- Lạng sơn: Phía bắc giáp cao
bằng 55 km; đông giáp Sùng tả (quảng tây- trung quốc) 253km; nam giáp
tỉnh Bắc giang (VN) 148km; đông giáp tỉnh Quảng ninh 49km; tây giáp Bắc
cạn 73km và tây nam giáp Thái nguyên 60km. Địa hình đồi núi chiếm hơn
80%, phổ biến là núi thấp và đồi, độ cao trung bình so mặt biển
252m,
thấp nhất huyện Hữu Lũng trung bình 20m; cao nhất xã Mẫu sơn
huyện Lộc bình 1541m. Có 10 huyện và 1 thành phố (Lạng Sơn), dân số
(thống kê 2009) 831.887 người, gồm 8 dân tộc, Nùng 42,9%; Tay 35,9%; kinh 16,5%.
Còn lại là Dao, H'mông, Hoa, Cao Lan, Sán Dìu. Có 2 cửa khẩu quốc tế:
Cửa khẩu ga đường sắt Đồng đăng (huyện Cao Lộc) và cửa khẩu đường
bộ (Hữu nghị (cao lộc) và 1 cửa khẩu quốc gia Chia ma (huyện
Lộc Bình) và 10 lối mở biên giới sang Trung quốc.
Văn hóa hát then và slhi lượn
là đặc trưng của dân tộc và cây đàn tính là biểu tượng của Lạng
sơn. ca dao được nhắc nhiều nhất trong thi ca Việt nam là:
"Đồng đăng có
phố kỳ lừa
Có nàng Tô thị, có chùa Tam thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác-mẹ sinh thành ra em
Tay cầm bầu rượu, nắm nem
Mảng vui quên hết lời em dặn dò".
-
Then xuât hiện từ cuối thế kỷ 16, thời nhà Mạc thất thủ lên Cao
bằng-Lạng sơn cố thủ. Hát then chưa đưa vào trường học, chỉ có trường
Lương văn Chi (huyện văn quan thí điểm)
-
Hát then có thời gian dài mai một do ảnh hưởng văn hóa khác lấn át,
có thời quan điểm là mê tín dị đoan, thậm trí có thời cấm then. Từ
ngày hội nhập với thế giới bên ngoài, hát then được khôi phục lại
và đến nay ngày càng phát triển, là món ăn tinh thần không thể thiếu
của đông bào các dân tộc Lạng sơn.
Vi Đức Hồi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét