống tâm linh của cộng đồng : Phi Then – cai quản tất cả các phi; Phi bản, phi mường cai quản cuộc sống của dân trong bản mường; phi hướn phù hộ cho cuộc sống của mỗi gia đình; phi pà ná là ma rừng; phi ma là ma ruộng.
Bên cạnh ph, người Thái còn có khái niệm mí khoăn (hồn). Mỗi cơ thể con người đều có rất nhiều khoăn (khỏng 80 khoăn). Sự cân bằng của cơ thể do các khoăn đảm nhiệm. Các khoăn ngụ ở các bộ phận khác nhau và có chức năng ,vai trò khác nhau. Khi khoăn ở bộ phận nào đi vắng thì bộ phận đó sẽ có trcj trặc nhất định, cơ thể sẽ bị đau ốm, mệt mỏi. Nếu khoăn đi xa không trở lại nữa thì cơ thể sẽ chết, các khoăn sẽ biến thành phi.
Quan niệm của người Thái cũng cho rằng, có 2 thế giới tồn tại song song là Mường Trời và Mường người. Mường người là thể giới thực mà người Thái đang sinh sống. Mường trời là vùng rộng lớn của cõi trời, nơi ở của các then, trong đó Then luông là then đứng đầu mường trời. Dưới then luông có các vị then tạo ra quyền lực của phong tục và chuyên trừng trị những người làm sai trái, then tạo ra nghèo túng, tạo sự sinh đẻ, điều khiển tuổi thọ, tạo sắc đẹp, tạo ra các hiện tượng thời tiết …
Như vậy, người Thái tin rằng : các lực lượng siêu nhiên, then và phi đều có ảnh hưởng rất to lớn đến đời sống của họ. Hạnh phúc, may mắn hay bất hạnh, rủi ro của con người đều do các lực lượng trên chi pjối. Chính vì vậy mà từ xưa người Thái đã có tục thờ cúng để bày tỏ nguyện vọng, quan niệm của con người trong thể giới thực tại và trong thế giới hư vô. 
+ Thờ cúng tổ tiên :
Người Thái thường có những khu vực thờ cúng riêng đối với từng tông tộc, dòng họ hay gia đình.
Người đúng đầu dòng họ thường được thờ ở nơi trang trọng trong khu vực thờ dòng họ. Việc thờ cúng do trưởng họ đảm nhiệm. 
Những người sống chung trong một gia đình thì cùng thờ chung ma nhà ( phi hướn), người chủ gia đình thay mặt cả gia đình cúng ông bà tổ tiên.
Bàn thờ là mộ ngôi nhà sàn nhỏ (tượng trưng) bằng tre nứa có vách, có sàn đan hình đuôi cá. Bàn thờ này thờ tổ tiên ba đời của chủ nhà. Người Thái quan niệm ma nhà luôn ở bên cạnh con cháu, chăm sóc đến mọi mặt của đời sống gia đình. Những ma tổ tiên ở trên mường trời hay ngoài rừng không có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con cháu chỉ trong các dịp lễ tết đồng bào mới khấn mời về. 
+ Các nghi lễ nông nghiệp:
Thường được tổ chức vào tháng 8, khi những đàn chim màu đen bay xuống ăn sâu ở ruộng lúa, đồng bào Thái thường làm một lễ nhỏ ngay tại ruộng. Họ dựng một cái miếu con ngay giữa ruộng và sửa soạn một mâm cơm cúng gồm: một con lợn, cơm, rượu, đồng thời nhổ một khóm lúa đặt bên cạnh mâm cúng với mong ước lúa sẽ tốt tươi, trnhá được sâu bệnh.
Lễ này cũng có ý nghĩa cám ơn những con chim màu đen đã giúp người nông dân trừ được sâu bệnh, bảo vệ mùa màng.
+ Cột lắc mường biểu thị vận mệnh của mường : 
Vận mệnh của toàn mường và chúa đất phụ thuộc vào vận mệnh chiếc nhà sàn tượng trưng được dựng lên nhân dịp chúa đất lên cầm quyền. Nhà nằm trong lòng đất,cột chính ngôi nhà này gọi là cột lắc mường nhô lên khỏi mặt đất.Người Thái tin rằng Then Luông ngồi trên trời giữ lấy dây mường nối với cột lắc mường: 
Nếu cột lắc mường vững chắc ấy là Then Luông còn giữvững chắc dây mường, khi đó chắc chắn bản mường hưng thịnh. 
Nếu Then Luông buông dây mường, khi đó cột lắc mường lung lay,bao nhiêu thiên tai địch hoạ sẽ đổ xuống bản mường.
+Tục đón tiếng sấm đầu mùa 
Việc thờ cúng trời đất, tổ tiên của người Thái diễn ra hang năm theo chu kỳ sản xuất nông nghiệp và lồng vào các nghi lễ nông nghiệp chủ yếu nhằm cầu xin trời đất bảo vệ mùa màng. Theo đó, tiếng sấm đầu mùa rất quan trọng. Nó báo hiệu cuọc sống vạn vật bắt đầu một chu kì mới sau những ngày đông tháng giá.Cũng là lúc khởi đầu cho công việc đồng áng năm mới.
Tại đây người ta tổ chức các lễ xên mường, xên bản, Xên hươn mời Then và các vị thần đất,thần ruộng,thần song và tổ tiên về dự.Nhiều hội hè vui chơi diễn ra trong ngày đón tiếng sấm đầu mùa.
+ Lễ ăn mừng cơm mới và tục cúng hồn lúa 
Người Thái làm các lễ cúng ma ruộng mỗi khi cày bừa,khi gieo mạ,khi gặt hái.Khi bắt đầu lúa chín cũng là lúc mọi người tiến hành lễ cúng cơm mới.
Chủ nhà hái vài lượm lúa về treo trên vách bàn thờ ma nhà hay cột nhà chính.Sau đó mọi người tiến hành ăn mứng cơm mới.
Người Thái ở sông Mã,Thanh Hoá,Nghệ An có tục cúng hồn lúa.Người ta làm mâm cúng đặt lên chân rạ,khấn cảm ơn hồn lúa.Rồi họ bện bù nhìn rơm tượng trưng cho hồn lúa,rước về nhà,đặt lên bịch thóc.Hồn lúa sẽ ngủ lại trong nhà suốt mùa đông giá rét,đợi đến ngày sấm đầu mùa chủ nhà sẽ đánh thức hồn lúa dậy. 
3.Lễ tết:
3.1. TẾT ĂN CÁ (Dân tộc Thái – Thanh Hoá )
Vùng Cổ Lũng có tục ăn tết phải chuyên dùng món cá.Từ ngày 29 tháng Chạp,dân làng đổ ra song suối đi bắt cá không kể con nhỏ con to.Cá đưa về chuẩn bị thành mâm cỗ.
Con cá to nhất đem nướng riêng,gọi là cá đầu mâm.
Còn các loại cá khác thì dung biện thành 3 món : Cá độn cơm,cá mọc, cá nướng.
+ Cá độn cơm là cá nướng vàng ,đồ lên như xôi,vứt hết xương,vảy rồi độn với xôi nếp cái
+ Cá mọc là cá dùng làm nhân bỏ vào trong bánh bột gạo nếp,gọi là mọc. Có mọc 9,mọc
7,mọc 5 và mọc 3. Những con số này chỉ lượng cá dùng làm nhân.Mọc 9 là bánh mọc dung đến 9 con cá để làm nhân.
+ Cá nướng thì để riêng,kẹp trong que thành từng gắp.Có gắp 9 con,gắp 7 con … đem nướng trên than rồi đem đồ.
Mâm cỗ cá:Cá đầu mâm để giữa,các gắp cá nướng,cá độn cơm ,cá mọc để xung quanh.
Sau khi cúng lễ,gia đình quây quần bên mâm cá liên hoan.Trước khi ăn phải có lời chúc tụng bằng tiếng Thái,tạm dịch như sau :
Cô ăn cơm độn cá
Chú ăn cá độn cơm
Cho cánh tay vắt sừng trâu ra nước
Cho bàn chân đạp mảnh bát ra lửa
Tay trỏ vào rừng hổ cụp đuôi
Chân đạp xuống nước,thuồng luồng tróc vảy
Mùa tết tới khoẻ hơn tết này.
3.2. TẾT RỬA MẶT:
Tục này tiếng Thái gọi là Xuôi ná pi mớ.
Ngày đầu năm già trẻ gaí trai trong bản đổ xô ra suối hoặc các mó nước .Trên đường đi,họ với tay bẻ lấy 1 cành cây,thường là cành cây ổi,hoặc cây bông (hoa).Mỗi người cúi xuống hớp 1 ngụm nước suối xúc miệng,rồi rửa mặt. Đoạn họ nhúng cành ổi xuống suối,vẩy (khoát) nước rải lên mình,vừa vẩy vừa đọc lẩm nhẩm những câu ca. Lúc rửa mặt thì đọc câu: 
Mặt ta bẩn ta đến rửa
Ta dậy sớm trước chim
Ta đến rửa mặt trước chuột
Người trên thấy họ thương 
Người khôn thấy họ mến.
Khi khoát nước vào mình họ đọc: 
Ta đến kéo cái xấu trong người ta ra
Ta đến đỏ cái xấu trong người đi sạch
Thiên hạ làm bùa mê ta phủi
Ông tạo bỏ thuốc độc ta phủi
Gái tơ nói điều xấu ta phủi 
Ta phủi nó trôi theo con suối
Ta rũ cho sạch hết xấu xa
Trẻ em chưa biết kể,biết nói thì người lớn kể giùm.Sau đó họ buông cành ổi cho trôi theo dòng nước.Rửa mặt xong,mọi người mới ra về bắt tay vào công việc của ngày tết.

3.3. HỘI HOA BAN 
Hằng năm cứ vào dịp tháng 2 âm lịch ,thời tiết nắng ấm,ở vùng Tây Bắc hoa ban bắt đầu nở trắng núi,trắng rừng.Lúc này cũng là thời kì lúa chime gặp mưa xuân xanh mơn mởn trên các cánh đồng lúa nước 
Ở Sơn La,cứ sang xuân ,hoa ban nở,nam nữ thanh niên trong các bản mường lại rủ nhau đi hội chơi núi,hái hoa mừng xuân,cũng là dịp nam nữ thanh niên vui chơi,ca hát ,đánh đàn tính,thổi kèn,múa xoè,trao và đón nhận tình yêu.
Từ sáng tinh mơ,tiếng trống,tiếng chiêng âm vang truyền lan núi rừng. Các bếp nhà sàn lửa đỏ :đồ xôi ,thái măng;có nhà mổ lợn bày cỗ .Rượu cần từng vò lớn ,nhỏ được bê ra để chuẩn bị đãi khách .Đó là công việc của lớp trung niên và người già.Còn những chàng trai cô gái thì áo quần,khăn váy chỉnh tề ,gọi nhau í ới và đổ ra đường dẫn đến những cánh rừng có nhiều hoa ban nở .Họ chọn những cành hoa đẹp nhất để tặng người yêu và biếu cho bố mẹ.
Cũng trong ngày hội này ,trên dòng Nậm Na, diễn ra các cuộc hát giao duyên của nam nữ trên thuyền. Các cô gái duyên dáng che ô ngồi ở mũi thuyền, bên cạnh những bó hoa ban tươi thắm vừa mới hái, cất lên tiếng hát những bài dân ca mượt mà, giãi bày cảm xúc và tâm trạng riêng tư,trong khi các chàng trai ngồi ở phía dưới đuôi thuyền, vừa lái thuyền vừa đánh đàn tính,thổi sáo.
Người Thái ở huyện Mai Châu (Hoà Bình) lại có thủ tục mở hội Xên bản,xên mường .Hội mở vào dịp hoa ban nở, nên có tên là hội Hoa ban. Hội tổ chức định kì hàng năm nhưng quy mô to hay nhỏ còn tuỳ thuộc vào thời tiết có liên quan đến sự được mất của mùa màng năm đó. Vào khoảng tháng giêng. người Thái rất chú trọng đến tiếng sấm là dấu hiệu linh thiêng ,là “lời phán quyết của vua trời” có liên quan đến cuộc sống của bản,mường,của mùa màng năm đó.
Tiếp theo hội là một số ngày kiêng kị.Nhà nào nhà nấy đều đóng cửa ,cài cành lá xanh,người trong nhà nghỉ đi rừng,đi rẫy và không tiếp khách lạ.
Hội Xên bản xên mường mở vào mùa hoa ban nở là hội cầu mùa,cầu phúc của người Thái.Họ gửi gắm vào đó những ước vọng lớn lao về cuộc song bình yên ,no ấm nơi bản mường,đồng thời cũng là dịp thi tài,vui chơi ,trai gái tìm hiểu,tâm tình qua tiếng hát,tiếng đàn….
4. DÂN CA - NGHỆ THUẬT DÂN GIAN:
4.1 KHẮP:
Khắp ( hoặc là khặp ) là 1 loại dân ca của người Thái. Khắp có nghĩa là hát,hát để kể lẻ tâm tình, để động viên lao đọng, để vui chơi. Chưa có sự nghiên cứu phân loại nào về kho tàng của khắp ta chỉ thấy ở từng địa phương thường ghép thuật ngữ khắp vào lời ca điệu hát của mình để gọi thành tên cho dễ. 
Ví dụ :
- Ở các vùng Tây Bắc,tại Mường Lay ta gọi là Khắp Tảy Lay,tại Mường Xo (Phong Thổ) gọi là Khắp Tảy Xo; Ở Quỳnh Nhai là Khắp Tảy Chiên; ở Thuận Châu là Khắp Tảy Muổi, ở Mộc Châu là Khắp Tảy Xang.
- Ở Thanh Hoá ,nếu là người Thái ở Lang Chánh hát thì gọi là Khắp Mường Chánh, ở Thường Xuân thì gọi là Khắp Mường Hương. Đi bè trên sông Mầm hát thì gọi là Khắp lóng má,trên sông Chu gọi là Khắp lóng xăm. Ngay ở 1 bản mường ,người mạn dưới hát gọi là Khắp pọng tớ, ở mạn trên hát gọi là Khắp pọng nưa.
Những bài hát khắp ở từng môi trường sinh hoạt cũng được đặt tên khac nhau.Hát ở tiệc rượu gọi là khắp mú lẩu; Hát trong đám cưới gọi là khắp tỏn pạn xóng nảng (đón đưa nàng), hát tỏ tình trai gái giọ là khắp báo xao. 
Có khi người ta nghe theo điệu cao thấp,nghe theo người hát mà đặt tên. Bài hát du dương của đôi trai gái tự tình gọi là khắp xon láy. Hát cần cao giọng cho tiếng hát vang xa gọi làv khắp ơi! Bà táy hát gọi là khắp mụt, ông mo hát gọi là khắp mùn . Hát đố là khắp thả, hát ghẹo là khắp kẹo hoặc khắp cưa.
Ở Nghệ Tĩnh,người hát lại chia ra : 
- Khắp xư: dành để kể câu chuyện đời xưa. 
- Khắp ơi: hát khi đi rừng làm nương ( chỉ 1 người hát) 
- Khắp ọt èo : điệu hát riêng của các thanh niên ( người già không hát )
- Khắp ảm pùn,khắp phả ái : điệu hát khi say,muốn xin miễn không phải uống nữa.
Lời hát trong khắp là những lời được sắp xếp có vần, điệu như những câu thơ. Hình như chủ yếu là loại thơ 7 chữ,5 chữ đôi khi có thên bớt.Không thấy những câu lục bát hay tương tự lục bát như ở dân tộc Kinh và cũng không gặp những bài kiểu bát cú,tứ tuyệt như ở dân tộc Tày.Vàn thường gặp là vầm lưng,rơi vào chữ thứ 3 ,thứ 5 trong câu 7 chữ.Vần thường đặt theo lối gieo vần gián cách,song nhiều khi chỉ chú trọng chuyển thanh hơn là theo đúng vần .
Lời khắp có thể hát đơn ca hoặc tốp ca . Âm điệu thường réo rắt ,gợi cảm .Khắp ơi thường có âm điệu cao, ngân xa,son láy thiên về trầm.Một số đoạn trong khắp xứ có khúc thức gọn mạnh mẽ lôi cuốn. Trên sông nước một vài đoạn lóng má,lóng xăm,có giặm thêm ca những tiếng dô,hầy … Khắp có thể được các nhạc cụ đệm theo. Đi kéo gỗ có thể mang cả cồng chiêng đệm cho lời hát.Trong các buổi diễn xướng nghi lễ,các ông bà khắp mùn.khắp mụt vẫn co cồng chiêng phụ hoạ cho những bài khắp hoặc những lời mo. Khắp còn được hát với khèn loại pí pé ( khèn bè),hát với sáo loại pi – khúi ( sáo dọc )
Khắp không có thủ tục nhưhát ghẹo,hát quan họ ,hát đúm; không có thể thức riêng như hát lẻ,hát cuộc; cũng không dành chuyên cho 1nghề nghiệp,1 sinh hoạt riêng nào. Khắp không phải chủ yếu là trữ tình như xướng nhưng loại khắp báo xao lại rất tình tứ,hấp dẫn.Những đoạn trong cả bài như Xống chụ xon xao vẫn được dùng để hát khắp.Nhiều địa phương cũng có hát đối đáp bằng những bài hát khắp để vừa tỏ tình,vừa kiểm tra tri thức bên nam bên nữ.
4.2. HẠN KHUỐNG:
Là một loại diễn xướng dân gian,chủ yếu là hát đối đáp,giao duyên của người Thái ( Tây Bắc) 
Vào mùa thu,mùa đong ,những mùa khô ráo và tương đối nhàn rỗi,người Thái lại tổ chức sàn hoa Hạn khuống. 
Sàn hoa cao khoảng 1,5 m ,dài từ 5-6 m ,lan can tre nứa,xung quanh đan hoa văn mềm mại .Một cây nêu dựng ở cính giữa sân khấu và 4 cây khác dựng ở 4 góc .Trên cây nêu troe chim muông,ve sầu và những dây xích đanbằng lạt nhuộm màu ngũ sắc.Tất cả các đốt trên cây đều được tiện gọt khá cầu kì,sơn xanh đỏ.Các góc sàn đều bắc cầu thang lên xuống bằng những ống bương ghép lại.Những cầu thang này không chỉ có gía trị sử dụng mà còn được dùng như một đạo cụ sân khấu (thang chỉ bắc xuống khi các chàng trai hát đối đáp thắng) 
Điều khiển hạn khuống là 5 cô thiếu nữ xinh đẹp,khéo léo.Bốn cô điều khiển cây “Lắc xáy” gọi là “sao lắc xáy”,còn cô đảm nhiệm cây lắc xáy gốc gọi là “sao tổn khuống”. Khoảng 8-9h tối hát đối đáp giao duyên của sân khấu hạn khuống bắt đầu.Mỗi hồi trống,chiêng,chũm chọc rung lên người đánh trống liên tục thay đổi tư thế,nhún nhảy say sưa.Người điều khiển chiêng trống thật uyển chuyển,mềm mại còn người chơi chũm choẹ khi ngồi xổm,khi đứng dậy nhảy múa thật hấp dẫn.
Dứt hồi trống chiêng,sao tổn khuống mời 1 cụ già có uy tín nhất lên mở màn đêm hạn khuống.Các cô gái “sao lắc xáy” ngồi quanh bếp lửa hạn khuống,các cụ già hát lời chào mừng và các cô gái đáp lễ .Sau đó các cụ già xe chỉ, đan lưới ,kể chuyện cho con cháu nghe,các cô gái thì quay sa,kéo sợi .têm trầu.Thang đượ rút về đựt bên bếp lửa.Các chàng trai tìm đến hát với các cô gái “sao lắc xáy”,nếu thắng cuộc thang mới được bắc để các chàng trai lên.Cuộc hát đối đáp không chỉ là cuộc thử tài mà còn mang cả tính kịch nữa.Nếu các cô “sao lắc xáy “bằng lòng ,họ múa khăn để biểu lộ sự đồng ý,nếu các cô múa điệu chèo thuyền thì thang không được bắc và các chàng trai không thể lên sàn hạn khuống.Bởi vậy ,phải có nyhững lời hát nào đó để các cô chấp thuận.
Khi thang được bắc lên,các chàng trai phải hát đối đáp sao cho có thể được ghế ngồi, được mời nước,mời thuốc.Nếu thắng,các chàng trai phải hát đối với “sao tổn khuống”.Các khán giả của hạn khuống luuôn chia làm 2 phe,người ủng hộ các cô gái,người ủng hộ các chàng trai và tìm cách nhắc bài cho người hát đối đáp mà mình ưa thích.
Cứ thế bên ánh lửa,cuộc hát đối đáp thâu đêm,hết ngày này sang ngày khác.Sinh hoạt hạn khuống không đêm nào giống đêm nào,với thời gian có thể kéo dài suốt mùa thu sang mùa đông và nó có sức cuốn hút kì lạ. 
4.3. MÚA XOÈ:
Xoè là hình thức sinh hoạt văn nghệ cộng đòng phát triển mạnh mẽ ở người Thái Tây Bắc. Xoè Thái Mai Châu vừa mang tính phổ biến chung của xoè Tây Bắc vừa mang những nét riêng của địa phương.
Bên cạnh các hình thức múa đơn như: Xoè đánh trống, xoè đánh chiêng …
+ Xoè ồng bổng :
Là loại xoè cổ nhất chỉ dành cho nam giới 
Người ta nắm tay nhau nhảy quanh đống lửa hay vò rượu cần trong cuộc vui.
Động tác của loại xoè này mạnh mẽ, khoẻ khoắn nhưng đơn giản ,không có nhạc đệm. 
+ Xoè chá:
Là điệu múa trong lễ chá chiêng. Trước khi mổ thịt con vật cúng, ông mùn và mọi người thường múa hát xung quanh con vật đó để xin phép Then được dâng cúng con vật đó trong lễ cầu phúc.
Xoè chá còn được biểu diễn vào buổi tối quanh vò rượu cần và cây hoa chá.
Xoè chá có thể múa theo từng tốp nhỏ và múa tập thể theo nhịp gõ của ống bương (bóng mu).
+ Xoè vòng :
Là điệu xoè được múa trong dịp lễ hội lớn, tập trung đông người trong bản,trong mưòng tạo thành một vòng tròn.Mỗi vòng xoè thường xen kẽ nam nữ nắm tay nhau cùng nhún nhảy, nhịp tay vung lên, hạ xuống theo nhịp trống ,chiêng.
+Xoè đánh máng:
Là loại xoè chỉ dành riêng cho phụ nữ
Cách xoè như sau: một tốp 6 người chia thành 3 cặp, mỗi cặp gồm 2 chày gõ vào thành chiếc máng giã lúa, nhịp đnánh cưc nhanh và mạnh dần.
Hình thức này thường được người phụ nữ gõ khi có nguyệt thực. Họ đánh máng để cổ vũ cho ếch chiến đấu với mặt trăng chiếm lại cây đũa thần ( theo truyện Ếch ăn trăng của người Thái Mai Châu)
+Xoè kiếm:
Là loại xoè thường được trình diễn trong những lễ cúng mo lớn như lễ chá chiếng, trong đó ôngmoi và những người giúp việc cho ông thực hiện những đọng tác múa kiếm theo nhịp mo.

5. NHẠC CỤ:
5.1.T ính tẩu:
Có nơi gọi là đàn then vì sử dụng trong sinh hoạt hát then.Ta thường gọi là đnà tính là không chuẩn,bởi lẽ tính tức là đàn,tẩu tức là quả bầu.Tính tẩu là đàn làm bằng quả bầu khô.Tính tẩu là đàn dây gảy của các dân tộc Thái.Tày,Nùng ở Tây Bắc - Việt Bắc.
Hộp đàn làm bằng nửa vỏ quả bầu khô.Có khoét lỗ thoát âm mang hình hoa thị.Mặt đàn bằng gỗ,xốp,mỏng,nhẹ không sơn,cần đàn dài không có phím. Đuôi đàn uốn cong ra đằng sau ,có treo những quả nhạc vừa để trang trívừa để khui9 cần thì hoà nhịp,giữ nhịp theo bài ca.Xưa kia dây tính tẩu làm bằng sợi tơ xe lăn,ngày nay người ta dùng sợi ni lông.Tính tẩu của người Thái mắc 2 dây,của người Tày ,Nùng mắc 3 dây, ở giữa là dây trầm.Người ta dùng ngón trỏ (tay phải) để gảy đàn,tay trái nhấn lướt trên cần đàn tuỳ theo cung bậc cao thấp khác nhau, có khi là độc tấu có khi là vừa hát vừa đệm,cũng có khi người ta vừa đánh tính tẩu vừa múa. 
5.2. Khèn bè:
Là loại nhạc cụ hơi của dân tộc Thái và 1 số dân tộc ở Tây Nguyên.Khèn bè là loại nhạc cụ đa thanh.Có loại khèn 10 ống,12 ống,hoặc 14 ống. Khèn bè làm bắng ống sậy hoặc bằng ống nứa nhỏ.Tất xcả được xếp thành 2 hàng buộc với nhau và xuyên qua 1 bầu gỗ.Mỗi ống đều có gắn lưỡi gà bằng đồng ở đoạn tiếp giáp với bầu gỗ.Bầu gỗ đựt ở gần phần giữa các ống;phía đầu bầu có lỗ thổi.Khi nghệ nhân thổi, ống nào được bấm sẽ phát ra nhiều âm cùng lúc tạo thành chồng âm thanh.
Âm thanh khèn bè tươi vui, đầy đặn,có khả năng thể hiện các bè cùng lúc.
Đêm rừng trăng sáng,các cô gái người Thái hát ,các chàng trai thì dùng khèn bè đệm theo;tiếng khèn và tiếng hát quyện vào nhau rất tình tứ và thơ mộng. 

6. VĂN HỌC DÂN GIAN:
6.1. Truyện cười:
Thể hiện tính chất thâm thuý trong ngôn ngữ và ý tứ của người Thái . Truyện cười của người Thái có nhiều loại, có những loại chỉ mang tính vui chơi, giải trí, có những loại châm biếm ngẹ nhàng, có loại đả kích mạnh mẽ, sâu cay, phản ánh sinh động những mâu thuẫn nảy sinh trong lòng xã hội Thái phong kiến.
Các tiếng cười nổi tiếng :” Bắn vào chỗ *** cắn” thể hiện sự phản kháng của người dân dưới chế độ phong kiến; “ Xự phong”, “Ma đuổi mo” không chỉ châm biếm chàng rể tham ăn mà dụng ý phê phán ông bố vợ có ý đồ bóc lột sức lao động của con rể,qua đó phên phán các ông mo, ông mùn như tầng lớp ăn bám trong xã hội. “Ải Cù ải Thoi”, “Cả Quanh,Cả Bài” đã tạo tiếng cười vui vẻ trong nhân dân sau những giờ lao động mệt nhọc.
6.2. Tục ngữ:
Người Thái Mai Châu có một kho tàng tục ngữ khá phong phú tổng kết cô đọng về kinh nghiệm sản xuất và quan hệ ứng xử trong gia đình, ngoài xã hội.
- Về kinh nghiệm sản xuất: Sấm đầu năm trên nguồn sông Đà rửa gác
Sấm đầu năm trên nguồn sông Mã rửa thuổng
Hay : Mưa thì hoa po đỏ 
Hạn thì hoa po hồng
- Kinh nghiệm ứng xử:
Lười lao động thấy đói ban chiều
Lười dệt vải thấy rét mùa đông
Hay : Ruộng hoang quý trâu đực
Mường có giặc quý người gan dạ
Phê phán cái xấu, răn dạy con người : Tham lam dân mường xa lánh 
Có việc khó chết một mình đừng kêu
Hay: Ăn có bạn mới ngon
Ở có phòng mới tốt.
6.3. Truyện thơ::
6.3.1. KHĂM PANH:
Truyện thơ này dài 2154 câu thơ,có một số chi tiết huyền thoại nhưng chủ yếu là 1 câu chuyện thế sự,trình bày những biến cố thăng trầm của một bản mường .Cốt truyện như sau:
-Tại mường Khòong,có gia đình Khăm Panh bốn anh em,cùng dân chúng xây dựng được bản mường.Khăm Panh gặp được nàng Mứn- 1người phụ nữ rất có tài năng và lấy làm vợ.Nhờ có nàng Mứn chỉ đạo, đất mường Khòong trở nên trù phú.Khăm Panh và vợ có đong con,nhiều cháu.Nhưng bọn giặc ngoài có dã tâm cướp đất nước này.Tên Khun Ha đến xin làm việc,dần dần gây được cảm tình , được Khăm Panh gả con gái là Khăm Xao cho.Khun Ha đã đuổi được Khăm Panh đi,Khăm Xao phải tự tử.Nàng Mứn khởi bing đánh trả thù cho chồng,ngưng rồi cũng bị trúng tên thuốc độc chết.Gia đình Khăm Panh tan tác,chỉ có nàng dâu thứ tư trốn được ,sau sinh ra con là Khăm Khoong.Hồn của Khăm Panh và nàng Mứn luôn phù trợ cho cháu,bầy vẽ mưu mẹo.Cuối cùng Khăm Khoong nhờ nhân dân giúp đỡ,khôi phục lại bản mường,giết được cả hai cha con tên Khun Ha.
Truyện thơ khắc họa nàng Mứn,1 người phụ nữ xinh đẹp, đảm đang,có cả tài chính trị,kinh tế,quân sự.Ngay khi nàng mất,nàng vẫn giữu nguyên những nét đạo đức và tài năng nên đã phù hộ cho cháu mình khôi phục được cơ nghiệp.
Truyện Khăm Panh được phát hiện ở Thanh Hoá từ năm 1973 do Vũ Ngọc Khánh giới thiệu.Bản dịch từ nguyên văn tiếng Thái của Bùi Tiên và Hoàng Anh Nhân,Vương Anh.
Đoạn trích dưới đây nói về Khăm Panh được gặp nàng Mứn và nàng đã chỉ dẫn cho gia đìng cùng bản mường xây dựng nên một mường Khoòng thịnh vượng.……
Về đến nhà 
Khăm Panh giao cho nàng việc khó
Đặt cho nàng Mứn làm việc hay
Việc khéo tay khéo chân mới đủ
Bụng biết lo xa
Lòng biết nghĩ đến điều lành điều tốt
Đó là việc cầm quân đi vỡ đất 
Khai phá rừng rậm trồng lúa trỉa ngô
Người trong mường kéo về đủ muôn
Liền giao hco nàng cái rìu đẵn cây ra lửa
Chặt cây làm rẫy
Nàng coi cả mừơng ban sáng đi đầy ruộng rậm
Nàng lo cả mường ban chiều vác gỗ đầy thung
Nàng đếm người có dưu 1 vạn …….
6.3.2. XỐNG CHỤ XON XAO(Tiễn dặn người yêu)
Đây là tác phẩm truyện thơ dài (cũng thuộc dạng hát khắp) gồm 1846 câu thơ,là lời than khóc của người phụ nữ.Câu chuyện kể về 2 người yêu nhau,cha mẹ chê ngheo không gả.Người con trai cố đi buôn để kiếm tiền,khi về thì người yêu đã phải lấy chồng.Anh tiễn bạn đi nhưng rồi người con gái bị xô đẩy đi nhiều nơi,bị đem bán “nghìn lần không đắt,chín chợ không trôi”. Sau họ đổi chị lấy 1 cuộn lá dong.Người đổi được lại chính là người yêu cũ.
Anh chỉ cốt mua về để hầu hạ nhưng nhời vật kỉ niệm cũ nhận ra người yêu.Anh cho vợ về để kết duyên với chị.
Cơ khổ thân em bụi lấm chôn vùi 
Anh dặn en dặn cho hết lời
Như lời thương như cho hết nhẽ 
Bậc thang cuối nhà chồng, chớ ngồi
Ghế chị chồng ngồi,chớ đụng
Anh chồng đẹp, đừng lả lơi
Không phải bạn tình, đừng ngấp nghé
Gĩa gạo đừng chửi lợn
Chăn gà đừng chửi gà
Con khóc đừng rủa con chết
Con chết bù đâu ra
Con khóc phải khẽ dỗ
Ẵm con lên sẽ nựng
Gõ cột nhè nhẹ ru …

Đặng Thị Mai ( nhóm 4 ) DL 16C 
V. TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN TỘC THÁI
A. Thiết bản mường
• Mỗi khu vực do chúa đất cai quản được gọi là mường, có một ranh giới nhất định , có lịch sử được ghi lại trong các cuốn sử chép tay ở địa phương hay truyền miệng , trong gia phả dòng họ chúa đất; có bộ máy cai trị, có lệ luật, có các nghi thức, tôn giáo riêng… 
• Mỗi mường lại bao gồm 1 mương trung tâm và các mường ngoại vi. Chúa đất cai quản toàn mương lớn thông qua người con cả, người kế nghiệp tương lai của mình, cai quản mường trung tâm và cử con cháu họ hàng hay chấp nhận các thành viên trong các dòng họ quí tộc trông coi các mường phụ thuộc. 
• Mỗi mường có nhiều bản, bao gồm nhiều đại và tiểu gia đình của nhiều dòng họ khác nhau với những đường ranh giới rất cụ thể, với những lệ tục cổ truyền.
• Bộ máy cai trị toàn mường lớn tập trung ở 1 bản lớn giữa mường trung tâm, thường được gọi là “Chiềng” – được xem như trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của mỗi mường. 
• Mường lớn được tạo thành do sự hợp nhất nhiều mường vào một mường nào đó có dân số đông, chúa đất có thế lực. Sự hợp nhất đó có thể diễn ra theo 2 con đường hoặc bạo lực hoặc tự nguyện, do yêu cầu của các mường nhỏ bé hơn được sự che chở của một chúa đất để đảm bảo an ninh của mình. 
• Cơ cấu một mường lớn thường có một mường trung tâm với nhiều Xổng và những mường những lộng (mường nhỏ) ở xung quanh gọi là mường ngoài. Ranh giới giữa các mường hàng châu thường biến đọng qua các quá trình lịch sử do sự tranh chấp triền miên của các thế lực phong kiến địa phương.
• Thực tế cho thấy, chỉ có mường trung tâm là ít thay đổi, còn các mường ngoài hay mường phụ thuộc nay thuộc pham vi ảnh hưởng của chúa đất này mai thuộc chúa đất khác.
• Trong xã hội Thái, về hình thức mà xét tất cả đất đai ruộng nương, nguồn nước, thú rừng …đều thuộc quyền sở hữu công cộng. Nhưng qua quá trình lịch sử, tuỳ nơi sự diễn biến đó có khác nhau. Có nơi chúa đất thực chất là kẻ chiếm hữu đất đai, ruộng nương.
• Toàn thể ruông đất thuộc toàn mường, là ruộng công. Chúa đất đại diện cho mường quản lý việc phân phối, định mức cho các loại ruộng. Đối với ruông chúa, trong lệ qui định ai làm chúa đất được hưởng ruộng đó; ai mất chức quyền đó cũng mất theo.
• B. Quan hệ dòng họ gia đình và hôn nhân 
1- Quan hệ dòng họ, gia đình
* Trong một mường một bản có nhiều dòng họ cùng cư trú. Có dòng họ quý tộc như: họ Cầm, Bạc, Xa, Đèo, Sầm,… ở Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh, có những dòng họ gốc dân trở thành họ quý tộc, mang thêm chức vị được phong bên cạnh tên họ: Hùn Vi, Mứn Quàng,… có dòng họ dân gốc Thái như: Lò, Lộc, Lự, Quàng, Vi, Cà hay Khả, Tòng, Lèo,…; có dòng họ dân gốc khác tộc: Nguyễn, Phùng, Lý, Sìn (Trần), Mè, Lâm,… những dòng họ quý tộc.
• Những dòng họ gốc Thái thường có một hèm liên quan đến một sinh vật, một vật vô tri, hay hành động gì trùng tên với dòng họ.
• Ví dụ: - Họ Lò kiêng ăn thịt, giết chim táng lò, không ăn thứ măng lò…
• - Họ Quàng kiêng giết, ăn thịt hổ
• - Họ Cà kiêng giết, ăn thịt chim cốt ca…
• - Họ Vi kiêng dùng quạt (vi) để quạt sôi…
• Có khi những điều kiêng kị đó liên quan đến những vật không trùng tên họ như: họ Quàng, Lự, Lường, Lộc không giết và ăn thịt hổ; họ Lò, Vi kiêng giết, ăn thịt rắn, lươn; họ Lương kiêng “to” tức không ăn nấm mọc trên các gốc cây đã đẵn trên rừng và không đụng đến các gốc cây đó.
Người Thái có 3 quan hệ về dòng họ:
• 1. Aỉ noong: là những thành viên trai của từng dòng họ, cùng tổ tiên, cùng một tôtem hay có cùng tục kiêng hèm, cùng mộy thế hệ được thiết lập quan hệ hôn nhân với người con gái thuộc những dòng họ được qui định.
• 2. Lung ta: là những thành viên của những dòng họ có quan hệ hôn nhân với thành viên trai của Aỉ noong, nói cách khác là con gái về làm dâu bên ải noong.
• 3. Nhinh xao: là những thành viên trai của những dòng họ có quan hệ hôn nhân với thành viên gái của ải noong tức là con trai về làm rể ải noong.
• Trong 3 quan hệ trên, quan hệ giữa những người Aỉ noong là căn bản. Đó là quan hệ của những người có trách nhiệm duy trì sự sinh tồn của dòng họ, chăm lo đến sự phát triển của dòng họ ngày thêm hưng thịnh. Quan hệ Lung ta rất quan trọng biểu thị chủ yếu là vị trí của ông cậu đối với các cháu ngoại.
Gia đình
• Đại gia đình: người đứng đầu đại gia đình lãnh trách nhiệm điều khiển mọi công việc về mọi mặt về kinh tế, sinh hoạt, tín ngưỡng, cưới xin, ma chay trong gia đình và thay mặt cho gia đình trước bản mường. Các thành viên thường sống hoà thuận, có tài sản chung, tài sản riêng.
• Tiểu gia đình: là hình thức phổ biến ở xã hội Thái trước ngày giải phóng với tính chất phụ quyền. Mỗi nóc nhà được tượng trưng bằng chiếc cột chính ( sâu hẹ hay sâu cốc). Ở đầu cột thường treo các vật linh thiêng. Người chủ nhà nằm ngay cột chính, bên cạnh bàn thờ ma nhà. Chủ nhà là người đại diện duy nhất trong gia đình có liên hệ với ma nhà, với các thành viên khác của tổ tiên.
• Người phụ nữ ở địa vị thấp kém hơn nam giới. Nếu đứng về mặt xã hội thì họ không được coi là thành viên trong gia đình. Ở vùng Thái trắng (Lai Châu) con gái ngủ ở gian khách. Con dâu phải đổi theo họ chồng. Họ không được tham gia công việc xã hội, không được quyền tự quyết định, ngoài việc nội trợ và sinh đẻ. Những người chê chồng hay bỏ chồng bị dư luận xã hội khinh thị.

• 2. Quan hệ hôn nhân
• Hôn nhân phụ quyền và mua bán mâu thuẫn với tình yêu tự nhiên của trai gái. Đôi trẻ thường lợi dụng tình thương của bố mẹ để xin bố mẹ đổi ý kiến cho phép lấy nhau. Nếu không được họ lợi dụng một vài tục lệ cổ truyền để phản kháng : 

• 1. Rủ nhau trốn sang mường khác hay trốn vào nhà chúa đất với điều kiện chịu làm thân phân côn hươn.

• 2. Nếu được nhà trai đồng ý, người con trai tổ chức cướp người yêu. Ban chiều, anh ta tới nhà người yêu đón đi. Trước khi đi người con gái đặt miếng trầu, đồng tiền và ít gạo vào chiếc ninh xôi với ý xin phép tổ tiên ( tổ tiên thường trú ngụ ở bếp, ninh xôi là vật tượng trưng cho ma bếp ). Cuộc tìm kiếm thường chỉ là hình thức. Người con gái tới nhà trai trình ma nhà và ở lại vài ngày. Sau đó người con trai dẫn người con gái về nhà bố mẹ và xin ở rể. Nhà gái buộc phải bằng lòng.

• 3. Người con trai cứ mang chăn đến nhà người yêu xin ở rể, chịu đựng mọi sự đối xử lạnh nhạt của gia đình nhà gái và cùng người yêu van nài đợi bố mẹ vợ ưng thuận.

VI. PHONG TỤC - TẬP QUÁN
1. Lễ tết
• a. Tết ăn cá (dân tộc Thái – Thanh Hoá)
Vùng Cổ Lũng có tục ăn tết phải chuyên dùng món cá. Từ ngày 29 tháng Chạp, dân làng đổ ra sông suối bắt cá không kể con nhỏ con to, cá đưa về chuẩn bị thành mâm cỗ.
Con cá to nhất đem nướng riêng, gọi là cá đầu mâm. Còn các loại cá khác thì làm thành 3 món: cá độn cơm, cá mọc, cá nướng. 
- Cá độn cơm là cá nướng vàng, đồ lên như xôi, vứt hết vẩy, xương rồi độn với xôi nếp cái. 
- Cá mọc là cá dùng làm nhân bỏ vào trong bánh bột gạo nếp gọi là mọc. Có mọc 9, 7, 5, 3. Những con số này chỉ lượng cá dùng làm nhân. Mọc 9 là bánh dùng đến 9 con cá để làm nhân. Số lượng cá mọc trên mâm cũng là 9, 7, 5, 3.
- Cá nướng thì để riêng, kẹp trong que thành từng gắp. Cũng có gắp 9 con, 7 con,… Những gắp ấy nướng trên than rồi đem đồ.
- Mâm cỗ cá đặt rất khéo. Cá đầu mâm để ở giữa, các gắp cá nướng, cá độn cơm, cá mọc để xung quanh. Sau khi cúng lễ, gia đình quây quần quanh mâm cá liên hoan. Trước khi ăn phải có lời chúc tụng. Lời chúc bằng tiếng Thái.
- b. Tết rửa mặt ( dân tộc Thái – Thanh Hoá)
Đồng bào Thái ở các huyện Bá Thước, Lang Chánh, Quan Hoá có tục rửa mặt sáng mồng 1 tết. Tiếng Thái gọi tục ấy là : xuối ná pi mớ.
Già trẻ gái trai trong bản đổ xô ra suối hoặc các mó nước. Trên đường đi, họ với tay bẻ lấy một cành cây thường là cành ổi hoặc là cây bông hôi. Mỗi người cúi xuống hớp 1 ngụm nước suối súc miệng rồi rửa mặt. Đoạn họ nhúng cành ổi xuống suối, vích nước rải lên khắp người, vừa vích vừa đọc lẩm nhẩm những câu ca.
Sau đó, họ buông cành ổi trôi theo dòng suối. Trẻ con chưa biết kể biết nói thì người lớn kể dùm. Rửa mặt xong mọi người mới bắt tay công việc của ngày tết.
2. Lễ hội
Lễ hội “Kin Pang Then” của dân tộc Thái trắng
Lễ hội “Kin Pang Then” là lễ hội tiêu biểu của dân tộc Thái trắng ở Quỳnh Nhai. “Then” ở đây là thầy mo được quan niệm là cao tay hơn cả; thầy mo được coi như người của trời được cử xuống trần gian để cứu giúp người khỏi bị ốm đau, bệnh tật và có khả năng giao tiếp với thần linh. Hàng năm, cứ vào dịp đầu năm, thầy mo tổ chức lễ cúng và gặp mặt các con nuôi (đó là những người đã được thầy mo chữa cho khỏi bệnh). 
Cũng như nhiều lễ hội khác, lễ hội “Kin Pang Then” gồm có hai phần chính là phần lễ và phần hội.

• Phần lễ với lối hát Then truyền thống. Qua lời hát, ông Then cầu cúng cho dân làng trong bản, trong mường sang một năm mới có nhiều điều tốt đẹp, cho con người luôn khoẻ mạnh, no ấm, cầu cho mưa thuận gió hoà, cho mùa màng tươi tốt và cùng với đó là lễ tạ ơn của con cái đối với cha mẹ. 
• Phần hội với những lời hát Then, điệu múa, trò chơi dân gian lành mạnh như Trò mưa đá, trò cày bừa, hái nấm, múa khăn, múa tăng bu tăng bẳng, múa vòng xoè... Bên cạnh đó, lễ hội còn là dịp để trai gái trong bản, trong mường gặp gỡ và thể hiện mình qua những câu hát, điệu múa. Và sau lễ hội, nhiều đôi đã nên vợ, nên chồng.

Lễ hội Xên bản.
• Tiếng Thái, “Xên” có nghĩa là cúng, rộng hơn là cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa vụ tốt tươi. Hằng năm, Xên bản được tổ chức vào ngày Bính của tháng 4 (theo lịch 10 ngày của dân tộc Thái gồm: canh, tân, nhâm, quý, giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ).
• Từ sáng sớm, ở hai lối vào và ra của bản người ta dựng hai cổng tre, cử người canh gác nghiêm ngặt không cho khách vào bản trong thời gian tế lễ. 8 giờ sáng, thầy mo bắt đầu làm lễ cúng dưới gốc cây đa cổ thụ trong bản.

• Lễ vật gồm một đầu lợn (phải là lợn đen), hai con gà, một quả trứng, bát gạo, hương, nến. Thầy mo lấy một bung thóc, một chiếc chài quăng cá, một chiếc búa đặt lên bàn cúng rồi đọc tục mo (lời cúng) cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, xua đuổi tà ma, đem lại sức khỏe, cuộc sống ấm no cho mọi nhà. Sau đó, thầy mo lấy một đoạn tre, bổ đôi rồi tung lên.
• Khi hai mảnh tre rơi xuống nếu được Xiếng (một úp một ngửa) đó là điềm tốt – lời cầu khấn đã được Giàng chấp nhận. Lễ cúng kéo dài khoảng 30 phút, sau đó mâm lễ sẽ đem mời thầy mo, Chảu Xửa (người đại diện cho bà con trong bản, tương đương với chủ tế). Thanh niên nam nữ chia hai bên, ai ném còn vào vòng tròn buộc trên ngọn một cây tre dựng giữa sân sẽ được thưởng một chén rượu. Sau lễ Xên, bà con trong bản ra đồng cày bừa, xuống mạ, bắt đầu một vụ lúa mới.
Lễ hội Xên mường (dân tộc Thái Đen)
Lễ hội " Xên Mường" còn gọi là lễ hội cúng mường
• Lễ hội Xên Mường trước đây cứ 2 năm tổ chức 1 lần vào dịp năm hết, Tết đến, thu hoạch mùa màng.
Phần lễ trong Xên Mường (cúng bản mường) gồm ông mo, bà "một" (người khấn vái chính) gọi "mời" các vị thần linh như thần sông, thần núi, thần thổ địa, thần cai quản ruộng nương, vùng miền, các linh hồn người có công dựng bản mường, đất nước và những linh hồn của những người trong bản mường đã mất về dự, "ăn", nhận các lễ vật do bản mường, con cháu dâng lễ. 
Phần hội được diễn ra ngay sau phần cúng lễ kết thúc, gồm các trò chơi dân gian như: ném còn, kéo co, bắn nỏ, tó má lẹ (một trò chơi dân gian), trò chơi đánh chân đánh đầu, múa xoè bên đống lửa, tổ chức dân ca dân vũ, thăm hỏi, chúc tụng nhau (trước đây lễ hội Xên Mường diễn ra trong 3 ngày).
Lễ Cầu Mùa của dân tộc Thái ở miền Tây Nghệ An 
Lễ cầu mùa được tổ chức vào đầu vụ lúa mới hoặc một số nơi tổ chức sau khi thu hoạch, khoảng trung tuần tháng 9 đến đầu tháng 11 hàng năm. 
Phần nghi lễ được tiến hành ngay tại nương rẫy, đặc biệt là nơi tập trung nhiều hộ gia đình cùng làm nương rẫy nhất (Tủng hảy). Họ thường tổ chức tại chòi canh rãy của một nhà có diện tích rẫy nhiều nhất, năng suất cao nhất và đó phải là những gia đình có uy tín, khéo ăn ở được cả nhóm và cộng đồng tôn trọng kính nể. Họ cắt lấy những bông lúa chín sớm những nơi tốt nhất trong đám rẫy của gia đình mình rồi đưa lên bếp đun lên đến khi lúa nếp nứt và chín ( tiếng Thái gọi là khầu hang) .
Ngoài xôi thì mâm cúng của mỗi gia đình còn mổ thêm 2-4 con gà ( bắt buộc phải có một con gà trống). Gà được luộc lên và đưa đến mỗi đám nương. Nghi lễ cúng bái bắt đầu. Rượu được rót ra chén, trầu cau mỗi mâm 9 đôi, cùng với đó là một bát nước chè xanh và một bát nước lã.

Việc cầu cúng được các thầy mo tiến hành.
Sau khi cúng xong, mọi người làm lễ tạ ơn theo sự điều khiển của thầy mo trước bàn thờ dựng ngay tại đám rãy, sau đó rượu được té xuống nương. 
Lễ hội "Hết Chá" của người Thái trắng 
• Lễ hội "Hết Chá" thường diễn ra vào mùa xuân, liên tục trong 2 - 4 ngày. Đây cũng là dịp để trai gái giao lưu, tìm hiểu lẫn nhau. 
• Khi cây nêu - tâm điểm của lễ hội, vừa được dựng lên, mang đầy đủ các ý nghĩa với nhiều loài động, thực vật tượng trưng như: ếch, nhái, chim muông, ve sầu, cỏ cây, hoa lá, trống chiêng, thuyền bè... ông trưởng bản đứng lên cất lời mời gọi thần linh xuống trần ăn tết, ăn măng giữa mùa hoa ban nở và cùng đánh trống đánh chiêng, múa xoè cho vui bản. Lời hát vừa dứt, trống chiêng nổi lên, gái trai cùng xòe vòng, xòe hoa. Hết bài xòe tưng bừng, trưởng bản làm nhiệm vụ kiểm tra những phẩm vật tượng trưng sự no đủ trên cây nêu
•  Ông cầm kiếm đi vòng quanh, miệng cầu khấn theo nghi thức truyền thống. Khấn xong,
ông trưởng bản hướng dẫn thanh niên trai gái lần lượt lên tặng quà tỏ lòng biết ơn. Quà thường là gạo, gà, cá, hay gói xôi, quả trứng. Ai có thứ gì thì mang thứ đó, không câu nệ, nhưng người nào cũng phải có bởi tặng vật ấy coi như phần góp nhỏ để vui chung cả bản. Sau phần nghi thức, những điệu xòe chá vui nhộn mới chính thức diễn ra. 
• Trong hội "Hết Chá" còn có những trò diễn dân gian như thi đấu kiếm, tập trâu cày, đặc biệt còn có những tiết mục kịch câm dí dỏm theo những sự tích của người Thái.

Lễ hội hoa ban Mường Lò 
Hội Hoa ban là ngày vui của họ hàng, của bản, mường và là dịp cho trai, gái gặp gỡ, hò hẹn. Vào ngày 5-2 (âm lịch) hằng năm, lễ hội Hoa ban được tổ chức. Lễ vật trong nghi lễ là thịt lợn. Người Thái quan niệm lợn là con vật thông minh, có thể làm trung gian giao tiếp với các thần linh để thỉnh cầu những ước nguyện của dân bản. Ðồ lễ gồm có: đầu, đuôi, bốn chân, xương thịt, lục phủ, ngũ tạng, mỗi thứ một gói. Và trong lễ vật để dâng tế thì rượu là đồ lễ không thể thiếu.
Lễ hội thường được tổ chức ở hang Thẳm Lé, gồm hai phần: 
Phần lễ để cúng thần linh; phần hội để tạo nên những tiếng cười. Toàn bộ phần nghi lễ được thực hiện ở ngoài cửa hang, sau đó thầy mo vái "Then" xin mở cửa hang thì phần hội lúc đó mới diễn ra cả bên trong và bên ngoài hang. 

• Sau lễ cúng, bà con dân bản được vào hang dự tiếp phần hội. Nội dung của phần hội chủ yếu là khắp giao duyên theo điệu han nê. Sau đó là các trò chơi hái hoa, múa xòe và ném còn. Các chàng trai giúp các cô gái hái những bông hoa trắng muốt đem về nhà. Hoa ban còn là món ăn độc đáo trong văn hóa ẩm thực của dân tộc Thái. Món hoa ban nấu với gạo nếp thành xôi cho hương vị đậm đà, ngào ngạt hương thơm. Khi hoàng hôn buông cũng là lúc kết thúc các trò chơi trong lễ hội. Các chàng trai, cô gái vừa đi vừa khắp những lời chia tay nhau đầy lưu luyến, hẹn đến mùa xuân mới, khi ban nở trắng đồi sẽ lại gặp nhau...

3. Tục hôn nhân của người Thái 
a- Dân tộc Thái (Mai Châu)
1. Đi dạm tiếng (pay tham đo)
Khi đôi trai gái đã đồng ý tiến tới hôn nhân, gia đình nhà trai nhờ một bà trong họ mang 2 gói chè đến nhà bố mẹ cô gái ướn hỏi, Nếu gia đình nhà gái ưng thuận thì ngày sau trả lời.
2. Đi dạm hỏi ( pay xo quản hụ)
Ông mối thay mặt nhà trai mang theo 4 chai rượu, 100 bánh nếp, 2 gói trầu, 2 gó chè tươi dến nhà gái hỏi ý kiến.
3. Xin ngày cưới
Ông mối và đoàn người nhà trai mang: 200 bánh nếp, 4 chai rượu, trầu, chè, vỏ, cau, một phần tiệc cưới, một váy đẹp, hai vòng tay bằng bạc để tặng mẹ vợ. Được sự đồng ý của nhà gái chú rể tương lai sẽ đến nhà gái ở giúp công việc gia đình cho tới ngày cưới.
4. Lễ cưới
Nhà trai mang một lợn, tám lạng bạc, ba vò rượu ba tạ gạo… đến nhà gái rồi tự tay nấu nướng thết đãi nhà gái và khách khứa để làm bữa xin dâu. Trong ngày này, ông bác, ông cậu cô gái rrất được coi trọng, có quyền bắt bẻ hà trai và quyền quyết định cho đón dâu.
Sau liên hoan và cuộc vui hát đối đáp, nhà trai chọn giờ tốt xin phép đưa dâu về. Trước lúc xuống cầu thang, nhà gái làm lễ nhạn rể và trao đổi của hồi môn (đệm, chăn, gối, quần áo, vàng bạc), rồi cô dâu theo chú rể về nhà chồng. tớ nhà trai, nhà gái làm lễ cất nón (nộp tượng trưng cho các trẻ nhà trai ít tiền) rồi mới được lên nhà.

5. Lễ nhập phòng
• ở nhà trai đến ngày thứ 3, chú rể đưa vợ về nhà (mang theo gà, rượu). Nhà gái làm cơm đón dâu rể và làm lễ nhập phòg cho họ chung chăn gối. Việc trải chiếu đệm do một bà già nhiều con đảm nhận.
• Khi đã nên vợ chồng, chú rể phải ở nhà vợ từ 1 đến 3 năm mới được đón vợ về nhà mình.

b- Dân tộc Thái (Nghệ An)
1. Lễ đi thăm
• Khi đôi trai gái đã quý mến nhau và được cha mẹ đồng ý, nhà trai tìm một người mối (phải quen biết hoặc có họ với cả 2 bên). Nếu chồng là ông mối thì vợ cũng là bà mối của cuộc hôn nhân đó. Ông mối mang trầu cau, chai rượu, tám cái bánh rừng sang nhà gái để đánh tiếng.
• Cuộc hôn nhân này muốn thành công phải được sự ủng hộ của 2 ông cậu của cả 2 bên.
2. Lễ vấn danh
• Tháng sau ông mối lại đưa tiếp lễ vật tới đẻ tim hiểu thêm về người con gái và đặt mối quan hệ cho gia đình.
3. Lễ ăn hỏi (bết họ)
Đến tháng thứ 3, ông mối dẫn nhà trai sang nhà gái, mang theo: một con lợn, hai con gà, hai chia rưọu, trầu csu, bánh rừng (nhà giàu có thêm nén bạc). Xong lễ, chú rể ở lại nhà gái 7-8 ngày để mở đầu cho thời gian ở rể. từ nay trở đi, chú rể mỗi tháng sang ở bên nhà vợ từ 10 đến 15 ngày đẻ giúp công việc. Thời kỳ này kéo dài trong 2 đến 3 năm. Nếu có tiền cho nhà gái thì có thể rút ngắn thời gian hoặc không phải ở rể.
4. Lễ cưới
• Khi đã hết thời gian ở rể, nhà trai tến hành rước dâu.
• Trước khi đưa dâu, nhà gái phải làm lễ trình diễn của hồi môn
• Khi đến nhà chồng, trước khi bước lên cầu thang đôi vợ chồng mới được ông mối làm lễ rửa chân. Cô dâu được mẹ chồng đón và đưa vào phòng riêng. Đại diện nhà trai bưng khay trầu, rượu ra xin cất nón cho nhà gái gọi là lễ bốt cúp.
• Trong buồng chú rể đã có sẵn một mâm cỗ để ông mối lam vía cho 2 vợ chồng.
• Cô dâu ra khỏi buồng ăn mâm cỗ mừng dâu. Sau khi cô dâu ăn một miéng khai mạc thì họ hàng nhà gái được mời vào tiếp tục ăn. Sau đó, cô dâu được ông mối dẫn đến nơi bàn thờ làm lễ nhập ma nhà. Cô dâu tự để áo của mình lên bàn thờ rồi quỳ xuống lạy. Xong lễ cô dau đi mời rượu nhà chồng.
5.Lễ lại mặt
• Sau 3 ngày, đôi vợ chồng trẻ mang nếp, gà, trầu, cau trở về nhà vợ để làm lễ xin ma nhà vợ cho con gái theo chồng.
4. Tang ma
a. Dân tộc Thái (Nghệ An)
• Người chết được khiêng đặt dọc theo hạ nhà rồi mới vuốt mặt và buộc chân tay. Người ta giết một con gà để cúng thết đãi ngưòi nhà trời về dẫn hồn người chết đi.
• Ở đầu quan tài thường đặt một con dao nhọn để yểm bùa không cho ma ngoài cướp mất thi hài. 
• Thầy mo cúng trong đám ma có nhiều bài nhưng không thể thiếu bài “xống” (đưa) người chết. 
• Trước khi khiêng quan tài ra khỏi nhà, có một hồi chuông và tiếng hú dài báo hiệu. Quan tài khiêng ra ngoài cửa thì người con trai cả ngồi xuống ngáng đường cho thi hài đi qua. Tới gần huyệt lại ngồi như thế một lần nữa. Trên quan tài thường phuỷ một tấm khăn thêu, nếu là đàn ông thì để một cái quần ở cuối quan tài, nếu là đàn bà thì để một chiếc váy.

• Người Thái có tục lấy quả trứng gà để tìm đặt đào huyệt.
• Trên mộ người chết, người ta dựng một nhà sàn nhỏ, bậc cầu thang lên nhà mồ thường là chẵn. Những vật dụng hằng ngày của người sống đều có một phần cho người chết. Ngoài ra còn có xôi thịt và trầu cau.
• Ngày thứ 2, tất cả con cái ra thăm mộ. Sang ngày thứ 3, con trai hay con rể mang đĩa trầu cau ra để mở cửa nhà mồ, mời ma về làm ma xó.
• Trong 3 tháng để tang, con cái không được ca hát, đồ trang sức phải cất hết đi. Sau 3 tháng, thì được thay áo. Sau 9 tháng thìmọi sinh hoạt diễn ra bình thường.
b. Dân tộc Thái (Mai Châu)
• Lễ tắm xác
Người chết được con cái mang nước thơm, ấm, lau mình, chỉa đầu gọn ghẽ. Sau đó, mặc quần áo cho người chết. Quần áo thường là bộ quần áo của ngày hội ngày xưa, may theo lối cổ: áo thụng bằng tơ nhuộm tím hay đỏ mặc ngoài, đầu đội mũ vải, lưng thắt dải, chân đi tất hoặc cuốn vải.
• Lễ liệm
Con cháu dùng chỉ buộc 2 ngón tay cái và 2 ngón chân cái với nhau đồng thưòi lấy miếng vải vuông buộc cằm để khỏi bị há miệng khi xác dần cứng lại.
Ông mo lúc đó (hoặc một người cao tuổi) lấy hòn than vạch lên bức vải ngoài cùng (ý muốn nối số lượng vải con cháu đắp cho).
Khi liệm xong, tang chủ mới đánh một hồi một tiếng chiêng, chính thức báo cho dân làng biết nhà có việc tang.
Khi dân làng kéo đến đầy nhà, mọi người khóc thương cho người đã mất theo hiệu lệnh của trống chiêng. Tất cả quỳ gối trên sàn. Một người thay mặt đoàn chia buồn với tang chủ. Tang chủ cũng cử người đáp lễ, cảm ơn xóm làng. Lúc này con cháu mới được khóc cha mẹ.

• Lễ nhập quan
• Quan tài làm bằng gỗ tốt hình tròn, khoét theo lòng thuyền. Mép quan tài lắp mộng kín. Trước khi đặt xác, người ta bỏ tro bếp, bông lau vào lòng ngăn cách giữa tro bếp và thân người là một tấm phên đan bằng tre cứng. Chôn theo người chết có chiếu cói, đệm, gối bông lau, quần áo cũ.
• Con cháu cởi chỉ buộc chân tay cho người chết và nhìn vào mặt người thân lần cuối cùng trước khi đậy nắp quan tài. Một số người cao tuổi được mời đến dùng chày giã gạo làm động tác ấn mạnh nắp quan tài xuống. Sau đó mọi người mới buộc lạt.
• Để cho chắc, người ta còn đóng thêm 12 chốt buộc dây bện bằng tơ tằm đối xứng giữa thân và nắp quan tài.
• Bọc lấy quan tài gỗ, có lượt “áo” (xửa cố) bằng giấy màu hình đuôi cá, gián làm 3 lớp trên tờ giấy to bản vừa khổ với quan tài. ở phần lưng quan tài gián giấy đỏ nếu là đàn ông, giấy màu xanh nếu là đàn bà.
• Lễ chính
• Tang chủ cho giết lơn to làm cỗ chính cúng bố mẹ. Đối với họ hàng gần xa tuỳ theo tình cảm của mình mà giúp tièn, rượu, gạo, gà, vịt
• Ông mo kể lai lịch người chết “ẳm óc chẩu xứa” nói với linh hồn người chết hãy về nhận thưc ăn, đồ dùng, công cụ sản xuất của con cháu về “mường ma” làm vốn liếng tiếp tục sinh sốngểơ thế giới bên kia. Con cháu và dân làng khóc đưa tiễn người thân lần cuối cùng.

• Lễ đưa tang
• Dân làng mỗi người một tay buộc chặt quan tài vào 4 đòn khiêng bằng cây bương thẳng, đẹp và cuốn thêm lượt vải để quan tài được sạch sẽ, thắp 4 cây nến cắm vào 4 góc của đòn khiêng và chụp nhà xe bằng vải màu làm bằng khung tre hình mái nhà chùm kín ra mồ.

• Lễ đưa cơm cuối (xống ngoài) 

• Lễ này làm ngay trong ngày chôn cất hoặc sáng hôm sau. Con cháu mổ gà đưa cơm cúng tại nhà mồ. Cùng lúc đó, họ rào dậu nhà mồ để trâu bò khỏi phá và trồng cấy vài loại rau, làm tượng trưng vài thứ: chuồng lợn, chuồng gà, máng nước rửa chân. Khi về, họ để lại trên nhà mồ một mâm cỗ, bộ ấm chén, giỏ đựng quần áo cũ của người chết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét