Vẻ đẹp nữ giới dân tộc H'Mông (Văn Hóa Việt)

Thiếu nữ dân tộc Thái (Mai Châu- Hòa Bình). Dân tộc Thái là một nhóm dân tộc thiểu số lớn thứ ba ở Việt Nam. Tổ tiên của họ đã tới Việt Nam từ xa xưa, và định cư chủ yếu ở vùng Tây Bắc. Trong ảnh: Thiếu nữ Hương Quỳnh người Thái trắng ở Hòa Bình
Rạng rỡ, khỏe khoắn, tươi tắn, căng tràn sức sống và đầy sức quyến rũ - ấy là vẻ đẹp của những thiếu nữ dân tộc thiểu số đã đến với Ngày hội văn hóa vừa kết thúc ở Đồng Mô.
Ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" vừa kết thúc tại Đồng Mô (Sơn Tây, Hà Nội). Đây là hoạt động có ý nghĩa tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam.Tham gia sự kiện có 12 cộng đồng dân tộc đến từ các vùng miền của Tổ quốc: Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Giang, Hòa Bình, Quảng Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Bình Thuận, Kon Tum và Lâm Đồng.Mỗi dân tộc đều có những phong tục, lễ hội đặc sắc riêng, vẻ đẹp của các thiếu nữ ở các vùng miền đã để lại một ấn tượng sâu sắc đối với người dân thủ đô cũng như du khách Quốc tế.Cùng chiêm ngưỡng lại vẻ đẹp của các thiếu nữ dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Chăm, Brâu... tại ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc":

thiu n v p sc xun dn tc thiu s
Theo tập quán, các cô gái Thái từ khi còn rất trẻ đã học làm vải, nuôi tằm, nhuộm sợi. Hiện nay, những kỹ thuật này đã bị mai một dần. Tuy nhiên, những em gái 12, 13 tuổi vẫn phải học cách dệt vải thêu thùa.

thiu n v p sc xun dn tc thiu s
Trang phục truyền thống của người Thái gồm một váy giống như chiếc “Sà rông” của phụ nữ Lào và một chiếc áo có hàng khuy bạc trước ngực, mặc vừa sát người. Người Thái nhuộm mầu vải đen bằng lá cây Chàm để may trang phục. Màu đỏ nhuộm bằng cánh kiến cũng được sử dụng để dệt những tấm thổ cẩm mà họ gọi là vải “Khuýt”.

thiu n v p sc xun dn tc thiu s
Thiếu nữ dân tộc Mông (Bắc Hà- Lào Cai)

thiu n v p sc xun dn tc thiu s
Trang phục truyền thống của phụ nữ Mông gồm áo xẻ ngực, váy, tấm vải che phía trước váy, thắt lưng và xà cạp. Áo của người phụ nữ (tiếng Mông là so) có cổ phía trước hình chữ V, được nẹp thêm vải màu tuỳ thích; phía sau là một bức thêu hình chữ nhật được trang trí hoa văn rất hài hòa, trang nhã và gắn đồng bạc, tạo âm thanh vui nhộn cho bộ trang phục.

thiu n v p sc xun dn tc thiu s
Thiếu nữ Brâu. Dân tộc Brâu còn gọi là Brao, cư trú tập trung ở làng Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.

thiu n v p sc xun dn tc thiu s
Những thiếu nữ của đồng bào Kor huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.

thiu n v p sc xun dn tc thiu s
Thiếu nữ người Kor biểu diễn tiết mục múa cầu mưa. Đến với buôn làng đồng bào Kor những ngày xuân là đến với một không gian văn hóa giàu bản sắc.

thiu n v p sc xun dn tc thiu s
Thiếu nữ Kim Thị Tuyết ở Bình Tiến, Phan Hiệp (Bắc Bình- Bình Thuận) đang múa Âm dương của người Chăm

thiu n v p sc xun dn tc thiu s
Những chàng trai cô gái người dân tộc Chu- ru (Lầm Đồng) đang múa hát trước lễ hội bắt chồng

thiu n v p sc xun dn tc thiu s

Người Churu là một trong những dân tộc thiểu số thuộc ngữ hệ Mã Lai - Đa đảo ở miền Nam, có dân số tương đối ít. Với khoảng 10.000 nhân khẩu, người Churu phân bố trong tỉnh Lâm Đồng và một số ít ở Ninh Thuận, Gia Lai.

thiu n v p sc xun dn tc thiu s
Những cô gái dân tộc Dao (Làng Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh)

Nét độc đáo trang phục truyền thống của người Dao Đỏ

Trang phục truyền thống của người Dao Đỏ ở Việt Nam gồm khăn, mũ, áo, quần, thắt lưng, xà cạp quấn chân và giày dép.
Để tạo thành bộ trang phục đẹp phải có năm màu cơ bản, nhưng chủ yếu là màu đỏ.
Người Dao Đỏ sống xen kẽ, quần tụ ở khắp các địa phương trên vùng miền núi phía Bắc. Một trong những sắc thái độc đáo tạo nên những nét riêng cho người Dao Đỏ ở đây chính là bộ trang phục truyền thống.

Cô dâu, chú rể dân tộc Dao Đỏ với những bộ trang phục
truyền thống trong ngày cưới.

Trong trang phục của người Dao Đỏ quan trọng nhất là chiếc áo dài. Theo phong tục, phụ nữ Dao Đỏ không mặc áo ngắn mà chỉ mặc áo dài. Áo tứ thân màu chàm hoặc đen, không khoét nách mà tay đấu thẳng vào thân.

Nẹp cổ liền với nẹp ngực được thêu kín các họa tiết trang trí bằng chỉ màu đỏ. Hai đầu của nẹp ngực đính nhiều chuỗi hạt cườm và tua đỏ.

Cửa tay áo, nẹp xung quanh tà áo trước và sau đều được thêu bằng chỉ màu đỏ và trắng. Riêng ở gấu vạt trước và sau người ta thêu hai nẹp tách rời nhau, trông xa như hai áo mặc lồng nhau, áo ngoài ngắn hơn áo trong.


Bên trong của chiếc áo dài, phụ nữ Dao Đỏ còn mặc áo con, giống như cái yếm, mặc bên trong che kín cả ngực và bụng, cổ tròn mở sau gáy, có những đường thêu bằng chỉ trắng và vàng.

Khoảng giữa thân áo mỗi bên đính một dải vải nhỏ để làm dây buộc ra phía sau lưng.

Nam giới Dao Đỏ mặc hai áo: ngắn và dài. Hoa văn trên áo ngắn tập trung chủ yếu ở phần ngực, cổ và lưng áo để khi mặc áo dài trùm bên ngoài, những nơi đó không bị che lấp, các họa tiết hoa văn tinh tế sẽ được phô ra ngoài.

Hoa văn được trang trí trên ngực áo ngắn là cách đính cúc hoa bạc theo chiều dọc ở giữa áo, áo ngắn mặc trong, áo dài mặc ngoài, hàng hoa bạc giữa hai hàng quả bông len đỏ. Khi mặc, các hoa văn được kết hợp rất hài hòa, đẹp mắt.

Khăn đội đầu được người Dao Đỏ trang trí hình vết chân hổ, cây vạn hoa, hình cách đoạn... Hoa văn ở trên khăn từ ngoài vào có 5 lớp, 5 lớp này được bao khuôn vuông ở trung tâm của khăn. Khi đội lên đầu, các hoa văn họa tiết của 5 lớp văn sẽ phô ra ngoài, làm tăng thêm vẻ đẹp của chiếc khăn.


Chi tiết khăn quấn đầu của phụ nữ Dao Đỏ.

Hoa văn trang trí trên dây lưng tập trung ở hai đầu gồm các họa tiết hình dấu chân hổ, hình cây thông, hình người mặc váy... Khi thắt dây lưng phải cuốn từ 3 đến 4 vòng và buộc chặt ở phía sau.

Hoa văn trang trí trên quần được thêu thùa tỉ mỉ hơn. Họa tiết ở nửa dưới của hai ống quần là các họa tiết hình vuông, hình chữ nhật màu đỏ - vàng - trắng, hình cây thông, hình chữ vạn, hình quả trám...


Những phụ nữ Dao Đỏ làm duyên với bộ trang phục đẹp
khi đi chợ tình cuối tuần.

Khi mặc, quần phần trên màu đen không có hoa văn, quấn bằng dây, thắt lưng; phần dưới của hai ống quần với các hoa văn, họa tiết đã tạo nên sự cân đối hài hòa cho toàn bộ y phục.

Trang phục của người Dao Đỏ không chỉ biểu hiện tính cần cù, nhẫn nại và bàn tay khéo léo, trí tưởng tượng phong phú cùng với con mắt thẩm mỹ mà về nghệ thuật còn rất tinh tế trong việc sử dụng màu sắc, bố cục cân đối hài hòa, vui tươi, trong sáng, góp phần tô điểm thêm cho bản sắc riêng vốn có của dân tộc Dao Đỏ./.

Trang phục dân tộc Mạ

(TQ -DTV)- Phụ nữ Mạ từ lâu đã nổi tiếng về nghệ dệt vải truyền thống với những hoa văn tinh vi hình hoa lá, chim thú với nhiều màu sắc khác nhau. Y phục truyền thống của người Mạ mang những sắc thái chung về loại hình của các dân tộc Tây Nguyên.
Trang phục dân tộc Mạ
Trang phục cổ truyền của phụ nữ Mạ là họ mặc váy quần dài quá bắp chân, áo chui đầu vừa sát thân, dài tới thắt lưng và kín tà. Trong khi đó, Nam đóng khố, áo hở tà, vạt sau dài hơn vạt trước, về mùa đông thì nhiều người ở trần.
Khố của nam giới có loại dài: loại ngắn, có loại đơn giản chỉ một màu chàm sẫm và hai đường hoa văn đơn sơ dọc theo rìa mép. Có loại ở hai đầu khố còn đính thêm những chuỗi hật cườm và đề những dải tua dài. Nam nữ đều có áo chui đầu, áo nam thường rộng hơn một chút, hở tà, vạt sau dài hơn vạt trươc và dài che kín mông. Có loại còn thêu tua dài nổi ở vạt sau. Áo có nhiều loại: Áo dài tay, ngắn tay và cộc tay. Mùa lạnh, những người già thường khoác thêm một tấm mền.
Trang phục truyền thống dân tộc Mạ
Nữ mặc áo sát thân, dài tới thắt lưng, không xẻ tà, vạt trước và vạt sau bằng nhau, cổ áo tròn thấp. Nửa thân áo trước và sau lưng được trang trí hoa văn màu đỏ và xanh trong bố cục dải băng ngang thân với các mô típ hoa văn hình học là chủ yếu. Chiều dọc hai bên mép áo trang trí bằng các sọc nhiều màu sắc. Có trường hợp nửa trên váy dệt trang trí hoa văn kín trên nền trắng với hoa văn hình học màu đỏ, xanh.
Nghệ thuật phối màu của người Mạ đạt tới mức tinh tế và điêu luyện. Sử dụng màu sắc đáng được chú ý, bởi người Mạ dùng màu đen làm màu chủ đạo. Bố cục hoa văn và các mảng màu vượt ra khỏi đăng đối đơn điệu, cứng nhắc, tạo cho người ngắm một cảm giác dễ chịu. Sự phối màu thể hiện được sự tinh tế của họ, màu sắc của các sợi vải được nhuộm từ các loại cây khác nhau.
Quan niệm về màu sắc rất độc đáo, màu đen tượng trưng cho đất đai mà cả cuộc đời từ lúc sinh ra cho đến lúc chết con người đều gắn bó; màu đỏ tượng trưng cho khát vọng, ý chí vươn lên của một con người, tình yêu -  màu xanh là màu của đất trời, cây lá - màu vàng là màu của ánh sáng, là sự kết hợp hài hoà giữa con người và thiên nhiên. Qua việc phối màu của họ trên trang phục cũng như các sản phẩm thủ công, chúng ta có thể hiểu người Mạ đang mong muốn điều gì, đồng thời chúng ta cũng có thể hiểu thêm về nét văn hóa ăn, ở, mặc của họ.
Người Mạ còn có tục "cà răng, căng tai", đeo nhiều vòng trang sức như đôi vòng hoặc bông tai cỡ lớn bằng đồng, kền, ngà voi hoặc bằng gỗ hay những khoanh rứa (kar) vàng. Đàn bà thường mang ở cổ những chuỗi hạt cườm có nhiều màu sắc bên cạnh những chiếc vòng đồng. Nam nữ đều thích mang nhiều vòng đồng ở cổ tay có những ngấn khắc chìm, đó là ký hiệu ghi nhận của các lễ hiến sinh tế thần linh mong cầu may cho chính mình.
Hiện nay thì tục này không còn nữa, song trong cộng đồng vẫn còn nhiều người già có những vành tai rất rộng bởi vì đã từng đeo những vòng to bằng gỗ hay ngà voi ở lỗ tai.
Y phục của người Mạ hiện nay đã có nhiều thay đổi, trong lúc lao động, đàn ông thường mặc quần đùi (quần xà lỏn), chỉ có một số người già còn mặc khố. Nữ giới tuy vẫn còn mặc váy quấn nhưng nhiều cô gái đã ưa mặc váy tân thời (váy ống), khi đi xa, nam giới có nhiều người mặc quần âu và áo sơ mi, phụ nữ thường mặc áo dệt kim hoặc áo may sẵn của các cửa hàng tạp hóa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét