Bỏ tang, nghi lễ này chỉ làm
sau khi đã chịu tang được ba năm, ngày nay đã cắt giảm, nhưng ít nhất
phải sau 1 năm. Bỏ tang hay còn gọi là cởi tang, ý nghĩa của nó là
được xóa tội. Tiếng Nùng-Tày gọi là (Thót háo), có hai nghi thức
bỏ tang (thót háo), bỏ tang đủ và bỏ tang thiếu.
Trong thời gian chịu tang,
người quá cố có bàn thờ riêng đặt dưới đất (chưa được nhập vào bàn
thờ chính của tổ tiên), Trong suốt thời gian chịu tang, con cháu hàng
ngày đến bữa ăn đem phần lên cho người đã mất để ăn trước sau con
cháu mới ăn. Người Nùng-Tày phải kiêng nghiêm ngặt: Đặc biệt trong
thời gian 120 ngày đầu, kể từ ngày chịu tang: Con trai phải rải chiếu
nằm đất;
vợ chồng không được ngủ với nhau; con trai không được cắt
tóc, cạo râu; không được tham gia các lễ hội vui chơi giải trí; không
được đi chơi; không được lên nhà ai (trừ trường hợp có việc quan
trọng; nghiêm cấm đi dự việc cưới xin; không đi nhà ai chúc tết...Trong
thời gian chưa bỏ tang, vào dịp tết tháng 7 âm, các con đón thầy làm
lễ dâng quần áo, mũ, dầy, nếu có điều kiện thì dâng thêm cây tiền,
cây núi, con ngựa... cho bố, mẹ chết, người Nùng-Tày gọi là (lễ kỳ
yên). Lễ này làm vào trước ngày 14/7 âm (người Nùng ăn tết vào ngày
14/7 âm). Nghi lễ này, nếu làm đủ thì có 2 thầy, nếu làm thiếu chỉ
có 1 thầy đến cúng. Các con cháu làm xôi, bánh dầy (màu trắng), mang
gà đến góp và thịt 1 co lơn (nếu làm đủ) và thịt 3 con gà để
làm lễ cúng. Nếu làm thiếu chỉ cần thịt 3 con gà đặt bàn Nghi lễ
này chỉ con cháu trong gia đình, không mời khách.
Thủ tục bỏ tang:
- Bỏ tang đủ: Mổ lợn, thịt 3
con gà làm lễ, mở trống chiêng và có 2 thầy làm, làm từ tối hôm
trước đến trưa hôm sau. Con cháu làm có cây tiền, con ngựa, cây núi
cùng quần áo, mũ, dầy...để dâng người quá cố.Cuối cùng con cháu
chịu tang ngồi quây quần bên nhau, chiết khăn tang, thầy cầm que khấn
rồi gẩy khăn tang con, cháu ra khỏi đầu, kết thúc nghi lễ.
- Bỏ tang thiếu: nghi thức
làm cũng như bỏ tang đủ, cũng làm từ đêm hôm trước, nhưng chỉ có một
thầy, không mở thanh la, không cần thịt lợn, không cần cây tiền, cây
núi. Nói chung giảm bớt phần đồ cúng và vì thế nghi lễ có giảm
bớt hơn.
Vi Đức Hồi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét